Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2. Thể chế nhà nƣớc
3.2.1. Cấu trúc hệ thống của thể chế nhà nước
Thể chế chính trị của nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay được cấu trúc theo nguyên tắc tập trung quyền lực (tập quyền): “Quyền lực nhà nước là thống nhất” và thuộc về toàn thể nhân dân gồm “liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức”. Để đảm bảo nguyên tắc này nhà nước Việt Nam không phân chia quyền lực nhưng phân công, tổ chức giữa các cơ quan trong thể chế nhà nước “thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Không phân chia quyền lực nhà nước nên mối quan hệ giữa các cơ quan cũng không theo cơ chế kiềm chế và đối trọng nhau mà theo cơ chế “phối hợp” và “kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước” (Điều 2, Hiến pháp 2013). Cấu trúc hệ thống của thể chế nhà nước CHXHCN Việt Nam theo mô hình tam giác cân (được nêu trong Hình 3.1) có đỉnh là Quốc hội – “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”, “quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”, “thực hiện quyền lập hiến, lập pháp” (Điều 69, Hiến pháp 2013). Hai góc kề với một bên là Chính phủ “thực hiện quyền hành pháp” và là cơ quan chấp hành của Quốc hội”, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội (Điều 94) và góc đối diện là Tòa án nhân dân “thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102). Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, “chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội” (Điều 105, khoản1). Đây chính là mô hình thể chế nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, là nhà nước pháp quyền nhưng không phân chia quyền lực, không đối trọng quyền lực, vẫn đảm bảo nguyên tắc nhà nước xã hội chủ nghĩa “của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”.
Hình 3.1: Cấu trúc thể chế nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam
Hình 3.2: Cấu trúc thể chế nhà nƣớc CH Pháp
Chú thích: Chỉ đạo, kiểm soát, giám sát, thành lập
Khác với thể chế chính trị của nước ta, cấu trúc hệ thống của thể chế CH Pháp tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập (cho dù không triệt để như thể chế nhà nước Mỹ). Để khắc phục nhược điểm của hai Nền Cộng hòa thứ Ba và thứ Tư theo mô hình thể chế cộng hòa đại nghị, Nghị viện được trao nhiều quyền kiểm soát Chính phủ dẫn đến liên tục thay đổi Chính phủ
Quốc hội Tòa án Chính phủ Chính phủ Tổng thống Thủ tƣớng Tòa án Hội đồng Hiến pháp Nghị viện
cho nên Nền Cộng hòa thứ Năm đã chủ trương thiết lập một cơ quan hành pháp mạnh hơn. Do vậy, mô hình cấu trúc thể chế của CH Pháp theo hình tam giác đều (được nêu trong Hình 3.2) mà đỉnh của tam giác là Chính phủ Pháp, cơ quan “quyết định và thực thi chính sách quốc gia, điều hành cơ quan hành pháp và lực lượng vũ trang” (Điều 20, Hiến pháp 1958). Hai góc kề của tam giác với một bên là Nghị viện gồm Thượng và Hạ nghị viện thực hiện quyền lập pháp “thông qua luật, kiểm soát hoạt động của Chính phủ, đánh giá chính sách công” (Điều 24, Hiến pháp 1958). Mặc dù Nghị viện Pháp vẫn có quyền lật đổ Chính phủ bằng việc thông qua nghị quyết bất tín nhiệm theo Điều 49 và 50 của Hiến pháp 1958 nhưng với quyền hạn của Tổng thống Pháp được tăng cường và là người lãnh đạo Chính phủ, bổ nhiệm Thủ tướng, giải tán Hạ nghị viện nên quyền kiểm soát, kiềm chế của Nghị viện không còn mạnh như trong hai Nền Cộng hòa trước đây. Đối diện với nhánh lập pháp là cơ quan tư pháp do Tòa Phá án đứng đầu gồm sáu thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm (Điều 65, Hiến pháp 1958). Vì Tòa Phá án không có thẩm quyền ra phán quyết về tính hợp hiến và các hành vi vi phạm hiến pháp, CH Pháp đã thành lập Hội đồng Hiến pháp, một cơ quan được coi như là tòa án hiến pháp để thực hiện nhiệm vụ này.