Tổng quan chung về huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lễ hội thờ thánh gióng trong đời sống tinh thần của người dân huyện sóc sơn, hà nội hiện nay (Trang 52 - 57)

1.2. Tổng quan chung về huyện Sóc Sơn và đời sống tinh thần của ngƣời dân

1.2.1. Tổng quan chung về huyện Sóc Sơn, Hà Nội

- Đặc điểm về địa lý lịch sử:

Huyện Sóc Sơn là do 2 huyện Kim Anh, Đa Phúc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trƣớc đây hợp lại theo Quyết định của Chính phủ kí từ ngày 05/7/1977

và đƣợc chuyển về Hà Nội từ 01/4/1979. Huyện Sóc Sơn là vùng đất nằm ở

phía Bắc thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành Phố 35km. Là cửa ngõ thủ đô Hà Nội đi Tây Bắc - Việt Bắc, huyện Sóc Sơn có nhiều đƣờng giao thông huyết mạch chạy qua. Quốc lộ 2 từ Phù Lỗ đi Phúc Yên lên Tây Bắc. Quốc lộ 3 từ Bắc cầu Đuống qua Đông Anh đến Sóc Sơn lên Thái nguyên. Đƣờng quốc lộ 18, đƣờng cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đƣờng Hà Nội - Sân bay Nội Bài, đƣờng vành đai 4, đƣờng quốc lộ liên tỉnh 16,35. Đƣờng thủy là sông Cầu đi ra cảng Hải Phòng. Đặc biệt huyện Sóc Sơn còn có Sân bay quốc tế

Nội Bài và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua. Trung tâm

huyện lỵ (thị trấn Sóc Sơn) nằm trên trục đƣờng quốc lộ 3 và đƣờng Đa Phúc, đƣờng Núi Đôi thuộc phần đất của 2 xã Phù Linh và Tiên Dƣợc trƣớc kia. Với địa hình có các đầu mối giao thông các địa phƣơng nhƣ vậy, nên Sóc Sơn chịu ảnh hƣởng văn hoá tín ngƣỡng của các vùng miền.

Huyện Sóc Sơn hiện nay có 25 xã và 01 thị trấn, diện tích tự nhiên 306,51 km2, Dân số 289.713 ngƣời, mật độ trung bình 942,2 ngƣời/km2. Thành phần dân số: ngƣời kinh chiếm đa số, các dân tộc ít ngƣời không đáng

kể, gồm dân tộc Tày, Thái, Hoa, Mƣờng, Nùng, Dao, Sán chỉ, Sán Dìu, Thổ. Mỗi dân tộc có tín ngƣỡng và văn hoá khác nhau dẫn đến đời sống tâm linh, tôn giáo đa thần của cƣ dân vùng Sóc Sơn.

Là vùng đất có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều bƣớc thăng trầm, nhiều lần thay đổi địa giới hành chính và tên gọi:

Huyện Đa Phúc, từ thời Trần đƣợc gọi là Tân Phúc, thời Minh gọi là

Tân Phúc thuộc Châu Bắc Giang. Đời Lê Hoằng Định (1600 - 1619) đổi thành Thiên Phúc rồi Thiên Phúc thuộc Châu Bắc Giang - lộ Bắc Giang; đến đầu nhà Nguyễn đổi thành Đa Phúc, thuộc phủ Bắc Hà, trấn Kinh Bắc; năm 1822 thuộc trấn Bắc Ninh, năm 1831 thuộc tỉnh Bắc Ninh, năm 1901 thuộc tỉnh Phúc Yên.

Mảnh đất Sóc Sơn là nơi có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa. Nơi đây vị anh hùng huyền thoại Thánh Gióng - một trong “Tứ bất tử” của Thần đất Việt. Ghi dấu công đức của ngƣời anh hùng cứu nƣớc, nhà vua dã phong cho ông là Phù Đổng Thiên Vƣơng. Nhân dân đã lập đền thờ Ông ở chân núi Sóc và hàng trăm địa danh khác trong huyện. Ngoài làng Vệ Linh thờ vị anh hïng làng Gióng, trên mảnh đất Sóc Sơn hïng vĩ này còn thờ nhiều vị anh hùng dân tộc khác. Năm 1076 thời Lý Nhân Tôn, vùng đất Sóc Sơn - Mê Linh ngày nay có phòng tuyến sông Nhƣ Nguyệt đã chứng kiến tài chí thao lƣợc thủy bộ của quân ta do Lý Thƣờng Kiệt chỉ huy đánh bại cuộc tấn công của 30 vạn quân Tống.

Ngày nay, dƣới sự lãnh đạo của Đảng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhân dân Sóc Sơn vừa trực tiếp, vừa gián tiếp góp sức ngƣời, sức của cho Tổ quốc, góp phần làm nên chiến công oanh liệt. Chính vì vậy huyện Kim Anh cũ, một phần của huyện Sóc Sơn ngày nay, huyện Sóc Sơn và 17 xã trong huyện đã đƣợc nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân.

Là mảnh đất có bề dày lịch sử, Sóc Sơn cũng là vùng đất có truyền thống văn hóa, hiếu học. Thời phong kiến khoảng 5 thế kỷ (từ thế kỷ XV trở đi) đã có 12 ngƣời đỗ đại khoa, gồm 4 hoàng giáp, 8 đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân. Với trên 400 di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng kháng chiến, trong đó 39 di tích đƣợc xếp hạng gồm các đình, đền, chùa,... (16 di tích cấp quốc gia, 32 di tích cấp thành phố).

Trên địa bàn huyện Sóc Sơn có gần 100 lễ hội truyền thống. Công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo lễ hộ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thuần phong mỹ tục của địa phƣơng. Các sinh hoạt lễ hội bƣớc đầu có nề nếp, tiêu biểu nhất là lễ hội §ền Sóc Sơn. Việc sƣu tầm nghiên cứu, giới thiệu các di sản văn hóa phi vật thể đƣợc quan tâm đúng mức. Năm 2009, đã tổ chức nghiên cứu sƣu tầm lễ hội đền Sóc Sơn và trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Huyện đã tổ chức biên soạn cuốn sách lịch sử Đảng bộ huyện và cuốn sách lịch sử Đảng bộ của 26 xã, thị trấn. Ngành giáo dục đã đƣa giảng dạy truyền thống lịch sử của quê hƣơng Thánh Gióng vào các cấp học. Với những đặc điểm về văn hoá lịch sử nhƣ vậy chúng ta có thể tin tƣởng nếu hoạt động QLNN về tôn giáo biết khơi dậy truyền thống tốt đẹp của Sóc Sơn và phát huy những mặt tích cực của tôn giáo sẽ góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của huyện Sóc Sơn mà Thành phố giao cho.

- Đặc điểm kinh tế - xã hội:

Trong những năm qua , đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy, HĐND, UBND, các ban, ngành của Thành phố; sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy Sóc Sơn, sự chủ động trong điều hành của UBND huyện, sự nỗ lực của toàn bộ Đảng bộ và nhân dân nên kinh tế của huyện liên tục tăng trƣởng khá, cơ cấu chuyển dịch theo hƣớng tích cực, giá trị các ngành luôn đạt và vƣợt chỉ tiêu đề ra. Các giá trị sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 2,64 %/năm, giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác năm 2010 đạt 86

triệu đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời là 18,1 triệu đồng/ngƣời/năm, bƣớc đầu đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung nhƣ vùng chè tại xã Bắc Sơn, Nam Sơn; vùng cây ăn quả tại xã Phú Minh, Phú Cƣờng, Thanh Xuân, Hiển Ninh, Nam Sơn, Bắc Sơn...; vùng hoa nhài tại các xã Đông Xuân, Phù Lỗ; vùn rau an toàn tại các xã Thanh Xuân, Đông Xuân, Xuân Giang, Việt Long...Sản lƣợng các cây trồng đều gia tăng, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, chăn nuôi thủy sản ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp.

Sóc Sơn là một huyện miền trung du, đất đai vừa có phần đồi núi, vừa có phần đồng bằng nên sự gieo trồng có thể phát triển đa dạng. Sóc Sơn có ƣu thế về cây công nghiệp nhƣ thuốc lá, lạc, đậu tƣơng, chè…; khá phong phú về cây lƣơng thực nhƣ lúa, ngô, khoai mà vẫn còn đất dành cho cây thực phẩm nhƣ khoai tây, rau, đậu…và các cây làm thuốc. Sóc Sơn cũng là huyện có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, chăn nuôi gia súc… Những năm gần đây, kinh tế của Huyện đã phát triển một cách ổn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ (64%- 24,4% - 11,6%) sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp (41,4% - 33,5% - 25,1%); kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội đã đƣợc chú trọng đầu tƣ, đời sống của nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm một cách đáng kể, góp phần ổn định an ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn Huyện.

Trình độ văn hóa và kỹ năng sản xuất của lao động nông thôn có nhiều tiến bộ, số lao động qua đào tạo đạt 28,71%. Là huyện đƣợc công nhận phổ cập lao động giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ hộ nghèo đến đầu năm 2011 theo tiêu chuẩn mới là 15,04%.

Hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn nhiều năm qua đƣợc đầu tƣ ngày càng đáp ứng tốt hơn cho sự phát triển kinh tế phục vụ tốt hơn đời sống nhân dân. Tính đến hết năm 2010, đã cứng hóa đƣợc trên 60% đƣờng nông thôn; kiên cố hóa 100% trƣờng học các cấp, 100% trạm y tế. Hệ thống công

trình thủy lợi đã đảm bảo tƣới tiêu chủ động trên 70% diện tích sản xuất nông nghiệp, 100% số xã có hệ thống điện lƣới quốc gia, 100% số xã có hệ thống truyền thanh, hệ thống thông tin liên lạc, bƣu điện phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn hạn chế, tỷ lệ đƣờng giao thông thôn xóm, đƣờng nội đồng chƣa đƣợc cứng hóa còn cao, tỷ lệ kênh mƣơng chƣa đƣợc cứng hóa còn thấp; trang thiết bị phục vụ cho công tác y tế, giáo dục còn hạn chế

Năm 2015, Huyện Sóc Sơn triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh còn nhiều khó khăn. Song, kinh tế của huyện vẫn duy trì mức tăng trƣởng khá, đạt kế hoạch đề ra và tăng trƣởng cao hơn năm 2014. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tăng 9,4%, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong đó, công nghiệp và xây dựng tăng 9,6%; Thƣơng mại dịch vụ tăng 12,5%; Nông - lâm - thủy sản tăng 3,3%. Cơ cấu kinh tế do huyện quản lý chuyển dịch tích cực và đúng hƣớng. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 29,8 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng 12,87%; giá cả thị trƣờng ổn định, lạm phát đƣợc kiểm soát; an sinh xã hội đƣợc đảm bảo. Huyện có thêm 7 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Năm trật tự và văn minh đô thị đƣợc tập trung chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt và đạt đƣợc kết quả tích cực; Giáo dục, văn hóa, y tế có nhiều tiến bộ. An ninh chính trị đƣợc giữ vững, trật tự xã hội đƣợc đảm bảo. Năm 2015, 33/34 chỉ tiêu đạt và vƣợt so với kế hoạch đặt ra, (trong đó hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức 15/15 chỉ tiêu Thành phố giao.

Về giao thông, Sóc Sơn từ lâu đã thành lập công ty vận tải đƣờng sông, mua sắm và chế tạo các tàu phà sông, biển. Sóc Sơn còn có ƣu thế về đƣờng hàng không vì có sân bay quốc tế Nội Bài mở ra nhiều khả năng về lƣu thông và dịch vụ. Nhờ lợi thế của cả ba mặt giao thông: hàng không, đƣờng sông và đƣờng bộ và do tiếp cận với ba vùng kinh tế đô thị là Hà Nội, Thái Nguyên, Việt Trì; Sóc Sơn có triển vọng trở thành một trung tâm kinh tế phồn thịnh. Trong sự nghiệp xây dựng cấp huyện hiện nay, Sóc Sơn đang vƣơn lên từng

bƣớc xây dựng huyện trở thành đơn vị kinh tế nông - công - lâm nghiệp và pháo đài quân sự, trở thành huyện giàu mạnh ở phía bắc thủ đô Hà Nội.

Trình độ quản lý năng lực lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị trên cơ sở trong những năm qua đã đƣợc nâng lên một bƣớc. Song ở một số nơi vai trò lãnh đạo của chính quyền hiệu lực chƣa cao. Một số chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc chậm đƣợc cụ thể hóa hoặc đƣợc triển khai chƣa hiệu quả. Việc huy động nguồn lực đầu tƣ phát trieernkinh tế - xã hội và phục vụ ngân sách Nhà nƣớc chƣa phát huy đƣợc hết tiểm năng của địa phƣơng và nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lễ hội thờ thánh gióng trong đời sống tinh thần của người dân huyện sóc sơn, hà nội hiện nay (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)