Giới thiệu báo chí Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin đồ họa trên báo điện tử pháp và gợi ý cho việt nam (Trang 39 - 46)

1.6.1. Báo chí truyền thơng Pháp

Giai đoạn trước Cách mạng Pháp (1789)

Trước khi máy in được phát minh (1438), giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, thơng tin tại Pháp được phát đi chủ yếu nhờ truyền miệng, thư tín hoặc các tấm áp-phích. Sau đĩ, vào thời Trung cổ, sự ra đời của cơng nghệ in đã đặt nền tảng cho sự phát triển của báo giấy. Năm 1631, tờ báo in đầu tiên của Pháp cĩ tên là

La Gazette được xuất bản. Cùng lúc đĩ, chế độ kiểm duyệt báo chí ra đời. Báo chí chủ yếu phục vụ cho tầng lớp quý tộc trong xã hội và nĩ khơng được phép in bất cứ cái gì nếu chưa cĩ sự đồng ý của cơ quan kiểm duyệt hoặc cảnh sát.

Vào thế kỷ XVII, báo chí bắt đầu phục vụ nhiều hơn cho lợi ích của cơng chúng. Tuy nhiên, nĩ vẫn bị kiểm sốt chặt chẽ bởi chế độ kiểm duyệt. Theo chế độ này, nội dung sách báo khơng được chống lại tơn giáo, nhà vua, nhà nước và hình phạt cao nhất cho tội này là tử hình. Trong thời kỳ từ năm 1660 đến năm 1775 đã cĩ 8700 nhà báo Pháp bị tử hình. Cũng trong thế kỷ XVII, báo chí khơng chỉ cịn phát hành theo quý, theo tháng mà những tạp chí tuần đầu tiên cũng đã xuất hiện. Một số tờ báo được phát hành bí mật (trốn kiểm duyệt). Duy nhất chỉ cĩ ba tờ báo được cơng khai xuất bản lúc đĩ là La Gazette, Le Journal des Savants và tờ Le Mercure Galant.

Hính 1.10. Hính ảnh tờ báo La Gazette được phát hành ngày 09/2/1683

Đến thế kỷ thứ XVIII, những tờ nhật báo đầu tiên tại Pháp đã xuất hiện với dấu mốc là tờ Le Journal de Paris (1777). Tính đến năm 1787, tại Pháp đã cĩ 50 tờ báo được xuất bản ở Paris và 30 tờ báo được xuất bản tại ở địa phương. Ngồi ra, đã cĩ một số tờ báo được nhập khẩu trong thời kỳ này.

Giai đoạn sau Cách mạng Pháp

báo chí ra đời đã đẩy mạnh sự gia tăng số lượng các tờ báo trong khoảng thời gian ngắn, từ năm 1789 đến năm 1800 là 1400 tờ báo.

Tuy nhiên, sang đầu thế kỷ XIX, báo chí Pháp chủ yếu phục vụ cho mục đích tuyên truyền chính trị của giới cầm quyền. 60 tờ báo bị cắt bỏ và các cơ quan báo chí mới bị cấm ra đời trong thời kỳ này. Đến năm 1826, tờ Le Figaro ra đời tại Paris và đây là một trong ba nhật báo quốc gia (cùng với Le Monde, Libération) lớn nhất tại Pháp hiện nay.

Phải đến năm 1858, thời kỳ phát triển đỉnh cao của báo in Pháp chính thức bắt đầu. Báo chí gần như được tự do hồn tồn. Tại Paris, bốn tờ báo cĩ số lượng phát hành trên một triệu bản mỗi ngày là Le Petit Journal, Le Petit Parisien, Le Matin Le Journal.

Nhật báo La Croix, tờ báo được sáng lập bởi một nhĩm những thành viên của Hội thánh Cơng giáo và thuộc sở hữu của tập đồn Bayard Presse, ra đời cuối thế kỷ XIX (ngày 15 tháng 6 năm 1883) vẫn tồn tại đến tận bây giờ.

Ngay từ những ngày đầu phát hành, nhật báo La Croix đã tìm cách thốt khỏi dịng báo bảo thủ và dịng báo theo xu hướng chống Cách mạng thời đĩ. Tờ báo đã chọn cách phát hành rộng rãi cho cơng chúng với giá chỉ 5 cent/tờ trong khi các tờ báo lớn của Cơng giáo lúc đĩ đều hướng tới đối tượng mục tiêu – tầng lớp quý tộc trong xã hội phong kiến. Trong nhiều năm đầu sau khi ra mắt cơng chúng, La Croix

phát hành đồng thời hai bản: bản thứ nhất cĩ khổ nhỏ phát hành định kỳ dành cho nhĩm cơng chúng đại trà; bản thứ hai khổ lớn ra hàng ngày phục vụ cho nhĩm cơng chúng cĩ trình độ cao hơn với nhiều khắt khe về thơng tin hơn.

Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, báo in bắt đầu gặp khĩ khăn do gặp phải sự thiếu hụt về tài chính, nhân lực và đặc biệt vấp phải sự cạnh tranh của phát thanh và truyền hình. Sau năm 1945, trung bình mỗi năm cĩ hai tờ báo in biến mất tại Pháp. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, nhật báo địa phương Miền tây nước Pháp với tên gọi Ouest-France đã xuất bản số đầu tiên vào ngày 07 tháng 6 năm 1944. Paul Hutin-Desgrées là người đã sáng lập ra Ouest-France dưới sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo Cộng hịa theo Cơ đốc giáo như Georges Bidault, Pierreb-Henri Teitgen và Francisque Gay. Tờ báo được xuất bản ở Rennes và được phát hành chủ

yếu tại miền Tây nước Pháp, Paris cũng như tại một số nước trong Cộng đồng Pháp ngữ (Francophone).

Cũng vào năm 1944, nhật báo quốc gia Le Monde đã phát hành số báo đầu tiên vào ngày 18 tháng 12. Đây là nhật báo hàng đầu tại Pháp và cĩ uy tín chính trị rất lớn tại quốc gia châu Âu này.

Cũng trong khoảng thời gian này, hình ảnh đồ họa bắt đầu xuất hiện dưới nhiều hình thức hơn trên báo chí Pháp (một trong những tấm bản đồ đầu tiên xuất hiện trên trang nhất Le Monde là vào ngày 8 tháng 8 năm 1945 trong vai trị thể hiện hình ảnh của con tàu Verors). Từ năm 1988, nhiều trung tâm sản xuất TTĐH được ra đời tại Pháp, như IDÉ, AP, AFP… nhằm đáp ứng một phần nhu cầu đặt hàng TTĐH của các cơ quan báo chí trong nước và sau này là ở cả nước ngồi.

Vào cuối thế kỷ XX, để cĩ thể tồn tại được, các tờ báo in chuyển dịch dần vào việc phát triển các phiên bản điện tử với nhiều hình ảnh hơn, bài viết ngắn hơn… Vào năm 2002, sự thành cơng của những nhật báo quốc gia phát miễn phí (20 Minutes, Métro) sống hồn tồn nhờ quảng cáo đã dấy lên sự lo ngại của những tờ báo trả tiền.

Chẳng hạn, sự xuất hiện của tờ 20 Minutes vào năm 2002 giống như “một phương tiện truyền thơng mới bổ sung vào báo chì truyền thống”. Cơng chúng mục tiêu của tờ báo chính là thế hệ độc giả mới – đã quen với dạng thơng tin tổng hợp, thơng tin trên truyền hình – phát thanh và thuộc nhĩm độc giả khơng đọc báo trả tiền. Nội dung tin tức trên 20 Minutes khơng cĩ khuynh hướng đảng phái. Hầu như các bài viết đều rất ngắn gọn và khơng đưa ra các ý kiến bình luận.

Để đối phĩ với báo miễn phí, các tờ báo lớn như Le Monde, Le Figaro đã phát triển các ấn phẩm chuyên đề như Le Figaro magazine, Le Monde 2 với nội dung tập trung vào các vấn đề xã hội hoặc giải trí. Ngồi ra, một số tịa soạn bỏ hẳn báo giấy và chỉ duy trì báo điện tử (Rue 89, Bakchich…).

1.6.2. Báo điện tử Pháp

Đi cùng với cơn khủng hoảng trầm trọng của báo in tại Pháp, báo điện tử đã phát triển nhanh chĩng vào đầu thế kỉ XXI. Hiện nay, phần lớn hệ thống báo điện tử của Pháp được hình thành từ phiên bản nối dài từ báo in, cĩ rất ít báo điện tử hoạt động độc lập.

Các tờ báo điện tử đầu tiên của Pháp xuất hiện từ cuối năm 1995 là

Liberation.frLemonde.fr. Đây là các trang điện tử của hai nhật báo hàng đầu tại Pháp là LibérationLe Monde.

Libération chính thức đưa địa chỉ website của tờ báo đi vào hoạt động ngay sau khi ra mắt tuần báo Cahier Multimédia phát hành vào thứ năm. Liberation.fr

cung cấp hình ảnh trang nhất của nhật báo, những vấn đề được quan tâm trên tạp chí

Cahier Livres và các chuyên mục. Đặc biệt, chuyên mục Multimédia với những bài viết đăng trên Cahier Multimédia và với những tài liệu lưu trữ từ những số báo trước là địa chỉ khơng thể thiếu cho những ai muốn cập nhật tin tức mới nhất qua internet.

Trên địa chỉ website của tờ Le Monde, người ta thấy hình ảnh đồ họa giới thiệu trang nhất của nhật báo. Nĩ được đưa lên báo điện tử Lemonde.fr vào 13 giờ hàng ngày. Đồng thời, phần nội dung giới thiệu các bài viết bên trong nhật báo cũng được đưa lên website trước 17 giờ hàng ngày. Ngồi ra, nội dung của Lemonde.fr

cịn bao gồm các tin tức thời sự được hợp tác với AFP; các chuyên mục về tài chính, sách, đa phương tiện và thể thao. Để đọc được tồn bộ nội dung các bài viết trên Lemonde.fr, độc giả sẽ phải trả 5 franc mỗi ngày, ít hơn 30% so với báo in lúc đĩ cĩ giá là 7,5 franc. Tuy ban đầu, chỉ được ra đời từ một bộ phận của tịa soạn Le Monde nhưng chỉ sau 10 năm, Lemonde.fr đã tăng số lượng bạn đọc rất nhiều với 1,5 triệu lượt truy cập mỗi ngày, nhiều hơn cả báo in.

Vào tháng 9 năm 1996, L’Humanité trở thành nhật báo Pháp đầu tiên đưa tồn bộ nội dung báo in lên địa chỉ website Humanite.fr. Các bài viết được sắp xếp theo từng chuyên mục cụ thể và được đẩy lên từ 10 giờ đến 11 giờ trưa hàng ngày, trừ L'Humanité phát hành ngày thứ bẩy sẽ được đẩy nội dung lên báo điện tử vào thứ hai. Việc lưu trữ tài liệu là hồn tồn tự động.

Theo một khảo sát cơng chúng tại Pháp của One Global – ACPM được cơng bố đầu năm 2017, 74% cơng chúng Pháp (tức là 38,4 triệu người) đọc ít nhất một tờ báo điện tử mỗi tháng. Điện thoại di động vượt lên trước máy tính để trở thành phương tiện đọc báo điện tử được ưa thích nhất với 41% tổng số người tham gia khảo sát. Trong khi đĩ, chỉ cĩ 19% độc giả cĩ thĩi quen truy cập báo điện tử qua máy tính bảng. Tuy nhiên, báo điện tử khơng khiến báo in biến mất mà theo kết quả khảo sát, vẫn cĩ 45% cơng chúng Pháp chuyên cập nhập tin tức hàng ngày qua báo giấy.

Hiện nay, cĩ thể điểm tên những nhật báo quốc gia và nhật báo vùng hàng đầu tại Pháp cĩ địa chỉ website thu hút rất đơng độc giả, như: Le Monde, Le Figaro, 20 Minutes, La Tribune, Le Parisien, France Soir, Libération, L’Humanité, La Montagne, Ouest-France, La Voix du Nord… Trong đĩ, 20 MinutesMétro là hai tờ báo điện tử được đọc miễn phí tại Pháp (nhật báo 20 MinutesMétro cũng là hai tờ báo quốc gia duy nhất được phát miễn phí). Ngồi ra, theo khảo sát của One Global – ACPM, Le Figaro là báo điện tử được đọc nhiều nhất trên máy tính, nhưng trên thiết bị di động lại thuộc về Télé Loisirs, trong khi trang web nấu ăn Marmiton

được đọc nhiều nhất trên máy tính bảng.

Ngồi phát triển các ứng dụng đọc báo trên điện thoại di động và máy tính bảng, xu hướng chung ngày nay của đa số các tịa soạn báo điện tử Pháp là sử dụng mạng xã hội để giới thiệu, tạo sức lan tỏa cho các bài viết tới người đọc trên mạng và để quảng cáo. Chẳng hạn như, theo báo cáo của Graphystories vào tháng 2 năm 2016, gần 2 triệu tài khoản Twitter và hơn 1,7 triệu tài khoản Facebook theo dõi thường xuyên trang mạng xã hội của 20 Minutes. Nhờ số lượng người theo dõi đơng đảo trên, 20 Minutes trở thành phương tiện truyền thơng đạt được lượng tương tác hàng ngày cao nhất trên các trang mạng xã hội tại Pháp.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chương 1 với tiêu đề Cơ sở lý luận về thơng tin đồ họa trên báo điện tử đã giải quyết được một số vấn đề lý luận sau: các khái niệm liên quan đến đề tài; các dạng TTĐH và các hình thức thể hiện của TTĐH; đặc điểm của báo điện tử và những đặc trưng của TTĐH trên báo điện tử; giới thiệu tổng quan về báo chí Pháp.

TTĐH chính là một trong những cơng cụ đưa tin của báo chí cĩ khả năng biến khối dữ liệu khổng lồ thành các hình ảnh đồ họa ở mọi chủ đề thơng tin được cơng chúng quan tâm. Nĩ chính là một hoạt động thiết kế thẩm mỹ mang bản chất truyền thơng; là dạng ngơn ngữ phi văn tự, thơng tin trực quan; cĩ khả năng thể hiện nhiều thơng tin trong một khơng gian nhỏ; cĩ tính hàm ý, ẩn dụ; cĩ thể phục vụ tất cả các mảng thơng tin. Hiện nay, trên báo chí cĩ ba dạng TTĐH là: TTĐH truyền thống, TTĐH tương tác và video TTĐH. Duy nhất chỉ cĩ báo điện tử là tồn tại cả ba dạng nĩi trên nhờ khả năng đa phương tiện, tính tương tác và khả năng lưu trữ dữ liệu, tính năng “mở” của khơng gian bài viết trên phương tiện truyền thơng đại chúng này.Về hình thức thể hiện, dù là ở dạng nào, TTĐH cũng được trình bày dưới một trong những hình thức sau: biểu đồ, đồ thị, bản đồ, sơ đồ, bảng, hình ảnh minh họa.

Từ những lý luận về TTĐH đã trình bày ở trong Chương 1, nhìn nhận được giá trị và vai trị của TTĐH đối với báo chí nĩi chung và báo điện tử nĩi riêng, chính là cơ sở tiền đề để người thực hiện luận văn tiếp tục trình bày Chương 2 về thực trạng sử dụng TTĐH trên báo điện tử La Croix, 20 Minutes và Ouest-France.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THƠNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ LA CROIX, 20 MINUTES VÀ OUEST-FRANCE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin đồ họa trên báo điện tử pháp và gợi ý cho việt nam (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)