Vai trò của lễ hội thờ Thánh gióng đối với văn hóa nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lễ hội thờ thánh gióng trong đời sống tinh thần của người dân huyện sóc sơn, hà nội hiện nay (Trang 74 - 83)

2.1. Những biểu hiện vai trò của lễ hội thờ Thánh gióng trong đời sống tinh thần

2.1.2. Vai trò của lễ hội thờ Thánh gióng đối với văn hóa nghệ thuật

Những năm gần đây, đời sống kinh tế của nhân dân trong huyện đã khá lên rất nhiều so với trƣớc đây, nhà nhà đều có “bát ăn, bát để”. Cùng với sự

tăng lên của đời sống vật chất, nhu cầu về sinh hoạt văn hóa tinh thần nói chung và sinh hoạt tín ngƣỡng tôn giáo, lễ hội cũng tăng lên.

Trải qua nhiều thăng trầm, nhƣng hình ảnh ngôi đình, ngôi chùa luôn gắn chặt với làng quê, gắn với đời sống tinh thần của ngƣời dân, là phần không thể thiếu đƣợc trong không gian văn hóa làng xã. Bởi vậy, đời sống kinh tế đƣợc cải thiện, mức sống khá giả lên nhiều, ngƣời dân khắp nơi lại không tiếc sức ngƣời, sức của để đóng góp tu sửa đền chùa. Mọi ngƣời tu bổ đền chùa lại hƣởng ứng một cách rất tự nguyện.

Lễ hội là thể chế có nhiều khuôn mẫu văn hóa đặc sắc, đồng thời là hình thức phản ánh tổng hợp mức độ bảo lƣu các giá trị văn hóa phi vật thể. Đây là một hoạt động đƣợc chú ý ở các huyện ngoại thành (trong đó có huyện Sóc Sơn) vì ở đây có rất nhiều lễ hội phong phú và đa dạng. Lễ hội không chỉ đơn thuần là các sinh hoạt tín ngƣỡng mà ở đó còn thể hiện lòng yêu nƣớc, ý thức dân tộc, sự kính trọng, lòng biết ơn đối với tổ tiên, đối với ngƣời có công. Cũng tại lễ hội các hình thức hoạt động văn hóa - văn nghệ, những trò chơi cổ truyền nhƣ cờ ngƣời, đua thuyền, nấu cơm thi thu hút đông đảo quần chúng nhân dân.

Nếu nhƣ trƣớc đây, các lễ hội chỉ diễn ra trong phạm vi một làng hay một xã thì nay nó đƣợc mở rộng ra ngoài làng, nhƣ lễ hội Thánh gióng không còn giới hạn trong một làng nào cả.

Hội làng cũng là dịp để ngƣời dân đi làm ăn xa có điều kiện tụ họp gia đình, làng xã và không bị đời sống vật chất, lo toan của cuộc sống làm quên đi sinh hoạt văn hóa tinh thần.

Hiểu đƣợc giá trị và vai trò của các lễ hội truyền thống nên những năm gần đây các cấp chính quyền đã chú trọng khai thác các giá trị văn hóa cổ truyền mang đậm nét dân tộc và tuyên truyền giáo dục cho nhân dân coi hoạt động lễ hội nhƣ một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Chính vì vậy, họ mong muốn mở rộng phạm vi ảnh hƣởng của các lễ hội.

Nói đến sự ảnh hƣởng của lễ hội đến đời sống tinh thần của ngƣời dân trên địa bàn huyện Sóc Sơn trên phƣơng diện văn hóa nghệ thuật, nên đƣợc hiểu ít nhất từ hai góc độ: Một là, bản thân lễ hội có những giá trị văn hóa nghệ thuật, từ đó ảnh hƣởng lên đời sống tinh thần của ngƣời dân. Hai là, trên toàn bộ nội dung cơ bản của mình, từ hoạt động của nó đã là nguồn cảm hứng của nhân dân để từ đó sáng tạo văn hóa nghệ thuật thỏa mãn đời sống tinh thần của ngƣời dân.

Lễ hội Thánh Gióng là một lễ hội khá ổn định dẫu thời gian, sự tiếp biến văn hóa của cuộc sống đƣơng đại đã tác động rất lớn. Việc sƣu tầm nghiên cứu lễ hội Thánh Gióng có từ rất sớm và kỹ lƣỡng. Những công trình sớm nhất đã đƣợc ghi lại trong văn bia, thần tích ở các di tích đền Phù Đổng, đền Sóc Sơn…của các nhà Nho. Hội Thánh Gióng là lễ hội mà cộng đồng có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát triển cả ngàn năm qua. Thời quân chủ, các vƣơng triều rất chú ý đến lễ hội này. Vƣơng triều nhà Lý (1009- 1225) coi trọng di tích và lễ hội Gióng. Đánh dấu một thời kỳ mới của Đại Việt, nhà Lý, tiêu biểu là Lý Công Uẩn đã cho xây đền thờ Phủ Đổng Thiên Vƣơng, tổ chức lại Hội Gióng với một quy mô lớn. Đến thời Lê (thế kỷ XV- XVI), hội Gióng đã nổi tiếng và đƣợc triều đình cử quan đại thần về chủ tế đức Thánh Gióng. Tiếp nối truyền thống, các vƣơng triều sau cũng nhƣ vậy.

Ngoài tính biểu tƣợng của ý chí chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, lễ hội Thánh Gióng còn có lớp biểu tƣợng khác, lớp giá trị cổ sơ hơn là nghi lễ nông nghiệp. Hội Gióng mở vào ngày 9/4, là thời điểm bắt đầu vào mùa mƣa, mùa gieo trồng lúa, thời điểm vũ trụ chuyển từ “âm suy” sang “dƣơng thịnh”. Ông Gióng đƣợc mô tả trong truyền thuyết hiển hiện hình trạng của vị thần sấm chớp mƣa dông. Cuộc giao tranh của Gióng trƣớc khi trở thành giao tranh giữa “ta” và “giặc”, giữa ngƣời bị xâm lƣợc và kẻ xâm lƣợc vốn đã là cuộc giao tranh giữa “âm” và “dƣơng”. Trong thời điểm giao thời của vũ trụ, “dƣơng” tất thắng “âm”, mƣa phải thắng hạn.

Trong Hội Gióng, quân của Gióng là các chàng trai khỏe mạnh, còn quân của giặc Ân là 28 cô gái trẻ mềm yếu. Cây tre đƣợc Gióng dùng làm vũ khí đánh giặc, trƣớc đó vốn là “hoa tre”, thƣờng dùng để tranh cƣớp trong ngày hội mang hình sinh thực khí dƣơng. Theo quan niệm dân gian, ai cƣớp đƣợc “hoa tre” thì sẽ gặp nhiều may mắn. Đám rƣớc nƣớc từ đền Gióng sang đền Mẹ với ý nghĩa lấy nƣớc của giếng Mẹ rửa khí giới của Gióng trƣớc khi xung trận đã là lễ rƣớc nƣớc cầu đảo (cầu mƣa)...

Những biểu tƣợng nhƣ hoa tre, cỏ voi, ngà voi, ngựa chiến, trầu cau, hay rƣớc tƣớng đều là những hình ảnh đẹp và mang ý nghĩa biểu trƣng cao. Mỗi biểu tƣợng đó lại chứa những lớp ý nghĩa khác nhau, mang lại giá trị nghệ thuật cao.

Trong lễ hội Thánh Gióng, bên cạnh những phần Lễ trang nghiêm, đầy tính tâm linh thì không thể thiếu phần Hội - là phần mang tính sinh hoạt giải trí, làm sống lại các truyền thống sinh hoạt và vui chơi đã từng ăn sâu vào lối sống của cộng đồng.

Các tiết mục ca múa nhạc của các cụ thôn Vệ Linh, Mai Đình, tạp kỹ của hội chữ thập đỏ, đoàn thanh niên, biểu diễn võ thuật, các trò chơi dân gian của Trung tâm thể dục thể thao ,...đã tạo ra sân chơi vô cùng ý nghĩa, lành mạnh cho khách thập phƣơng, tạo sự hứng thú cao.

Hội thực sự là một điểm thu hút các du khách văn hóa muốn tìm hiểu phƣơng thức sinh hoạt và giải trí mang tính truyền thống đậm đà bản sắc địa phƣơng thông qua tính không lặp lại trong cách nhìn, cách ứng xử đối với cùng một loại hình giải trí.

Bên cạnh đó, thể thức của các cuộc thi cũng khác nhau mặc dù có cùng một loại hình. Giải thƣởng của Hội thƣờng mang tính ƣớc lệ không nặng về vật chất mà đề cao danh dự, đề cao lòng nhiệt tình của những ngƣời tham dự cũng nhƣ cổ vũ trò vui.

Phần hội của ngƣời Việt Nam thể hiện tính cộng đồng và hiếu khách của ngƣời Việt. Du khách có thể là ngƣời xem hội, và nếu muốn – cũng có thể là ngƣời tham dự cuộc vui.

Hội Gióng là lễ hội lớn của cả nƣớc, mọi ngƣời dù gần xa cứ tới ngày Hội Gióng là lại rủ nhau đi hội với tâm trạng háo hức. Là một lễ hội truyền thống hàng năm đƣợc tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tƣởng niệm và ca ngợi chiến công của ngƣời anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngƣỡng dân gian Việt Nam. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tƣợng văn hóa đƣợc bảo lƣu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ.

Thứ nhất, hội Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất của cả nƣớc miêu tả lại cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của ông cha ta.

Thứ hai, đây là lễ hội có từ lâu đời, tích hợp nhiều lớp văn hóa.

Thứ ba, hội Gióng có diễn xƣớng dân gian, liên quan đến múa hát ải lao, múa hồ... và diễn xƣớng tiêu biểu nhất là diễn xƣớng ba trận đánh giặc Ân bằng ngôn ngữ biểu tƣợng.

Thứ tƣ, về tính nhân dân: Hội Gióng có số lƣợng ngƣời tham gia trình diễn rất lớn. Hội Gióng có không gian rất rộng, có hai tâm điểm là làng Phù Đổng và Sóc Sơn.

Thứ năm, hội Gióng đóng góp một phần quan trọng vào kho tàng Hội làng Việt Nam.

Lễ hội là một thực thể vận động trong không gian, thời gian, trong dòng chảy lịch sử, có cái đƣợc đắp bồi và cũng có cái đã bị phôi pha. Lễ hội Thánh Gióng đã tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử. Nét độc đáo của lễ hội này là cƣ dân Việt cổ đã lịch sử hóa một nhân vật huyền thoại, biến thành một nhân vật tín ngƣỡng để phụng thờ, phát triển thành lễ hội và nâng lên hàng Thánh.

Mang đặc điểm chung của lễ hội dân gian, lễ hội Thánh Gióng lắng đọng khá nhiều lớp phù sa lịch sử - văn hóa, vẫn lƣu giữ những nét riêng ít lễ hội dân gian nào có đƣợc. Yếu tố “gốc” của lễ hội Thánh Gióng tồn tại chủ yếu trong tiềm thức con ngƣời qua các thế hệ, gắn bó với mỗi ngƣời và luôn đƣợc tiếp nhận cái tinh túy, bồi đắp thêm những lớp phù sa văn hóa - tín ngƣỡng, đồng thời cũng sàng lọc những yếu tố không còn thích hợp để sự sáng tạo ấy luôn mang tầm nhân loại.

Trải qua thời gian biến thiên, lễ hội Thánh Gióng vẫn duy trì, phát triển cho đến ngày nay. Cái độc đáo của hội Gióng là vẫn diễn ra tự nhiên theo truyền thống, không bị sai lệch, nhiễu bởi yếu tố khác. Cộng đồng quyết định hình thức lễ hội. Vì thế, đến bây giờ, cộng đồng giữ vai trò to lớn, ngƣời dân tự làm lễ hội của mình với vị thế ngƣời chủ, đƣợc chủ động sáng tạo, phần lễ và hội chƣa bị dàn dựng “sân khấu hóa”, “kịch bản hóa”. Cái giữ đƣợc ở hội Gióng là yếu tố quý giá, rất phù hợp với tính chất của lễ hội và điều kiện mà công ƣớc của UNESCO đặt ra. Lễ hội Thánh Gióng tập trung về không gian, hơn nữa truyền thống này đƣợc cộng đồng thực hành liên tục nên có thể thấy đây là một lễ hội dân gian giữ đƣợc căn gốc yếu tố lõi. Thông qua việc mô phỏng sinh động diễn biến các trận đấu của thánh Gióng cùng nhân dân để nâng cao nhận thức cộng đồng về bản chất của cuộc chiến toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.

Hội Gióng chính là một hiện tƣợng văn hóa đƣợc bảo lƣu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bị nhà nƣớc hóa, thƣơng mại hóa.

Hội Gióng là nghi thức thờ cúng anh hùng dân tộc, đồng thời là cuộc tổng diễn xƣớng anh hùng ca Thánh Gióng trên quy mô rộng lớn. Hội Gióng là bƣớc phát triển phong phú của anh hùng ca dân tộc. Thông qua Lễ hội này

sẽ góp phần làm sống lại chủ đề và hình tƣợng ngƣời anh hùng tập thể của bộ lạc thông qua những yếu tố cổ nhất, hồn nhiên nhất. Lễ hội Thánh Gióng là sự chuyển hoá và tổng hợp từ ký ức huyền thoại, ký ức tín ngƣỡng, ký ức không gian, ký ức văn bản, ký ức lễ nghi. Lễ hội Thánh Gióng đã biểu tƣợng hóa, diễn xƣớng hóa và vừa mã hóa, vừa giải mã huyền thoại Thánh Gióng để truyền đạt về một ý niệm văn hóa của dân tộc ta, đó là chủ nghĩa anh hùng yêu nƣớc và đƣa nó tái hòa nhập vào ký ức cộng đồng. Bởi vậy, nó là một giá trị văn hóa có tầm vóc đặc biệt, cần đƣợc bảo tồn, giữ gìn và phát huy.

Nhà thơ Cao Bá Quát đã ca ngợi:

Phá tặc đãn hiềm tam tuế vãn Đăng vân do hận cửu thiên đê ( Đánh giặc lên 3 hiềm đã muộn Cƣỡi mây chín tầng hận chƣa cao)

Nhà thơ nữ đời Lê nổi tiếng là Ngô Chi Lan cũng có một bài thơ Vịnh Phù Đổng Thiên Vƣơng, nguyên văn nhƣ sau:

Vệ Linh sơn thụ, bạch vân nhàn Vạn tử thiên hồng, diện thế gian Thiết mã tại thiên, danh tại sử Anh uy lẫm lẫm mãn giang san. Đƣợc dịch là:

Mây trắng cây xuân núi Vệ Linh, Ngàn hồng muôn tía nức trần gian Ngựa sắt lên trời, tên sử chép,

Oai phong vang dội khắp giang san.

Thánh Gióng đã trở thành một biểu tƣợng hào hùng, kì vỹ mang tính chất anh hùng dân tộc. Là sản phẩm của một quá trình sáng tạo lâu dài của nhân dân ta từ thời bộ lạc xƣa cho đến suốt dặm đƣờng dài dựng nƣớc và giữ nƣớc với những bƣớc thăng trầm của lịch sử, những bƣớc trƣởng thành và lớn mạnh của dân tộc.

Giá trị nghệ thuật

Lễ hội Gióng không chỉ làm ngƣời xem đƣợc chứng kiến các nghi thức của một hệ thống lễ với các thao tác thuần thục mang tính nghệ thuật và biểu trƣng cao mà còn là dịp để mỗi ngƣời Việt Nam có thể cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều “tình làng nghĩa xóm”, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa thực tại và hƣ vô, giữa thiêng liêng và trần thế... tất cả đều đƣợc gìn giữ là một tài sản vô giá lƣu truyền mãi về sau. Lễ hội mang nhiều điểm đặc biệt với tính ƣớc lệ cao. Ngƣơì dân đã sáng tạo một hệ thống biểu tƣợng vừa thực vừa ảo, vừa thiêng liêng vừa đời thƣờng để tái hiện chiến công đánh giặc giữ nƣớc, giữ làng của một anh hùng trong truyền thuyết khiến cho hội Gióng luôn hấp dẫn và cuốn hút các thế hệ con ngƣời.

Phù Đổng là biểu tƣợng của tuổi trẻ anh hùng Việt Nam, biểu tƣợng của chính Việt Nam và cả Việt Nam anh hùng. Từ câu chuyện thần thoại về giông - mặt trời - ngƣời khổng lồ đã dần dần thấm vào các lớp lịch sử để trở thành một câu chuyện truyền kỳ về ngƣời anh hùng đánh giặc. Từ một ngƣời anh hùng văn hoá, anh hùng huyền thoại, ông Gióng dần dần thành ngƣời anh hùng cứu dân, cứu nƣớc đƣợc tôn thờ. Hình tƣợng Thánh Gióng là một sáng tạo tuyệt vời của óc tƣởng tƣợng dân gian. Hình tƣợng ấy, tinh thần ấy đã trở lên linh thiêng trong lòng nhân dân, để rồi đƣợc hoá thân vào những nhân vật cụ thể và trở thành đối tƣợng thờ cúng làm nên một hình tƣợng sinh động trong đời sống văn hoá của cả một vùng trung du châu thổ sông Hồng. Lễ hội đền Sóc (đền Gióng) về thời gian mở hội trùng với lễ hội Cổ Loa đền vua Thục, hội Mê Linh đền Hai Bà Trƣng, hội Đu Đuổm đền Dƣơng Tự Minh ở Bắc Thái… Đó là hội xuân, một loại hình hội mùa của Việt Nam.

Triết lý hội xuân là triết lý phồn thực: sự gặp gỡ, gioa duyên âm dƣơng, giao hoà, sinh sôi, nảy nở. Hoa tre là một hiện vật mang tính biểu tƣợng và đƣợc giải thích một cách hữu thức là chiếc roi ngựa của Thánh Gióng (tre, giang đƣợc vót thành một túm xơ ở đầu rồi nhuộm màu vàng, màu đỏ). Thực

ra dƣới góc nhìn của một nhà dân tộc học, nhƣ khi nhìn thấy chiếc đũa bông tre đặt trên quan tài cúng ngƣời chết, giáo sƣ Từ Chi và nhiều nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ngay rằng đó là biểu tƣợng của dƣơng vật (Linga) cũng nhƣ chiếc nõ trong cặp đôi nõ nƣờng (dƣơng vật và âm vật, Linga và Ioni) trong hội xuân Dị Nậu (Vĩnh Phúc) và nhiều nơi khác. Biểu tƣợng ấy tƣợng trƣng cho trời đất và con ngƣời “Thiên - Địa - Nhân”. Và khi hoa tre đƣợc cắm thành giò cũng gợi lên sự liên tƣởng tới bó lúa vàng óng ả của ngày mùa. Đây cũng là sự cầu mong có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thể hiện tín ngƣỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lễ hội thờ thánh gióng trong đời sống tinh thần của người dân huyện sóc sơn, hà nội hiện nay (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)