Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lễ hội thờ thánh gióng trong đời sống tinh thần của người dân huyện sóc sơn, hà nội hiện nay (Trang 87 - 115)

2.2. Một số khuyến nghị để phát huy những giá trị và hạn chế những mặt trái của

2.2.2. Một số khuyến nghị

Ngày nay, hội Gióng đã đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể mang giá trị nhân loại để di sản ấy không bị bào mòn, bị mất đi thì chúng ta cần thiết phải có cơ chế bảo vệ và chiến lƣợc phát triển hợp lý đƣợc xây dựng trên tinh thần tôn trọng di sản.

Di tích lịch sử, văn hoá đền Sóc (đền Gióng) – Sóc Sơn đã và đang lƣu giữ đƣợc những giá trị lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc văn hoá tiêu biểu thể hiện sâu sắc truyền thống của vùng quê Sóc Sơn. Những giá trị đó sẽ trở thành tiềm năng to lớn góp phần thúc đẩy du lịch nơi đây ngày càng phát triển. Trong những năm qua việc trông coi bảo vệ di tích vẫn đƣợc xác định là nhiệm vụ chủ yếu tại đây. Vì phải bảo vệ một quần thể di tích đƣợc xếp hạng cấp Nhà nƣớc tại địa bàn rừng núi, địa bàn phức tạp, trong khu di tích còn rất nhiều tài sản quý có giá trị văn hoá cần đƣợc bảo vệ, quản lý theo một quy trình nghiêm ngặt.

Trƣớc tiên, muốn bảo tồn lễ hội thì cần bảo vệ cơ sở vật chất cho sự tồn tại của lễ hội mà ở đây là khu di tích đền Sóc. Giữ gìn di sản vật thể này là giữ gìn không gian văn hóa của lễ hội và cần thiết phải mở rộng không gian này để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng phát triển của lễ hội. Hiện nay, các khu vực dịch vụ phục vụ trong dịp lễ hội còn rất yếu kém và không đáp ứng đủ nhu cầu cho du khách đến với đền Sóc trong dịp lễ hội, nhƣ: khu gửi xe, khu vệ sinh, khu nghỉ ngơi, giải trí...Vì vậy mà chất lƣợng phục vụ du khách ở đây chƣa đƣợc nâng cao.

Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng trong khu vực di tích cũng rất đƣợc quan tâm, đặc biệt là hệ thống dƣờng giao thông dẫn vào khu di tích, các tuyến đƣờng tham quan, đi lại trong khu di tích đƣợc thiết kế phù hợp với tính chất lịch sử của di tích, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy giá trị của di tích. Các công trình phục vụ nhƣ : bãi đỗ xe, quán ăn, công trình vệ sinh, cửa hàng bán đồ lƣu niệm đƣợc bố trí tránh không làm ảnh hƣởng, làm gây ô nhiễm môi trƣờng và phù hợp với cảnh quan của khu di tích. Cơ sở vật chất trong khu di tích : trung tâm quản lý khu di tích, nhà tiếp khách, hệ thống thu gom rác thải, hệ thống phòng cháy chữa cháy … đƣợc xây dựng ngoài khu bảo vệ di tích không làm ảnh hƣởng đến cảnh quan của di tích.

Thứ hai, Công tác nghiên cứu và sƣu tầm tài liệu liên quan đến hội Gióng cũng cần đƣợc đặc biệt chú trọng. Chúng ta phải thừa nhận rằng rất nhiều mảnh ghép của lịch sử đã bị rơi vãi và rất khó để có đƣợc một bức tranh hoàn chỉnh về hội Gióng ở Sóc Sơn. Hiện nay, do sự thay đổi quá nhanh của xã hội nhiều nghi thức trong lễ hội có nguy cơ bị phai mờ, hình thức hóa, nhiều thôn làng bỏ tục lễ vọng. Vì thế rất cần thiết phải có sự vào cuộc của các cơ quan chuyên nghành, các nhà nghiên cứu, khoa học để khôi phục lại đầy đủ lễ hội truyền thống, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị lâu dài.

Xây dựng một chƣơng trình quảng cáo phù hợp, hoàn thiện : khi đã xác định đƣợc sản phẩm đặc trƣng cần phải xác định đƣợc hình ảnh riêng có cho sản phẩm của mình và phải giới thiệu đƣợc hình ảnh đó đến khách du lịch tạo cho họ ấn tƣợng tốt đẹp về du lịch văn hoá tâm linh của lễ hội đền Gióng. Nên xây dựng, thiết kế một bộ bƣu ảnh hoàn chỉnh về di tích lịch sử văn hoá cũng nhƣ về lễ hội ở đền Gióng – Sóc Sơn . Biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lƣợng và các thông tin chính xác về lễ hội để giới thiệu cho du khách về con ngƣời, cảnh quan, tài nguyên du lịch lễ hội.

Công tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội với du khách thập phƣơng bằng mọi hình thức không thể bị coi nhẹ. Đây chính là nhịp cầu dẫn dắt mọi ngƣời đến với lễ hội. Cần tận dụng mọi hình thức quảng bá, thông qua các phƣơng tiện truyền thông, báo chí, cuộc thi, tổ chức sự kiện...

Thứ ba, đẩy mạnh việc giáo dục các thế hệ trẻ, những ngƣời trực tiếp tham ra vào lễ hội đền Sóc để họ có ý thức tiếp nhận, trân trọng và ý thức lƣu giữ, trao truyền di sản.

Huyện Sóc Sơn có nhiều lễ hội lớn, nhỏ khác nhau đƣợc mở ra hằng năm. Để cho lễ hội đền Sóc (đền Gióng) – Sóc Sơn phát huy triệt để các ƣu thế của mình góp phần tạo dựng một lối sống lành mạnh nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng đƣợc nhu cầu hƣởng thụ văn hoá của quần

chúng nhân dân, các cơ quan đoàn thể và các cán bộ Đảng viên không những vừa phải củng cố tăng cƣờng vừa phải cải tiến việc chỉ đạo lễ hội thông qua việc định hƣớng tổ chức tuyên truyền, giáo dục tích cực, tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc triển khai những chỉ thị, nghị quyết, các chính sách, quy chế về lễ hội, có biện pháp chỉ đạo cụ thể để các chủ truơng đó thực sự đi vào lòng dân.

Thứ tƣ, rất nhiều du khách tham dự hội Gióng hàng năm đều phàn nàn rằng bên cạnh các lễ rƣớc rất độc đáo và hoành tráng của lễ hội thì phần hội còn quá nghèo nàn và không hấp dẫn. Ngƣời ta đến với hội không chỉ để thực hiện các nghi lễ tâm linh mà còn để vui chơi, giải trí. Vì vậy, BTC lễ hội cần làm phong phú phần hội bằng việc tổ chức nhiều trò chơi dân gian, mở rộng không gian cho các trò chơi truyền thống, biến đây thành điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với lễ hội khi mà con ngƣời đang bị bão hòa bởi những trò chơi hiện đại.

Cần có các phƣơng thức khai thác, lƣu giữ những giá trị nghệ thuật truyền thống, các trò chơi dân gian, đa dạng hoá hình thức hoạt động văn hoá nghệ thuật làm cho lễ hội ngày càng hấp dẫn du khách. Cần chú trọng đầu tƣ các phƣơng tiện thông tin đại chúng để quảng bá rộng rãi cho việc mở hội, giữ cảnh quan thiên nhiên và vệ sinh môi trƣờng xanh, sạch, đẹp. Phải biết kết hợp du lịch sinh thái với du lịch tham quan lễ hội, tham quan di tích lịch sử văn hoá gắn liền với lễ hội.

Thứ năm, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định của sự phát triển nên cần phải có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua các chƣơng trình: đào tạo mới, đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có, tuyển chọn, tiếp nhận những sinh viên tốt nghiệp có chuyên ngành, bổ sung đội ngũ cán bộ có trình độ, có chuyên môn, nghiệp vụ.

Về hƣớng dẫn viên du lịch: có vai trò rất quan trọng trong việc truyền đạt thông tin về vẻ đẹp, những giá trị văn hoá ẩn chứa trong lễ hội đến du

khách. Nên đào tạo những hƣớng dẫn viên du lịch ngƣời địa phƣơng. Bởi họ là những ngƣời thông thuộc địa hình, dân cƣ địa phƣơng, hơn thế họ sẽ là những hƣớng dẫn viên địa phƣơng có kiến thức, chiều sâu về điểm đến du lịch. Hơn nữa đối với khách du lịch thì một điểm đến du lịch sẽ thú vị hơn nhiều khi đƣợc nghe chính những con ngƣời nơi đó giới thiệu về quê hƣơng mình.

Đồng thời để lễ hội đền Sóc Sơn thực sự trở thành một sự kiện văn hoá quan trọng , hấp dẫn du khách hơn nữa đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngành văn hoá, đặc biệt là các nhà tổ chức lễ hội phải có sự hiểu biết sâu rộng về lễ hội, các nghi thức, trò diễn trong lễ hội.

Bên cạnh đó cũng đòi hỏi công tác tổ chức lễ hội phải mang tính chuyên nghiệp, hoành tráng, xứng tầm với một lễ hội quy mô quốc gia. Để làm tốt nhiệm vụ này cần thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá, phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ, nhân viên làm việc tại khu di tích.

Tiểu kết chƣơng 2.

Lễ hội thờ Thánh gióng có vai trò to lớn với việc giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống của ngƣời dân huyện Sóc Sơn cũng nhƣ những giá trị nghệ thuật sâu sắc. Khi tham gia vào lễ hội, con ngƣời đƣợc nghe những bậc tiền bối kể lại những trang sử hào hùng, truyền thuyết chống giặc ngoại xâm của Thánh Gióng, con cháu đời nay càng thêm tự hào. Khi tham gia lễ hội, đƣợc nghe kể về truyền thuyết của Thánh Gióng, đƣợc hoà mình vào các nghi lễ và hoạt động vui chơi của lễ hội đã giúp củng cố đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn, tinh thần yêu nƣớc của dân làng. Tham gia vào lễ hội, mọi ngƣời còn đƣợc xem các tích, các loại hình nghệ thuật, ca múa nhạc, đƣợc ngắm nhìn những biểu tƣợng vô cùng đặc sắc đƣợc làm từ bàn tay khéo léo, tài hoa của ngƣời dân huyện Sóc Sơn. Mỗi biểu tƣợng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Từ những giá trị to lớn của lễ hội thờ Thánh Gióng đối với nhân dân cả nƣớc nói chung, nhân dân Sóc Sơn nói riêng, là một hiện tƣợng văn hóa đƣợc bảo tồn, lƣu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ.

Để góp phần vào việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong tín ngƣỡng này thì giải pháp trƣớc mắt là phải tích cực tuyên truyền quảng bá cho du lịch lễ hội nơi đây đến du khách, giáo dục và nâng cao ý thức của ngƣời dân về vai trò của lễ hội, đồng thời nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Bên cạnh đó các giải pháp lâu dài là : chú trọng đến việc bảo tồn, tôn tạo di tích, tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động lễ hội…Để khai thác đƣợc du lịch lễ hội một cách tối ƣu nhất thì bản thân ngành du lịch của tỉnh, huyện phải khắc phục đƣợc những khó khăn, phát huy đƣợc những thế mạnh vốn có của mình.

Trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ gặp đƣợc nhiều cơ hội và thách thức nên việc nắm bắt đúng cơ hội là rất quan trọng. Vì vậy khu du lịch – di tích đền Sóc Sơn cần phải có những kế hoạch cụ thể để dự báo trƣớc tình hình

phát triển của du lịch trong thời gian tiếp theo. Hoạt động tổ chức một lễ hội đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo trong một thời gian dài, kịch bản phải đƣợc xây dựng một cách khoa học, hợp lý nhằm toát lên nét đẹp văn hoá của lễ hội, giữ đƣợc nguyên vẹn giá trị của lễ hội có nguồn gốc lịch sử hình thành từ xa xƣa. Có nhƣ vậy thì hoạt động du lịch dù có đƣợc tổ chức thƣờng niên vẫn thu hút đƣợc lƣợng khách du lịch đông đảo về thăm dự, thậm chí năm sau còn cao hơn năm trƣớc.

Cần giáo dục cho nhân dân ý nghĩa đích thực của lễ hội và các nghi lễ trong lễ hội, tránh hiện tƣợng quá cuồng tín dẫn đến chen lấn, xô đẩy một cách thiếu văn hóa để lấy các vật thiêng trong lễ hội. Lễ hội là một sinh hoạt tâm linh, vì vậy những cấm đoán các sinh hoạt gắn liền với lễ hội khó thực hiện đƣợc, điển hình nhƣ nghi thức “ rƣớc hoa tre” trong lễ hội, mọi ngƣời xô đẩy nhau để cƣớp hoa tre, thậm chí còn có yếu tố “bạo lực” trong nghi lễ này do mọi ngƣời quá mê tín rằng nếu cƣớp đƣợc hoa tre đã dâng Thánh sẽ có đƣợc may mắn tuyệt đối trong cuộc sống. Vấn đề đặt ra cho Ban tổ chức quản lý lễ hội là làm công tác tƣ duy và tâm linh cho ngƣời tham dự lễ hội sao để phù hợp với yếu tố linh thiêng trong lễ hội

“Ai đó nói rất hay và rất đúng rằng, lễ hội là một chân dung văn hóa tiêu biểu của cộng đồng. Bởi vậy, tăng cƣờng công tác nghiên cứu, hƣớng dẫn và quản lý lễ hội theo hƣớng tôn trọng các giá trị truyền thống, hƣớng thiện, tổ chức an toàn, nề nếp là yêu cầu đặt ra thƣờng xuyên đối với các cấp chính quyền, nhất là đối với các cơ quan văn hóa. Chỉ có nhƣ vậy thì mỗi khi đâu đó có lễ hội, mới rộn lên không khí náo nức, hăm hở và trang nghiêm của cả cộng đồng, mọi nhà, mọi ngƣời”.

Nếu làm đƣợc nhƣ vậy nhất định hội Gióng ở đền Sóc nói riêng và hội Gióng nói chung sẽ trở thành một viên ngọc quý trong kho tàng các di sản văn hóa của dân tộc.

KẾT LUẬN

Lễ hội truyền thống chính là dịp để con ngƣời giao lƣu, cộng cảm và trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và khát vọng cao đẹp, còn là cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, củng cố tinh thần cố kết dân tộc và tình yêu quê hƣơng đất nƣớc cùng niềm tự hào về gốc gác cuả mình.

“Dù ai đi ngƣợc về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mƣời tháng ba”.

Chính vì vậy mà lễ hội truyền thống bao giờ cũng có sức thu hút, mời gọi kì lạ đối với nhiều ngƣời, nhiều lứa tuổi. Ngƣời đến với lễ hội là đến với chốn linh thiêng cao cả, với tâm thức chân thành và thanh thản với khát vọng, ƣớc mong tốt lành.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, truyền thống lễ hội không hề bị mai một, ngƣợc lại thời gian nhƣ dòng sông Hồng qua năm tháng thì càng bồi đắp cho sự giàu có cho mảnh đất này. Lễ hội là minh chứng cho sức sống bền bỉ và dẻo dai của một dân tộc, mang trong mình dấu ấn lịch sử đậm nét.

Là mảnh đất có bề dày lịch sử, Sóc Sơn cũng là vùng đất có truyền thống văn hóa, hiếu học. Trên địa bàn huyện Sóc Sơn có gần 100 lễ hội truyền thống. Công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo lễ hội phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thuần phong mỹ tục của địa phƣơng. Các sinh hoạt lễ hội bƣớc đầu có nề nếp, tiêu biểu nhất là lễ hội Đền Sóc Sơn.

Lễ hội thờ Thánh gióng ở Sóc Sơn đƣợc tổ chức rất công phu với sự tham gia đông đảo của các thôn làng trên địa bàn huyện cũng nhƣ khách thập phƣơng. Các thôn làng chuẩn bị cho lễ hội khá kỹ lƣỡng. Mỗi một đoàn rƣớc lại lựa chọn ra những ngƣời đại diện tiêu biểu, các lễ phẩm chuẩn bị từ hàng tháng trƣớc khi lễ hội diễn ra.

Tham gia lễ hội, mọi ngƣời nhƣ đƣợc thỏa chí vui chơi, mọi lo toan gánh nặng cơm áo gạo tiền đƣợc gác lại một bên. Trải qua nhiều giai đoạn

lịch sử, lễ hội Gióng vẫn giữ đƣợc khá nguyên vẹn giá trị vốn có do các tiền bối sáng tạo và truyền lại. Đó là một trong những giá trị cốt yếu để hội Gióng xứng đáng đƣợc vinh danh trên toàn thế giới.

Giá trị nổi bật toàn cầu của hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tƣợng văn hóa đƣợc bảo tồn, lƣu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tƣởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nƣớc đƣợc thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Khi tham gia lễ hội Thánh Gióng, một tinh thần cao đẹp “uống nƣớc nhớ nguồn; thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”. Đây là một truyền thống nhân bản tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nó nhắc nhở mọi ngƣời khi đến với lễ hội công lao của cha ông ta xƣa kia đã chiến đấu nhƣ thế nào để bảo vệ dân tộc. Đây chính là dịp để nhân dân tƣởng nhớ công lao của cha ông. Đến với lễ hội, mọi ngƣời đƣợc hòa đồng với nhau, không phân biệt giàu - nghèo, địa vị xã hội... mọi ngƣời nhƣ thả hồn vào các lễ nghi cũng nhƣ những trò chơi vui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lễ hội thờ thánh gióng trong đời sống tinh thần của người dân huyện sóc sơn, hà nội hiện nay (Trang 87 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)