Một số mặt trái của lễ hội thờ Thánh Gióng trong đời sống tinh thần của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lễ hội thờ thánh gióng trong đời sống tinh thần của người dân huyện sóc sơn, hà nội hiện nay (Trang 83 - 87)

2.2. Một số khuyến nghị để phát huy những giá trị và hạn chế những mặt trái của

2.2.1 Một số mặt trái của lễ hội thờ Thánh Gióng trong đời sống tinh thần của

thần của người dân huyện Sóc Sơn – Hà Nội hiện nay

Xuân về gắn liền với lễ hội. Cùng với lễ hội dân gian truyền thống là lễ hội hiện đại. Không ai phủ nhận tính tích cực của lễ hội, đặc biệt là việc khơi dậy những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên đi một số lễ hội đầu năm, chúng tôi cũng nhận thấy nhiều mặt chƣa đƣợc, chƣa đẹp, thậm chí rất đáng buồn. Vấn đề nhận thức và văn hóa ứng xử của ngƣời dân:

Khi con ngƣời đã thành tâm hƣớng Phật, họ sẽ có nhận thức và văn hóa ứng xử phù hợp, thế nhƣng 1 số bộ phận ngƣời dân tham gia lễ hội không hay họ vô tình hay cố ý họ đã làm mất đi nét đẹp của văn hóa Việt. Lễ hội Gióng Sóc Sơn hàng năm rất là đông vui, mọi ngƣời háo hức tham gia hội để cầu mong bình yên cho gia đình và bản thân, thế nhƣng trong không khí háo hức, vui tƣơi đó lại có những hành động chen lấn, xô đẩy lẫn nhau, thậm chí còn

nói tục nơi cửa Phật. Trang phục tham gia lễ hội chƣa lịch sự, tôn nghiêm nhƣ đúng không khí chốn linh thiêng. Đây là điều đáng bàn trong công tác tổ chức lễ hội.

Vấn đề về môi trường và du lịch:

Dọc đƣờng đi vào Đền vẫn còn có những mô rác giữa đƣờng do nhƣng quầy hàng để lại mà vẫn chƣa giải quyết, những quầy hàng lấn chiếm đƣờng khiến cho quá trình rƣớc lễ vào Đền khó khăn.

Ý thức bảo vệ môi trường của các du khách:

Khách du lịch tham gia lễ hội chƣa có ý thức trong việc bảo vệ môi trƣờng và có những hành động không phù hợp, họ xả rác xuống đƣờng trong khi thùng rác ngay bên cạnh. Vào Đền còn bẻ cây, leo trèo lên cây để chụp ảnh. Bên cạnh đó, trong khi thắp hƣơng ở Đền mọi ngƣời còn chêu đùa, xô đẩy, dùng tàn hƣơng để nghịch.

Sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa:

Xã hội phát triển, đất nƣớc phồn vinh đó là mặt tích cực của việc “toàn cầu hóa”, thế nhƣng cũng có những mặt tiêu cực cần bàn tới. Sự giao lƣu văn hóa với các nƣớc bạn làm giàu bản sắc dân tộc nhƣng một số bộ phận đã “hòa tan” trong mối giao lƣu đó. Trƣớc đây, trong tâm tƣởng của ngƣời đi hội có thần linh ban phúc lộc nên họ đến khẩn. Bây giờ thì nhiều ngƣời lại cầu xin theo hình thức thực dụng nhƣ dâng lễ lạt thật lớn, nhét tiền vào tƣợng hay rải tiền khắp nơi... Tâm lý cả năm đi hội một lần và tiền chi ở lễ hội vì mục đích từ thiện khiến ngƣời đi hội không tiếc tiền và không nghĩ bị lợi dụng hay tiêu xài hoang phí. Lễ lạt thì có dịch vụ chuẩn bị sẵn, rồi có ngƣời bê hộ, thậm chí ngƣời bê còn lễ khấn vái giúp... Cầu con, cầu lộc, cầu tình... phải tự mình làm mới thiêng nhƣng họ lại đi nhờ ngƣời khác làm hộ mình.

Ngƣời đi hội nhiều khi quên mất có thần linh nên làm những điều không hay. Lễ hội bây giờ bị biến dạng còn bởi một lớp ngƣời ăn theo với các dịch vụ bói toán, xem số, giữ xe, cầu cúng... Nhìn chung, những vẫn đề còn

tồn tại đó là do công tác tổ chức lễ hội chƣa đƣợc nghiêm ngặt và do ý thức tham gia lễ hội của ngƣời dân không cao.

Cần gìn giữ đặc trưng của các lễ hội. Đa phần các lễ hội là đời sống

văn hóa tinh thần của ngƣời dân, là tập quán, là cuộc sống của họ. Có những lễ hội vốn chỉ quy mô nhỏ, sau này đƣợc nâng tầm lên, đƣợc tổ chức lại, có kịch bản và đƣa thêm vào đó các sự kiện văn hóa khác. Bởi thế, việc đƣa thêm các sự kiện không gắn với đặc trƣng lễ hội của từng vùng miền dẫn đến sự na ná giống nhau, rồi “lai căng” đi, kéo theo là sự tốn kém không cần thiết. Mỗi lễ hội cần giữ đƣợc những nét đặc trƣng riêng, tạo nên bản sắc văn hoá của từng vùng. Những đặc trƣng riêng ấy phải giữ cho đƣợc, vì nếu không sẽ làm nghèo đi đời sống văn hóa tinh thần, ngƣời dân sẽ tự bỏ đi vốn quý của cha ông. Ngƣợc lại những gì “lai căng” thì nên lƣợc bỏ. Mỗi cộng đồng trên đất nƣớc Việt Nam lại có những nét văn hoá khác nhau. Đó là bản sắc, là nét riêng của mỗi cộng đồng. Vì thế giúp họ nhận thức những giá trị tinh thần của lễ hội mà họ đang có, hƣớng dẫn cho họ cách thực hành để làm sao vừa văn minh, vừa văn hóa và thực sự hiệu quả, tiết kiệm là việc của mỗi nhà quản lý văn hoá và chính quyền địa phƣơng.

Tệ rải tiền lẻ khắp nơi: việc sử dụng tiền mới mệnh giá nhỏ không hợp

lý ngày càng phổ biến, ảnh hƣởng đến tính tôn nghiêm của di tích và đặc biệt ảnh hƣởng đến hình ảnh đồng tiền Việt Nam. Hành động rải tiền lẻ của ngƣời tham gia lễ hội làm sai lệch giá trị bản sắc văn hoá trong đời sống tín ngƣỡng dân gian, lại gây lãng phí xã hội rất lớn. Việc đặt tiền “giọt dầu” là để thể hiện cái tâm, góp phần cùng cơ sở tôn giáo duy trì hoạt động và để tôn tạo đền, chùa đẹp hơn chứ không phải để “dâng” lên Phật, lên Thánh. Thế nhƣng nhiều ngƣời hiện nay lại cho rằng càng rải nhiều tiền thì càng đƣợc Phật, thánh thần chứng giám. Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. Đáng buồn nhất là khi chứng kiến cảnh trên tay những pho tƣợng Phật bị cài, cắm quá nhiều tiền

lẻ mà ngƣời đi lễ hội nhét vào, còn ngƣời đi lễ thì “vô tƣ” bƣớc trên những đồng tiền rải bị vƣơng vãi.

Nạn bán hàng tràn lan, lấn át di tích đang có nguy cơ trở thành trào lƣu

khiến du khách đi dự lễ hội có cảm giác nhƣ đi chợ chứ không phải đi lễ hội. Hàng hóa, trò chơi bày tràn lan vào cả các điểm của di tích, cảnh chen lấn bán mua rất lộn xộn… Những vụ việc, tai nạn do chen lấn, xô đẩy, mất an toàn vệ sinh thực phẩm...; rồi vấn nạn trộm cắp, cờ bạc, mê tín dị đoan, chèo kéo, “chặt chém” khách... gây bức xúc cho du khách, mặc dù đã đƣợc cảnh báo, chấn chỉnh, song vẫn tái diễn ở khá nhiều lễ hội. Nạn cờ bạc trá hình dƣới hình thức “vui chơi có thƣởng” thì hầu nhƣ tất cả các lễ hội đều vẫn còn. Bằng hình thức “vui chơi có thƣởng”, đã có những ngƣời tổ chức cờ bạc trá hình bằng các trò “cua cá”. Ngay cả các trò chơi dân gian nhƣ thi Chọi gà, đấu vật cũng đƣợc cá cƣợc hơn thua. Những dịch vụ ăn theo lễ hội vẫn còn: nạn khấn thuê, đổi tiền lẻ, hoặc các dịch vụ gửi xe, ăn uống “chặt chém” kèm theo cả một hệ thống “cò trọn gói” từ sắm lễ, khấn thuê, ăn ngủ, đi lại kiêm luôn cả… hƣớng dẫn viên “tự phong” của một số đông vẫn còn diễn ra. Có ngƣời còn lợi dụng tín ngƣỡng, tâm linh để trục lợi nhƣ tạo thêm các không gian thực hành lễ (đặt thêm bàn, chỗ thờ cúng, tổ chức các dịch vụ, quảng bá đồn thổi những giá trị vừa sai lệch về mặt vật chất, vừa sai lệch về mặt tinh thần). Ngƣời ta tự xây thêm những nơi thờ tự để ngƣời dân đến đặt lễ nhiều, thu tiền công đức nhiều, họ tự làm các dịch vụ.

Du khách đến lễ hội chỉ là theo trào lưu: Do xã hội ngày càng phát triển, nhiều ngƣời quan tâm đến việc đi các đền chùa, có ngƣời đi cầu may, có ngƣời đi thƣởng ngoạn. Một số khách du lịch đến lễ hội theo trào lƣu chứ chƣa hiểu đƣợc hết giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội mà mình tham gia. Ví dụ ở Đền Trần, thực chất Lễ khai ấn là cầu mong mọi sự may mắn, nhƣng du khách lại hiểu rằng đây là lễ khai ấn của Nhà Trần, có ấn này sẽ thăng quan, tiến chức. Vì vậy cứ đến 14 tháng Giêng hàng năm, mọi ngƣời đổ xô

đến Đền Trần để xin ấn. Đấy là do các nhà tổ chức lễ hội không nói rõ ý nghĩa, thần tích của nó nên có hiện tƣợng công chúng hiểu sai hoặc ngộ nhận về giá trị của lễ hội. Kèm theo đó, có những ngƣời trục lợi, lợi dụng việc “bán ấn” để tạo nên giá trị ảo.

“Hậu lễ hội”: Rất nhiều vấn đề phát sinh cần xử lý, đặc biệt là môi trƣờng và rác thải. Có những sân di tích, sau lễ hội nhƣ “bãi chiến trƣờng”, ngổn ngang nào cọc để căng lều bán hàng, nào rác, giấy, túi ni lông… Chƣa kể đến các cây cảnh bị xơ xác do “cây chạm lá, cá chạm vảy” của ngƣời đi dự hội tạo ra…

Ngoài ra, phần “cƣớp giò hoa tre” còn gây ra xô xát, vỡ trận, các lực lƣợng chức năng khó kiểm soát.

Những trò chơi dân gian xƣa đề cao tinh thần thƣợng võ và phần thƣởng cho ngƣời chiến thắng: Làm vinh danh làng, tổng, giá trị vật chất không đáng là bao. Nay nhiều trò chơi dân gian nhƣ cờ ngƣời, chọi gà, đấu vật... mang tính ăn thua và ở một số lễ hội còn pha mùi cờ bạc...

Chuyện trông giữ xe máy, xe ôtô quá giá quy định, trong đó không ít tƣ nhân tự ý đứng ra trông xe, với giá quá cao làm ngƣời dân bất bình... cũng xuất phát từ việc ngƣời ta chỉ nhìn thấy nguồn lợi trƣớc mắt mà không thấy tác hại lâu dài.

Ngoài ra, việc đốt vàng mã quá nhiều tại đền, chùa những ngày cuối năm và đầu xuân này cho thấy sự lãng phí lớn, gây nên sự ô nhiễm môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lễ hội thờ thánh gióng trong đời sống tinh thần của người dân huyện sóc sơn, hà nội hiện nay (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)