Đời sống tinh thần của người dân huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lễ hội thờ thánh gióng trong đời sống tinh thần của người dân huyện sóc sơn, hà nội hiện nay (Trang 57 - 69)

1.2. Tổng quan chung về huyện Sóc Sơn và đời sống tinh thần của ngƣời dân

1.2.2. Đời sống tinh thần của người dân huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Theo cách hiểu thông thƣờng, “Đời sống tinh thần” là khái niệm đối lập với “đời sống vật chất”. Theo quan điểm duy vật, nó là tính thứ hai, còn “đời sống vật chất” là tính thứ nhất.

“Đời sống tinh thần” còn đƣợc hiểu nhƣ là khái niệm văn hóa theo nghĩa hẹp. Theo đó, “Toàn bộ các hình thức của đời sống tinh thần của xã hội, những hình thức đó phát sinh và phát triển trên cơ sở của phƣơng thức sản xuất của cải vật chất, phƣơng thức sản xuất đã hình thành trong quá trình lịch sử‟‟ [51, 973]. Theo nghĩa hẹp này, văn hóa là “văn hóa tinh thần” đối lập với “văn hóa vật chất” và là tính thứ hai trong mối quan hệ với “văn hóa vật chất”. Theo đó, ngoại diên của khái niệm “văn hóa tinh thần”, hay “đời sống tinh thần” bao gồm các hình thức cơ bản nhƣ: Học vấn, khoa học, văn học, nghệ thuật, triết học, đạo đức...

Khái niệm “văn hóa” nói chung và “văn hóa tinh thần” nói riêng thƣờng đƣợc định nghĩa, nhấn mạnh đến giá trị vật chất và tinh thần do loài ngƣời sáng tạo ra trong lịch sử của mình. Vì thế, nó đƣợc hiểu nghiêng về trình độ, kết quả mà con ngƣời đã đạt đến trong quá trình sáng tạo. Hiện nay, có nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận theo cách này [51;44-46]. Theo chúng tôi, nếu chỉ dừng lại nhƣ vậy thì chƣa nói hết đƣợc tính phức tạp của vấn đề. Bởi

vì, “đời sống tinh thần” nếu đƣợc tiếp tục xem xét từ góc độ là kết quả của hoạt động, thì kết quả đó sẽ đạt đến đâu, theo những xu hƣớng nào? Làm rõ vấn đề đó, sẽ có nhiều đóng góp hơn cho nhận thức.

Văn hóa tinh thần bao gồm các sản phẩm tinh thần mang giá trị văn hóa do con ngƣời sáng tạo ra nhằm thỏa mãn những nhu cầu tinh thần của con ngƣời, mà trƣớc hết là các hình thái ý thức xã hội nhƣ: hệ tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức, khoa học, tín ngƣỡng, phong tục, tập quán. Các sản phẩm văn hóa tinh thần do hoạt động sản xuất văn hóa tinh thần tạo ra. Tuy nhiên, so với sản xuất các sản phẩm vật chất, sản xuất các sản phẩm tinh thần có đặc điểm: Nó là quá trình hiện thực khách quan thông qua nhận thức của con ngƣời, tái tạo hiện thực trong tƣ duy và thể hiện thông qua những hình thức và những phƣơng pháp khác nhau (khái niệm, phạm trù, quy luật, hình tƣợng nghệ thuật); quần chúng nhân dân suy cho cùng là ngƣời sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần, nhƣng việc sản xuất ra các giá trị văn hóa tinh thần đòi hỏi phải có năng lực, có kiến thức, có kinh nghiệm, kỹ năng, vì vậy lực lƣợng chủ yếu sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần, nhất là các sản phẩm văn hóa tinh thần mang tính “bác học‟‟ thuộc về đội ngũ trí thức.

Theo tinh thần đó, “văn hóa tinh thần” mặc dù đó là những giá trị chân thiện mỹ mà loài ngƣời sáng tạo trong hoạt động vật chất, là thƣớc đo trình độ của con ngƣời trong những thời kỳ phát triển khác nhau, nhƣng đến “đời sống tinh thần” thì trong quá trình hoạt động, bên cạnh những giá trị đƣợc sáng tạo hoặc phát triển mới, đƣợc xem là xu hƣớng căn bản, thì cũng không tránh khỏi những sai lầm, dang dở và tiêu cực. Ví nhƣ, sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, những giá trị văn hóa quý giá mà con ngƣời đạt tới, sáng tạo ra, nhƣng trong mỗi hoạt động của nó vẫn luôn xuất hiện những khả năng là: những tiêu cực, những giá trị phản văn hóa xảy ra, vừa vô thức, vừa có ý thức. Vậy, khoa học là một hình thức của “văn hóa tinh thần”, nhƣng hoạt động khoa học lại có khả năng biến thành cái phản văn hóa, vì không đƣợc

ngƣời ta thừa nhận là giá trị của mình. Đây là một thực tế đòi hỏi phải có sự nghiên cứu nhiều nữa, nhằm tìm ra cơ chế chủ quan và khách quan để giúp cho những hoạt động văn hóa đúng hƣớng, tạo ra những giá trị mới cao hơn, hạn chế đƣợc mặt trái, mặt tiêu cực và cả những động cơ nhân danh văn hóa để bóp méo, thủ tiêu văn hóa.

Vậy “đời sống tinh thần” là phƣơng thức hoạt động của con ngƣời trên lĩnh vực văn hóa tinh thần, đối lập với “đời sống vật chất”, bị quyết định bởi phƣơng thức hoạt động vật chất, để tiếp tục sáng tạo những giá trị mới cao hơn, đôi khi phải vƣợt qua những thất bại, đổ vỡ và tiêu cực. Đời sống tinh thần con ngƣời phong phú, luôn luôn đƣợc đổi mới để thỏa mãn những nhu cầu vật chất cao hơn.

- Khái niệm “Đời sống tinh thần nhân dân”

“Đời sống tinh thần” bao gồm nhiều hình thái (hình thức) khác nhau. Nhƣng trong xã hội có giai cấp, các hình thái tinh thần lại luôn mang tính giai cấp, vì thế vấn đề lại trở lên phức tạp. Vậy, khi tìm hiểu về khái niệm “đời sống tinh thần nhân dân”, hay “của nhân dân”, thì nhất định không thể quên, hoặc có sự mơ hồ về tính giai cấp của nó. Trong đó, dễ đi đến thống nhất về nhận thức là “nhân dân” chính là giai cấp những ngƣời lao động sống ở mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau, bị bóc lột và bị thống trị, đối lập với giai cấp bóc lột, thống trị. Vì thế, “Đời sống tinh thần nhân dân” là “Đời sống tinh thần” mà chủ thể hoạt động trên lĩnh vực tinh thần của xã hội chính là ngƣời lao động.

Từ đó, chủ thể hoạt động của đời sống tinh thần luôn tồn tại cả hai đối tƣợng: nhân dân và giai cấp đối lập với nhân dân. Đến đây, xuất hiện hai khái niệm tồn tại song hành trong xã hội có giai cấp: “đời sống tinh thần nhân dân” và “đời sống tinh thần thống trị”. Tuy nhiên trong cuộc sống cũng có thực tế là, sự đối lập đó không phải bao giờ cũng là đối kháng, bởi vì có nhiều trƣờng hợp giai cấp bóc lột thống trị cũng đại biểu, đại diện cho lợi ích của nhân dân

lao động mà mình cai trị. Điều đó thƣờng diễn ra, khi giai cấp thống trị đang còn ở giai đoạn tiến bộ, “hợp lòng dân”; hoặc trong trƣờng hợp thử thách nghiệt ngã; khi tƣ tƣởng chính trị, khi dân tộc, quốc gia, đất nƣớc đứng trƣớc sự tồn vong bởi sự đe dọa của kẻ thù bên ngoài, hoặc của thiên tai khủng khiếp.

- Khái niệm “đời sống tinh thần của ngƣời dân huyện Sóc Sơn – Thành

phố Hà Nội”.

“Đời sống tinh thần nhân dân huyện Sóc Sơn” đƣợc hiểu là đời sống tinh thần của ngƣời dân ở Sóc Sơn. Nhƣng để làm rõ và sâu sắc thêm về khái niệm này; để chỉ ra đƣợc cái riêng của nhân dân huyện Sóc Sơn có trong toàn bộ nhân dân Việt Nam, để phân biệt nhân dân ở Sóc Sơn với nhân dân ở các vùng khác thì đến đây không hề dễ dàng với nhận thức. Thế nên, trƣớc hết cần phải xác định về mặt phƣơng pháp, rằng để nhận thức cụ thể về vấn đề này, cần phải đi từ cái gốc của tinh thần nhân dân Việt Nam nói chung, từ đó mới đƣa ra những đặc điểm của đời sống tinh thần ngƣời dân huyện Sóc Sơn nói riêng. Nói đến Sóc Sơn thời xƣa ta thấy mảnh đất và con ngƣời nơi đây đã nhiều thời kỳ làm nên lịch sử. Mảnh đất Sóc Sơn ở vào vị trí nối liền hai quốc đô xƣa nhất của nƣớc ta: thành Phong Châu – kinh đô của nƣớc Văn Lang và thành Cổ Loa – kinh đô của nƣớc Âu Lạc. Từ buổi bình minh của lịch sử con ngƣời Sóc Sơn với đôi bàn tay khéo léo và trí óc thông minh sáng tạo của mình, họ đã cùng cải tạo, chinh phục thiên nhiên, tạo ra cuộc sống. Trong cuộc sống cộng đồng họ biết dựa vào nhau, không quản nắng gió mƣa ngăn, chịu đựng một nắng hai sƣơng, góp sức bạt núi thành nƣơng, san đồi thành ruộng, bắt đất cát, sỏi đá phải sản ra gạo, ra cơm đƣa dần con ngƣời Sóc Sơn vào văn hiến, vào lịch sử. Mảnh đất Sóc Sơn xƣa thuộc Phong Châu, trong cái nôi hình thành nƣớc Văn Lang; con ngƣời Sóc Sơn trƣởng thành từ thời đại các vua Hùng đang đẩy mạnh công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đó là thời đại mà Mai An Tiêm ra biển ƣơm cây gieo hạt; Hùng Hải và Sơn Tinh lo

chống lũ lụt; Thuỷ Tinh đào lạch khơi sông; Hùng Chủ, Lạc tƣớng đã dùng trống đồng để thúc quân; Hoả Nhạc, Mai Cƣơng biết đúc ngựa sắt cho Thánh Gióng đánh giặc… mảnh đất Sóc Sơn luôn là vị trí chiến lƣợc quan trọng, con ngƣời Sóc Sơn ở thời nào cũng lập đƣợc nhiều chiến công.

Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng bộ Sóc Sơn đã vận động đƣợc quân dân lập đƣợc nhiều chiến công vẻ vang đánh giặc cứu nƣớc, xứng đáng với nhiều huân chƣơng, nhiều phần thƣởng cao quý của Đảng và Chính phủ; xứng đáng với danh hiệu: Huyện anh hùng lực lƣợng vũ trang chống Mỹ.

Cũng giống nhƣ đời sống tinh thần nhân dân nói chung, đời sống tinh thần của ngƣời dân huyện Sóc Sơn phản ánh đời sống vật chất của xã hội và nó cũng bao gồm nhiều hình thái khác nhau đó là: Học vấn, khoa học, chính trị, văn học, nghệ thuật, triết học, đạo đức...Trong bài luận văn này, tác giả chủ yếu làm rõ vai trò của lễ hội thờ Thánh Gióng đối với đời sống tinh thần của ngƣời dân huyện Sóc Sơn thể hiện rõ nhất thông qua các hình thái: đạo đức, lối sống, văn hóa nghệ thuật và giáo dục…

Ở đây, chúng ta cũng cần chú ý tới một khái niệm “đời sống văn hóa tinh thần”. Đời sống văn hóa tinh thần là một bộ phận hữu cơ của đời sống xã hội, là phức hợp các hoạt động sống của con ngƣời nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của con ngƣời. “Đời sống văn hóa tinh thần là tổng hòa sống động các hoạt động sản xuất, trao đổi, tiêu dùng các giá trị văn hóa tinh thần, làm cho các giá trị đó thấm sâu vào từng con ngƣời, từng cộng đồng ngƣời, trở thành yếu tố khăng khít của toàn bộ cuộc sống, hoạt động và quan hệ con ngƣời đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần đa dạng và không ngừng tăng lên của mọi thành viên trong xã hội [59;15].”

Giữa đời sống văn hóa tinh thần và đời sống tinh thần của xã hội có sự khác nhau. Đời sống văn hóa tinh thần là biểu hiện và là một bộ phận của đời sống tinh thần nhƣng không đồng nhất với đời sống tinh thần. Nhƣ vậy nếu

nhƣ đời sống tinh thần là mẹ thì cái đời sống văn hóa là một trong những tập hợp con của nó, đời sống tinh thần bao hàm cả đời sống văn hóa tinh thần. Bởi vì, nói đến văn hóa là nói đến những giá trị cao đẹp mà sự hƣởng thụ nó giúp con ngƣời phát triển, hoàn thiện theo hƣớng chân - thiện - mỹ. Mọi ngƣời, mọi cộng đồng xã hội đều có đời sống tinh thần. Nhƣng trên thực tế, có đời sống tinh thần của nhóm xã hội, cộng đồng xã hội cao đẹp, lành mạnh, có đời sống tinh thần của nhóm xã hội, cộng đồng xã hội thấp kém. Đời sống tinh thần là khái niệm chỉ tất cả các bộ phận, các lĩnh vực hoạt động tinh thần, còn đời sống văn hóa tinh thần là khái niệm nói lên mặt chất lƣợng của đời sống tinh thần, các hoạt động tinh thần. Đời sống văn hóa tinh thần là bộ mặt tinh thần của xã hội, nói lên trình độ đạt đƣợc của một cá nhân, cộng đồng, một xã hội về văn hóa. Đời sống văn hóa tinh thần của một dân tộc đƣợc sàng lọc, kết tinh thành hệ giá trị văn hóa tinh thần, nói lên trình độ, đặc điểm, phẩm chất, bản sắc của dân tộc đó.

- Biểu hiện đời sống tinh thần của người dân huyện Sóc Sơn - Thành

phố Hà Nội.

Là một trong những địa phƣơng còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, song không vì thế mà huyện Sóc Sơn (Hà Nội) coi nhẹ công tác xây dựng đời sống văn hóa nhằm nâng cao đời sống, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Nhiều năm qua, Sóc Sơn luôn lấy bài học đoàn kết nhân dân làm nền tảng, động lực xây dựng đời sống văn hóa.

Khi điều kiện vật chất chƣa dƣ giả, các tầng lớp nhân dân huyện Sóc Sơn đã dùng chính yếu tố tinh thần để nuôi dƣỡng đời sống tinh thần, đó chính là tình đoàn kết anh em, họ hàng, thôn xóm, các đoàn thể trong một cộng đồng để thực hiện mọi chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc mà Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa không phải là ngoại lệ. Trên cơ sở các văn bản hƣớng dẫn của Trung ƣơng và thành phố, Huyện ủy Sóc Sơn đã chỉ đạo các chi, đảng bộ cơ sở tăng

cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với Phong trào “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” và Chƣơng trình 04 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa-xã hội, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng ngƣời Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Đời sống văn hóa, tinh thần của ngƣời dân Sóc Sơn đổi thay từng ngày. Nếu đến các xã vùng ven di tích đền Sóc vào mùa xuân hội, ai cũng có thể nhận thấy cộng đồng nơi đây nhiệt tình bảo vệ di sản độc nhất vô nhị của thế giới - hội Gióng tới mức nào. Ngƣời thì miệt mài vót hoa tre mang lại điều may cho du khách những ngày đầu xuân mới, ngƣời lại náo nức chuẩn bị kiệu rƣớc, voi rƣớc, ngƣời chuẩn bị các nghi lễ…Nhìn trên bình diện rộng hơn, Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã có tác động toàn diện đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Lối sống là một khái niệm có tính đồng bộ và tổng hợp. Nó bao gồm các mối quan hệ kinh tế, xã hội, tƣ tƣởng, tâm lý, đạo đức, văn hóa và các quan hệ khác của con ngƣời, đặc trƣng sinh hoạt của họ trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Văn hóa biểu hiện giá trị của lối sống, đánh giá trình độ của lối sống đó cao hay thấp. Mọi hoạt động văn hóa tinh thần đều liên quan đến lối sống, đến sự phát triển của lối sống có văn hóa. Và có văn hóa hay không trƣớc hết biểu thị trong lối sống, nghĩa là trình độ của lối sống phải tƣơng ứng với trình độ của văn hóa, lối sống thể hiện mặt tinh thần trong văn hóa.

Đời sống tín ngƣỡng tôn giáo là một bộ phận cấu thành nên đời sống tinh thần. Do đó, việc nghiên cứu đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo là nhằm nắm bắt và có chính sách phù hợp với quy luật diễn tiến của đời sống văn hóa tinh thần và phù hợp với chủ trƣơng, đƣờng lối của Nhà nƣớc. Những năm gần đây, đời sống kinh tế của nhân dân trong huyện đã khá lên nhiều so với trƣớc, nhà nhà đều có “bát ăn bát để”. Cùng với sự tăng lên của đời sống vật chất,

nhu cầu về sinh hoạt văn hóa tinh thần nói chung và sinh hoạt tín ngƣỡng tôn giáo, lễ hội cũng tăng lên.

Lễ hội là thể chế có nhiều khuôn mẫu văn hóa đặc sắc, đồng thời là hình thức phản ánh tổng hợp ở mức độ bảo lƣu các giá trị văn hóa phi vật thể. Ở trong huyện có rất nhiều loại hình lễ hội, phong phú và đa dạng. Lễ hội không chỉ đơn thuần là các sinh hoạt tín ngƣỡng mà nó còn thể hiện lòng yêu nƣớc, ý chí, ý thức, sự tôn trọng, lòng biết ơn đối với tổ tiên, đối với những ngƣời có công. Cũng tại lễ hội còn có rất nhiều các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, những trò chơi cổ truyền nhƣ cờ ngƣời, nấu cơm thi thu hút đông đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lễ hội thờ thánh gióng trong đời sống tinh thần của người dân huyện sóc sơn, hà nội hiện nay (Trang 57 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)