Chƣơng 4 : GIAO LƢU VĂN HÓA ẨM THỰC HẢI PHÒNG
4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa ẩm thực Hải Phòng
4.3.3. Đối với cư dân địa phương
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền địa phương về khai thác tài nguyên biển, tài nguyên đất đai, đặc biệt về đánh bắt, khai thác hải sản ven bờ để bảo vệ hệ sinh thái gần bờ. Đối với các loài quý hiếm và mang lại giá trị kinh tế cao, cần nhân giống và tiến hành nuôi trồng nhằm bảo đảm nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của thực khách. Ngoài ra, cư dân địa phương cần phối hợp với chính quyền trong công tác tổ chức không gian ẩm thực và chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Phối hợp cùng với cơ quan chính quyền nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh văn hóa ẩm thực Hải Phòng độc đáo, phong phú, đa dạng đến các đối tượng khách trong và ngoài nước một cách rộng rãi.
Tiểu kết
Trong quá trình hình thành và phát triển, văn hóa ẩm thực Hải Phòng chịu nhiều yếu tố tác động từ vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn…cho đến lịch sử - xã hội; trong đó, sự giao thoa ẩm thực Hải Phòng với khu vực khác tạo nên sự khác biệt giữa ẩm thực Hải Phòng với các tỉnh thành ven biển khác của Việt Nam. Trong những nét ẩm thực ngoại quốc tác động đến văn hóa ẩm thực Hải Phòng, lâu dài và đậm nét hơn cả là ẩm thực Trung Hoa, sau đó đến sự giao thoa với ẩm thực Pháp, và đến nay đã có thêm sự giao lưu với những món ăn của nhiều quốc gia khác trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan….Tất cả đã tạo nên một bức tranh ẩm thực Hải Phòng đa dạng, phong phú và sinh động.
Ngày nay, tham quan và nghỉ dưỡng không chỉ là mục đích duy nhất của mỗi chuyến du lịch mà du lịch còn nhằm mục đích thưởng thức văn hóa ẩm thực tại điểm đến. Văn hóa ẩm thực Hải Phòng trải qua quá trình hình thành và phát triển đã tạo cho mình được những dấu ấn riêng, không bị mờ nhạt trong tổng quan ẩm thực Việt Nam cũng như ẩm thực thế giới. Việc khai thác văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch Hải
Phòng đã trở thành hướng đi tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách của thành phố. Chính vì vậy, thành phố cần có những giải pháp nhằm khai thác văn hóa ẩm thực một cách hiệu quả và bền vững.
KẾT LUẬN
Đối với con người, việc ăn uống luôn được coi là nhu cầu trước nhất, nhờ có ăn uống mà con người có sức khỏe để duy trì sự sống, để lao động và sáng tạo. Thông qua ẩm thực, chúng ta có thể phần nào hiểu được về kinh tế, văn hóa, xã hội của một tộc người nói riêng và cả một dân tộc nói chung. Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa ẩm thực nổi tiếng lâu đời. Xét theo vị trí địa lý, khí hậu, sông ngòi,…và các yếu tố ngoại sinh tác động mà ẩm thực ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam lại có những sự khác nhau, thể hiện nét ẩm thực đặc trưng riêng của từng vùng.
Hải Phòng là một thành phố biển nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho một bờ biển dài với diện tích mặt biển lớn, cùng với khí hậu ôn hòa thuận lợi đã tạo nên một nguồn nguyên liệu thủy, hải sản vô cùng phong phú và đa dạng. Từ xa xưa, những người dân đất Cảng đã biết cách tận dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên này làm thành phần ẩm thực chính trong các bữa ăn của mình. Sau đó, khi có sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, người Hải Phòng đã biết tìm tòi học hỏi để tạo thêm nguồn nguyên liệu từ việc nuôi trồng thủy, hải sản trong các lồng bè trên biển cũng như trên sông nhằm đáp ứng nhu cầu của số dân đang ngày càng tăng nhanh. Sự ưu đãi đặc biệt từ thiên nhiên và sự cần cù lao động của cư dân nơi đây đã tạo nên một nền tảng ẩm thực đặc trưng của Hải Phòng.
Thành phố Hải Phòng có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Ngay từ thế kỷ 16, địa phận khu vực Hải Phòng ngày nay đã giữ vai trò như một Cảng biển quan trọng trong cả nước, là nơi giao thương buôn bán cũng như giao lưu văn hóa từ nhiều vùng miền trong và ngoài nước. Cho đến ngày nay, vai trò đó vẫn được giữ vững và ngày càng phát triển mạnh. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau với nhiều biến động trong lịch sử, thành phố Hải Phòng đã có sự giao thoa văn hóa với nhiều nước trên thế giới; đặc biệt phải kể đến Pháp và Trung Quốc, đây là hai quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng cũng như phong cách ẩm thực Hải Phòng, tạo ra những nét dị biệt trong ẩm thực Hải Phòng so với những tỉnh thành có biển khác trong cả nước.
Ngày nay, cùng với chính sách hội nhập của Việt Nam, giống như nhiều tỉnh thành trong cả nước, ẩm thực Hải Phòng đã có sự tiếp xúc và du nhập mạnh mẽ của các tỉnh thành trong nước và nhiều nước trên thế giới để có những bước phát triển mới. Tuy nhiên, với những chính sách bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, ẩm thực Hải Phòng sẽ vừa biến đổi cho phù hợp với xu hướng nhưng vẫn duy trì được nền ẩm thực độc đáo vốn có. Hơn thế nữa, nét độc đáo trong ẩm thực cũng chính là một công cụ hữu hiệu trong việc quảng bá, giới thiệu văn hóa ẩm thực Hải Phòng đến những du khách trong nước và quốc tế, phát triển kinh tế, du lịch và gìn giữ, bảo tồn những nét văn hóa cốt lõi của Hải Phòng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thị Bảy, Mai Đức Hạnh (2010), Văn hóa ẩm thực của người Ninh Bình, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Bảy (2010), Ẩm thực dân gian Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Vũ Bằng (2007), Miếng ngon Hà Nội, NXB Kim Đồng, Hà Nội.
4. Vũ Bằng (2002), Món ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam, Hội nhà văn xuất bản, Hà Nội.
5. Vũ Bằng (2016), Thương nhớ mười hai, NXB Kim Đồng, Hà Nội.
6. Phan Kế Bính (1997), Việt Nam phong tục, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, HCM. 7. Trần Thị Bính (2012), Văn hóa ẩm thực bình dân Hải Phòng, Khóa luận Tốt nghiệp, Đại học Dân lập Hải Phòng.
8. Nguyễn Thế Bỉnh (2013), Hướng dẫn du lịch Hải Phòng, NXB Hải Phòng, Hải Phòng.
9. Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng: www.haiphong.gov.vn
11. Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng, Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2025, định hướng đến năm 2030:
http://haiphong.gov.vn/p-UBNDTP/d-9555/79911/quy-hoach-phat-trien-kinh-te-thuy-
san-thanh-pho-hai-phong-giai-doan-2016-2025-dinh-huong-den-nam-, 21/11/2015.
12. Nguyễn Nghĩa Dân (2011), Văn hóa ẩm thực trong tục ngữ ca dao Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội.
13. Huỳnh Thị Dung, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Thị Huế (2001), Từ điển văn hóa ẩm thực Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin.
14. Ma Ngọc Dung (2007), Văn hóa ẩm thực của người Tày ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. Nguyên Đán, Luke Nguyễn với sách ẩm thực “Việt Nam của tôi”:
http://www.doanhnhansaigon.vn/mon-ngon/luke-nguyen-voi-sach-am-thuc-viet-nam-
cua-toi/1062597/, 20/03/2012.
16. Lê Quý Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Từ Giấy (2001), Phong cách ăn Việt Nam, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. 18. Vũ Việt Hà, Nguồn lợi hải sản vùng biển Hải Phòng, hiện trạng khai thác, bảo vệ định hướng phát triển ngành đến năm 2020:
http://www.rimf.org.vn/baibaocn/chitiet/tinid-1918, 24/11/2009.
19. Nguyễn Hồng Hạnh, Thức ăn tương kị và những điều nên tránh trong ăn uống, NXB Thanh niên, Hà Nội.
20. Lê Văn Hảo, Có một nền văn hóa ẩm thực Việt Nam:
http://chimviet.free.fr/amthuc/lvhamthuc/lvhs131.htm
21. Thượng Hồng (2003), Món ngon Sài Gòn, NXB Thanh niên, Hà Nội.
22. Hội đồng lịch sử thành phố (1990), Địa chí Hải Phòng, NXB Hải Phòng, Hải Phòng.
23. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2015), Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Việt Nam (Quyển 1), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
24. Vũ Tam Huề (2004), Miếng nhớ miếng thương, NXB Thanh niên, Hà Nội.
25. Hoàng Thị Như Huy (2008), “Mối tương quan giữa du lịch và ẩm thực”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2, tr.58-59.
26. Xuân Huy (sưu tầm và giới thiệu) (2001), Văn hóa ẩm thực và món ăn Việt Nam, NXB trẻ TP HCM, HCM.
27. Nguyễn Việt Hương (2006), Văn hóa ẩm thực và trang phục truyền thống của người Việt (Giáo trình đào tạo cử nhân), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 28. Nguyễn Thừa Hỷ (2010), Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội/Tuyển tập tư liệu phương Tây, NXB Hà Nội, Hà Nội.
29. Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Khôi (2012), Ăn và uống của người Việt, NXB Hà Nội, Hà Nội.
30. Mai Khôi (biên khảo và sáng tác) (2006), Văn hóa ẩm thực Việt Nam – Các món ăn miền Trung, NXB Thanh niên, Hà Nội.
31. Mai Khôi, Vũ Bằng, Thượng Hồng (biên khảo và sáng tác) (2006), Văn hóa ẩm thực Việt Nam – Các món ăn miền Nam, NXB Thanh Niên, Hà Nội.
32. Thạch Lam (1968), Hà Nội băm sáu phố phường, NXB Đời nay, HCM.
33. Nguyễn Thị Hải Lê (2013), Biển trong văn hóa người Việt, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
34. Nguyễn Quang Lê (2003), Văn hóa ẩm thực trong lễ hội truyền thống Việt Nam,
NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
35. Ngô Sĩ Liên (2012), Đại Việt sử kí toàn thư, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Gia Lai.
36. Nguyễn Loan, Nguyễn Hoài (1996), Từ điển món ăn Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
37. Hiền Mai (2005), Món ăn ngày lễ, ngày Tết, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 38. Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Ngọc Thanh (2003), Người Mường ở Tân Lạc tỉnh Hòa Bình, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
39. Nội các triều Nguyễn (Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Mạnh Duân dịch) (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ(tập 7), NXB Thuận Hóa, Huế.
40. Hải Thượng Lãn Ông (1971), Nữ Công thắng lãm, NXB Phụ nữ, Hà Nội. 41. Trần Thế Pháp (2017), Lĩnh nam chích quái, NXB Kim Đồng, Hà Nội.
42. Trần Phương (2006), Du lịch văn hóa Hải Phòng, NXB Hải Phòng, Hải Phòng, 2006.
43. Việt Phương, Võ Quỳnh, Đức Việt (2007), Bách khoa những điều kiêng kỵ trong ăn uống, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
44. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (UBND Thành phố Hải Phòng) (2015),
Báo cáo tổng hợp đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố Hải Phòng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
45. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hải Phòng (UBND Thành phố Hải Phòng) (2015), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
46. Băng Sơn (2000), Thú ăn chơi người Hà Nội, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 47. Băng Sơn, Mai Khôi (2002), Văn hóa ẩm thực Việt Nam - Các món ăn miền Bắc, NXB Thanh niên, Hà Nội.
48. Trần Đức Thạnh, Lê Đức An, Trịnh Minh Trang, Vùng cửa sông ở Hải Phòng – tài nguyên vị thế và tiềm năng phát triển, Tạp chí khoa học và Công nghệ Biển, tập 14, số 2, 2014
49. Nguyễn Thị Diệu Thảo (2016), Ẩm thực Việt Nam và thế giới, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
50. Nguyễn Thị Diệu Thảo (2007), Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
51. Nguyễn Hoàng Thân, Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực cung đình triều Tự Đức, Tạp chí Khoa học và Giáo dục.
52. Ngô Đức Thịnh (1998), Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
53. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
54. Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2000 – 2016: http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/13462, 24/01/2017.
56. Tổng cục Thống kê, Thương mại, giá cả (Kết quả kinh doanh của ngành du lịch):
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=720.
57. Trần Ngọc Thêm (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 58. Trần Quốc Thịnh (2014), Văn hóa ẩm thực Kinh Bắc, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
59. Anh Thơ (2016), Ẩm thực vùng biển Hải Phòng, NXB Hải Phòng, Hải Phòng. 60. Vương Xuân Tình (2004), Tập quán ăn uống của người Việt ở Kinh Bắc, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
61. Nguyễn Trãi (Phan Huy Tiếp dịch) (1960), Ức Trai di tập - Dư địa chí, NXB Văn Sử học, Hà Nội.
62. Tạ Duy Trinh (2004), Du lịch Hải Phòng, NXB Hải Phòng, Hải Phòng. 63. Nguyễn Tuân (2011), Vang bóng một thời, NXB Văn học, Hà Nội.
64. Lê Thanh Tùng (2012), LATS, Lễ hội cổ truyền cư dân ven biển Hải Phòng và sự biến đổi trong giai đoạn hiện nay, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.
65. Dân Việt, Nước mắm – tuyệt phẩm gia vị „quốc hồn quốc túy‟ của Việt Nam:
https://baomoi.com/nuoc-mam-tuyet-pham-gia-vi-quoc-hon-quoc-tuy-cua-viet-
nam/c/21403590.epi, 25/01/2017.
66. Nguyễn Quang Vinh (2006), Văn hóa ẩm thực Quảng Ninh, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
67. Trần Quốc Vượng (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Ảnh 1: Bản đồ thành phố Hải Phòng (nguồn: goo.gl/QnHKRX)
Ảnh 3: Khu Du lịch Cát Bà (nguồn: goo.gl/wYqRwv)
Ảnh 4: Khu du lịch Đồ Sơn (nguồn: goo.gl/K9mqZj)
Ảnh 5: Tu hài nướng mỡ hành (nguồn: goo.gl/TAviVj)
Ảnh 6: Cá song hấp xì dầu (nguồn: goo.gl/Y1rHBU)
Ảnh 9: Bánh đa cua (Nguồn: foody.vn)
Ảnh 10: Nem cua bể (nguồn: m.chiecthiavang.com)
Ảnh 11: Các loại “ốc” được bày bán ở một quán ăn của Hải Phòng (ảnh tác giả chụp) Ảnh 12: Càng Cù kì rang me (ảnh tác giả chụp) Ảnh 13: Ốc mút luộc mắm (ảnh tác giả chup)
Ảnh 14: Rươi (ảnh tác giả chụp)
Ảnh 15: Giá bể xào (ảnh tác giả chụp)
Ảnh 16: Một bữa cơm hàng ngày của người Hải Phòng (ảnh tác giả chụp)
Ảnh 17: Nghề làm mắm Cát Hải (nguồn: goo.gl/d4pgPi)
Ảnh 18: Bánh đúc tàu (nguồn: goo.gl/pgb8Tm)
Ảnh 19: Bánh mỳ cay (ảnh tác giả chụp)
Ảnh 20: Bánh bèo (ảnh tác giả chụp)