Khái quát về tư tưởng nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh thể chế cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam và cộng hòa pháp nhà nước và đảng chính trị (Trang 79 - 81)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.1. Khái quát về tư tưởng nhà nước pháp quyền

Charles Louis Montesquieu (1689-1755) và Jean Jacques Rousseau (1712-1778) là người đặt nền móng cho tư tưởng về nhà nước pháp quyền không chỉ cho nước Pháp mà có ảnh hưởng khắp châu Âu và “làm cho thế kỷ XVIII thành ra chủ yếu là thế kỉ của nước Pháp” [10, tr. 151].

Charles Louis Montesquieu (1689-1755) xuất thân trong một gia đình quý tộc tư sản Pháp, ông là luật sư và đã giữ chức vụ Chủ tịch Hội Tư pháp ở Bordeaux nên có hiểu rất rõ về thể chế chính trị quân chủ chuyên chế từ trung ương đến địa phương ở Pháp thời cổ và trung đại. C.L.Montesquieu đã thể hiện tư tưởng lớn của ông trong những tác phẩm nổi tiếng như Những lá thư Ba Tư (Persian Letters-1721); Khảo sát về sự hưng thịnh và suy tàn của La Mã (Considerations on the Causes of the Grandeur and Decadence of the Romans-1734) và Tinh thần pháp luật (the Spirit of the Laws-1748). Trong đó

Tinh thần pháp luật là một công trình đồ sộ được viết trong 20 năm, gồm 31 quyển, mỗi quyển từ 15 đến 20 chương bao quát toàn bộ tư tưởng chính trị, pháp luật của C.L.Montesquieu. Theo giới nghiên cứu lịch sử tư tưởng chính trị so sánh: Nếu Chính trị của Aristote là Tinh thần pháp luật thời cổ đại thì

Tinh thần pháp luật của C.L.Montesquieu là Chính trị tiêu biểu của Thế kỉ XVIII [50, tr. 60].

Nhằm hạn chế quyền lực tập trung trong tay vua sẽ dẫn đến độc tài chuyên quyền, C.L.Montesquieu cho rằng một thể chế chính trị tự do phải là một thể chế mà quyền lực tối cao của nhà nước phải được tổ chức thành ba

quyền lực khác nhau: quyền lập pháp, quyền pháp hành và tư pháp. Ba quyền lực nhà nước này độc lập nhau nhưng chịu sự kiểm soát và chế ước lẫn nhau.

Về mô hình thể chế, C.L.Montesquieu phân chia thành: (1) Quân chủ chuyên chế; (2) Quân chủ lập hiến và (3) Cộng hòa dân chủ. Ông phê phán thể chế quân chủ độc tài chuyên chế vì quyền lực không được kiểm soát dẫn đến nguy cơ lạm quyền và tha hóa quyền lực. C.L.Montesquieu cho rằng thể chế cộng hòa dân chủ là tốt đẹp nhất vì quyền lực tối thượng nằm trong tay nhân dân. Nhân dân vừa là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước (thể hiện qua quyền bỏ phiếu) vừa là người tuân thủ để quyền lực nhà nước được thực thi (tuân thủ những mệnh lệnh của người đại diện do mình bầu ra). Tuy nhiên, theo C.L.Montesquieu thì thể chế cộng hòa dân chủ mặc dù tốt đẹp nhưng khó có thể thực hiện được trên thực tế và thể chế chính trị ưu việt nhất là chế độ quân chủ đại nghị giống như của nước Anh vào thời điểm đó.

Mặc dù C.L.Montesquieu không phải là người tự do cấp tiến nhưng với học thuyết phân chia quyền lực nhà nước thì ông trở thành đối thủ nguy hiểm của chủ nghĩa phong kiến chuyên chế khi đó. Mục tiêu làm suy yếu quyền lực chuyên chế trong thuyết của Montesquieu không phải là sự chuyển giao quyền lực mà chính là sự phân chia quyền lực nhà nước. Chính tư tưởng phân quyền này làm cho tên tuổi của C.L.Montesquieu trở nên nổi tiếng trong lịch sử tư tưởng nhân loại thời kỳ cận đại về nhà nước pháp quyền và mở đường cho thể chế lập hiến năm 1791 ở nước Pháp [50, tr. 64-65].

Nhà tư tưởng chính trị, pháp quyền tiêu biểu thứ hai của nước Pháp thời cận đại là Jean Jacques Rousseau (1712-1778). Sự nghiệp của J.J.Rousseau gắn liền với các tác phẩm nổi tiếng như Luận về nguồn gốc của sự bất bình đẳng (Discourse on the Origin of Inequality); Ê-mi-lơ (Émile);

Khế ước xã hội (the Social Contract). Khế ước xã hội hay còn có tên gọi khác:

Rousseau hoàn thành vào năm 1762 đã đưa tên tuổi của ông trở nên nổi tiếng trong lịch sử tư tưởng chính trị, pháp quyền của Pháp và thế giới. Trong tác phẩm này, J.J.Rousseau đã luận giải về những cách thức tốt nhất để thiết lập thiết chế chính trị nhằm khắc phục những vấn đề của xã hội công dân được ông nêu ra từ cuốn Luận về nguồn gốc của sự bất bình đẳng vào năm 1754.

Về các loại hình thể chế, J.J.Rousseau cho rằng thể chế dân chủ bầu cử là lý tưởng nhất. Ông đánh giá cao dân chủ trực tiếp hơn dân chủ đại diện. Thể chế quân chủ chỉ được J.J.Rousseau thừa nhận với điều kiện nền quân chủ phải được được toàn thể nhân dân chấp nhận và tuân theo tinh thần pháp quyền, pháp luật có quyền lực tối thượng. Như vậy khác với C.L.Montesquieu ủng hộ chính phủ quân chủ, J.J.Rousseau chủ trương thiết lập thể chế cộng hòa bằng bầu cử trực tiếp, các quyền cơ bản của nhân dân được bảo đảm. Trong một thể chế dân chủ, mọi người dân có đầy đủ các quyền tự do, bình đẳng và tư hữu tài sản. Về quyền chính trị, người dân có quyền đứng lên phản kháng chuyên chế, cường quyền, bãi bỏ “khế ước” nếu chính phủ ra đời từ khế ước có xu hướng lạm quyền, vượt quyền. Tư tưởng chính trị, pháp quyền tiến bộ của ông có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình tiến triển của cách mạng Pháp, đặc biệt là trong thời kỳ Dân chủ Cách mạng Jacobin từ 6/1793 đến 7/1794 [46, tr. 73].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh thể chế cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam và cộng hòa pháp nhà nước và đảng chính trị (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)