Vai trò của lễ hội thờ Thánh gióng đối với việc giáo dục đạo đức, xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lễ hội thờ thánh gióng trong đời sống tinh thần của người dân huyện sóc sơn, hà nội hiện nay (Trang 69 - 74)

2.1. Những biểu hiện vai trò của lễ hội thờ Thánh gióng trong đời sống tinh thần

2.1.1. Vai trò của lễ hội thờ Thánh gióng đối với việc giáo dục đạo đức, xây

đức, xây dựng lối sống của người dân huyện Sóc Sơn.

Con ngƣời - theo quan điểm Macxit - sẽ không thể tồn tại với tƣ cách là ngƣời nếu tách rời khỏi mối quan hệ với những ngƣời khác, với cộng đồng xã hội và với thế giới xung quanh. C. Mác đã viết : „„Nhƣng bản chất con ngƣời không phải là một cái trừu tƣợng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con ngƣời là tổng hoà những quan hệ xã hội‟‟[7;13]. Hệ thống các mối quan hệ đó không phải là cái gì trừu tƣợng, xa lạ mà đƣợc tạo nên bởi chính các hoạt động thực tiễn của con ngƣời, tức là do con ngƣời sản sinh ra. Đến lƣợt nó, sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội lại quy định đời sống xã hội và do đó quy định bản chất xã hội. Vì thế, Mác khẳng định rằng xã hội sản xuất ra con ngƣời với tính cách là con gƣời nhƣ thế nào thì nó cũng sản xuất ra xã hội nhƣ thế.

C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, tiêu chuẩn phân biệt con ngƣời với súc vật là ở chỗ, con ngƣời sản xuất ra những tƣ liệu sinh hoạt của mình, còn súc vật thì không làm đƣợc nhƣ vậy. Các ông viết: “Có thể phân biệt con ngƣời với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng đƣợc. Bản thân con ngƣời bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi

con ngƣời bắt đầu sản xuất ra những tƣ liệu sinh hoạt của mình”[7;29]. Quan

điểm thứ hai này là kết luận tất yếu suy ra từ quan điểm thứ nhất ở trên. Trƣớc đó, ngƣời ta thƣờng định nghĩa “con ngƣời là động vật có tƣ duy” hoặc

“ngƣời là động vật xã hội”. Những định nghĩa nhƣ vậy không sâu sắc bằng định nghĩa “con ngƣời là động vật sản xuất ra những tƣ liệu sinh hoạt của mình”. Với tƣ cách động vật sản xuất ra những tƣ liệu sinh hoạt của mình, con ngƣời bao giờ cũng là con ngƣời cụ thể, vì nó phụ thuộc vào điều kiện cụ thể

của việc sản xuất ra những tƣ liệu sinh hoạt: “Con ngƣời tạo ra hoàn cảnh đến

mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con ngƣời đến mức ấy”[7;55]. Chúng ta không thể đòi hỏi một ngƣời hoặc những ngƣời nào đó phải có những tƣ tƣởng (ý nghĩ, sự hiểu biết…) vƣợt ra ngoài điều kiện cụ thể mà họ sống, những điều kiện này, suy cho cùng, bị quy định bởi việc sản xuất ra những tƣ liệu sinh hoạt: “Hoạt động sống của họ nhƣ thế nào thì họ là nhƣ thế ấy. Do

đó, họ là nhƣ thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản

xuất ra cũng nhƣ với cách mà họ sản xuất. Do đó, những cá nhân là nhƣ thế

nào, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ”[7;30].

Trong khi tham gia các mối quan hệ xã hội, lối sống của con ngƣời cũng đƣợc hình thành, phát triển và có vai trò nhất định trong việc thâm nhập và tổng hòa các mối quan hệ xã hội của cá nhân. Một khi đã định hình đƣợc lối sống tức là con ngƣời thâm nhập và ở mức độ khác nhau đã tổng hòa đƣợc các mối quan hệ xã hội để hoạt động theo một định hƣớng giá trị nào đó. Lối sống chính là tổng hợp các hoạt động sống điển hình và ổn định đƣợc vận hành theo một bảng giá trị xã hội nào đó trong điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định.

Dƣới sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng, đời sống của ngƣời dân Hà Nội nói chung, Sóc Sơn nói riêng đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Con ngƣời sống năng động, thực tế hơn khi sản xuất hay làm bất cứ việc gì cũng lấy mục đích, hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu. Cơ chế thị trƣờng cũng thúc đẩy năng lực cá nhân và trí tuệ, tạo điều kiện cho tài năng phát triển, nuôi dƣỡng ý chí và bản

ngã con ngƣời. Con ngƣời sống có mục đích, nhân ái, kỷ luật, đồng cảm, biết chia sẻ, tinh thần ham học hỏi khoa học kỹ thuật.

Tuy nhiên, theo quan sát của tác giả, thực trạng lối sống của ngƣời dân hiện nay giống nhƣ một bức tranh pha tạp, trộn nhiều gam màu, đa dạng, không đồng nhất, phản chiếu xu hƣớng biến đổi mạnh mẽ về các giá trị đạo đức, lối sống. Bên cạnh những mặt tích cực, nó còn có những mặt tiêu cực. Nhiều ngƣời làm những việc táng tận lƣơng tâm để có tiền. Đồng tiền làm đảo lộn thang đo giá trị đạo đức nhân cách, làm ngƣời ta quên đi cả lý tƣởng, mơ ƣớc và nhân bản. Nó hủy hoại mối quan hệ truyền thống trong gia đình, con cái hắt hủi bố mẹ già, anh chị em đâm chém nhau giành quyền lợi, vợ chồng lục đục... Lối sống tôn thờ đồng tiền làm hủy hoại phẩm giá con ngƣời, tình trạng bạo lực xảy ra trong các gia đình đến ngoài xã hội, cả học đƣờng và nhiều lĩnh vực khác. Ngoài ra, còn có các tệ nạn xã hội xảy ra khắp nơi.

Khi nƣớc ta cũng nhƣ ở nhiều nƣớc khác đã bƣớc vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhƣng lễ hội cổ truyền vẫn tồn tại thậm chí còn bùng phát mạnh mẽ. Phải chăng lễ hội cổ truyền vẫn thu hút và lôi cuốn con ngƣời xã hội hiện đại? Nói cách khác, lễ hội cổ truyền vẫn đáp ứng nhu cầu của con ngƣời không chỉ trong xã hội cổ truyền mà cả xã hội hiện đại.

Trong mỗi tâm hồn cá nhân, lễ hội luôn luôn là một miền ký ức đẹp đẽ. Có lẽ không ai trong cuộc đời không từng náo nức cùng trống hội, không từng “Chân đất đi đêm xem hội…” nhƣ nhà thơ Nguyễn Duy đã viết, không từng đứng trong cơ ngũ đồng ấu của đám rƣớc, mặc sắc phục làm lính trong cuộc đấu cờ ngƣời, thắp nén hƣơng trƣớc bàn thờ tiên hiền tiên liệt, hƣởng tấm bánh lộc thánh từ tay mẹ hiền. Kỷ niệm lễ hội góp phần xây dựng nhân cách từng cá thể. Để dù đi đâu về đâu, chúng ta từ hành động hoặc tâm tƣởng, đến dịp hội làng lại làm một cuộc hành hƣơng về làng quê, về cội nguồn mà từ đó, ta đã lớn lên và đi vào cuộc đời rộng lớn. Để đến khi già lão, trở về với hội lễ, chúng ta lại tiếp bƣớc ngƣời xƣa, chăm lo cho không gian linh thiêng, nối

ngƣời và thần, nối âm với dƣơng, nối trời cùng đất. Ông cha ta có câu “Lá rụng về cội”, “Sống gửi thác về”… là vậy.

Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang, nhiều câu ca dao, tục ngữ thấm nhuần nhiều đạo lí làm ngƣời. Qua đó, chúng khuyên bao thế hệ ngƣời Việt Nam những lời khuyên bổ ích cho việc làm ngƣời. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nƣớc nhớ nguồn" thể hiện lòng biết ơn đối với những ai đã tạo nên thành quả cho ngƣời đời sau hƣởng thụ.

Nhƣ ta đã biết, đất nƣớc Việt Nam ta ngày xƣa đã có những vị anh hùng từ Thánh Gióng đến hai Bà Trƣng. Họ đã giúp giải phóng đất nƣớc thoát khỏi chiến tranh cũng nhơ duy trì nền hoà bình dân tộc bền vững và đồng thời giúp đất nƣớc ta tiến bộ, bắt nhịp theo thời đại. Họ là ngƣời có công với đất nƣớc, góp phần xây dựng đất nƣớc giàu mạnh, văn minh. Do đó, nhân dân ta ngày xƣa đã nhắc nhở:

Ai ơi mùng chín tháng tư

Không đi Hội Gióng cũng hư một đời”

Hội đền Sóc - Sóc Sơn vẫn giữ đƣợc nguyên vẹn giá trị lịch sử cũng nhƣ tính tâm linh của dân tộc. Lễ hội đƣợc tổ chức hàng năm để tƣởng nhớ lại công lao to lớn của vị anh hùng Thánh Gióng đã có công với đất nƣớc. Lễ hội nhằm tôn vinh một trong những vấn đề quan trọng nhất của dân tộc - chiến đấu bảo vệ đất nƣớc và thể hiện khát vọng hòa bình, ý nghĩa sâu xa hơn khi biểu hiện cho tinh thần đoàn kết toàn dân tộc để tạo thành sức mạnh chống lại các thế lực bên ngoài.

Đồng thời muốn giáo dục thế hệ sau biết đạo lí “uống nƣớc nhớ nguồn”, giáo dục cho các thế hệ con cháu của mình tinh thần thƣợng võ, đoàn kết. Bởi vì đó là chuẩn mực quan trọng để đánh giá một con ngƣời có đạo đức tốt đẹp.

Hội Gióng là lễ hội truyền thống tƣởng nhớ và ca ngợi chiến công của ngƣời anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngƣỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xƣa; đồng thời giáo dục lòng yêu nƣớc, truyền thống thƣợng võ, ý chí quật cƣờng và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Hội Gióng đƣợc tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhƣng tiêu biểu nhất là hội Gióng ở

đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội).

Khi tham gia lễ hội, đƣợc nghe kể về truyền thuyết của Thánh Gióng, đƣợc hoà mình vào các nghi lễ và hoạt động vui chơi của lễ hội đã giúp củng cố đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn, tinh thần yêu nƣớc của dân làng.

Những làng có thờ Thánh Gióng và lễ hội Thánh Gióng thì luôn có tinh thần yêu nƣớc và luôn xung phong ra trận đánh giặc giống nhƣ thành hoàng

của mình mỗi khi đất nƣớc có giặc ngoại xâm…

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, lễ hội Gióng vẫn giữ đƣợc khá nguyên vẹn giá trị vốn có do các tiền bối sáng tạo và truyền lại. Đó là một trong những giá trị cốt yếu để hội Gióng xứng đáng đƣợc vinh danh trên toàn thế giới.

Cùng với sự sôi động của lễ hội, tại các làng còn tồn tại hàng loạt di tích thờ tự, cùng với hàng chục sắc phong, bia ký và nguồn chuyện kể dân gian phong phú, phục vụ nhu cầu thực hành tín ngƣỡng, nhu cầu tìm hiểu lịch sử văn hóa của khách trong và ngoài nƣớc. Giá trị nổi bật toàn cầu của hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tƣợng văn hóa đƣợc bảo tồn, lƣu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tƣởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nƣớc đƣợc thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

nhớ nguồn; thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”. Đây là một truyền thống nhân bản tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nó nhắc nhở mọi ngƣời khi đến với lễ hội công lao của cha ông ta xƣa kia đã chiến đấu nhƣ thế nào để bảo vệ dân tộc. Đây chính là dịp để nhân dân tƣởng nhớ công lao của cha ông. Đến với lễ hội, mọi ngƣời đƣợc hòa đồng với nhau, không phân biệt giàu - nghèo, địa vị xã hội... mọi ngƣời nhƣ thả hồn vào các lễ nghi cũng nhƣ những trò chơi vui hội để quên đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống, để rồi họ tìm đến một nơi cho tâm hồn thanh thản.

Khi tham gia, hòa mình vào lễ hội truyền thống con ngƣời cũng sẽ học hỏi đƣợc tính tích cực hơn, chủ động và linh hoạt trong cách đối nhân xử thế hàng ngày, hình thành lối sống giản dị, lành mạnh và tiết kiệm. Từ đó con ngƣời có cách cƣ xử lễ độ, sống đẹp, sống có đạo đức hơn. Lễ hội diễn ra, các trận đánh đƣợc tái diễn, tác động sâu vào tâm trí con ngƣời giúp con ngƣời nhận ra rằng tinh thần kỷ luật luôn đứng vào vị trí quan trọng trong công việc, luôn nhƣ kim chỉ nam giúp con ngƣời hoàn thành mọi việc tốt hơn. Từ đó cũng nêu ra con ngƣời sống cần phải có mục đích, sông nhân ái, cần phải biết chia sẻ, đồng cảm với nhau.

Lễ hội không chỉ tác động sâu sắc tới tâm lý, đạo đức của ngƣời Việt mà nó còn ảnh hƣởng sâu sắc tới lối sống, đạo đức của con ngƣời.

Những đóng góp của lễ hội thờ Thánh Gióng là rất có ý nghĩa, góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân, hƣớng mọi hành vi của con ngƣời vào việc thiện, tránh điều ác, làm những điều hay lẽ phải giúp ích cho đời, lành mạnh hóa nền đạo đức xã hội, hình thành một phong cách văn hóa, đạo đức tiến bộ, nhiều yếu tố vẫn còn có ý nghĩa và giữ nguyên giá trị của nó...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lễ hội thờ thánh gióng trong đời sống tinh thần của người dân huyện sóc sơn, hà nội hiện nay (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)