Đối tượng người dân hợp tác khi có cơ hội nâng cao đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của dòng họ đối với việc thực hiện nhóm tiêu chí Văn hóa - xã hội - môi trườngtrong xây dựng nông thôn mới ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 66)

Những mô hình nêu trên đều chủ yếu huy động các thành viên trong cùng DH để hợp tác làm ăn. Điều này cũng khá phù hợp với thông tin thu thập khi hỏi về

“Nếu có cơ hội tốt để nâng cao đời sống, ông/bà sẽ hợp tác với ai?” thì trong số

những người được hỏi có 81,4% hợp tác với anh em ruột thịt, 42,2% hợp tác với họ hàng thân thiết, 51,9% hợp tác với người ngoài DH nhưng biết làm ăn, 10,5% ý kiến hợp tác với người cùng thôn xóm và 30,8% hợp tác với bạn bè thân. Như vậy, trong phát triển kinh tế với cơ hội làm ăn tốt thì với anh em ruột thịt vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất so với các đối tượng khác, chứng tỏ niềm tin giữa tình cảm anh em, họ hàng có sức mạnh liên kết chặt chẽ.

Quan tâm đến giới tính người được hỏi thì nhóm nam cho rằng hợp tác với anh em ruột thịt vẫn cao hơn nhóm nữ (81,1% so với 76,8%).

Quan tâm đến độ tuổi của người được hỏi thì độ tuổi càng cao định hướng hợp tác khi có cơ hội tốt nâng cao đời sống với anh em ruột thịt và họ hàng thân thiết càng lớn. Kết quả khảo sát tại địa bàn cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Đối tượng hợp tác khi có cơ hội nâng cao cuộc sống của người dân xét theo độ tuổi

Đối tƣợng Anh em ruột

thịt(%) N Tổng

Họ hàng thân

thiết (%) N Tổng

Độ tuổi Không Không

Từ 18 -25 77,4 22,6 31 100,0 35,5 64,5 31 100,0

Từ 26 – 35 88,5 11,3 53 100,0 47,2 52,8 53 100,0

Từ 36 – 45 82,9 17,1 70 100,0 38,6 61,4 70 100,0

Từ 46 – 60 65,1 34,9 63 100,0 30,2 69,8 63 100,0

Trên 60 88,7 11,5 26 100,0 69,2 30,8 26 100,0

[Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014] Quan tâm đến số thế hệ trong GĐ người được hỏi thì tương tự, ý kiến hợp tác với anh em ruột thịt và họ hàng thân thiết ở nhóm thuộc GĐ càng nhiều thế hệ càng cao hơn nhóm thuộc GĐ ít thế hệ. Cụ thể, hợp tác với anh em ruột thịt có 92,3% ý kiến nhóm thuộc 4 thế hệ và 82,4% nhóm thuộc 1 thế hệ; hợp tác với anh em ruột thịt có 69,2% ý kiến nhóm thuộc 4 thế hệ và 17,6% nhóm thuộc 1 thế hệ. Quan hệ huyết thống được ưu tiên hơn ở nhóm GĐ nhiều thế hệ và logic với độ tuổi vì nhóm có độ tuổi càng cao thì cũng thường thuộc nhóm GĐ nhiều thế hệ.

Dòng họ tham gia thực hiện dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới

Vai trò của DH để phát triển kinh tế còn được thể hiện qua việc kết hợp với chính quyền địa phương thực hiện dồn điền đổi thửa trong xây dựng NTM. Đây là chính sách chung của Đảng và Nhà nước ta để quy hoạch lại ruộng đất, nhưng trong quá trình thực hiện gặp một số khó khăn chính từ sự thiếu hợp tác của một số người dân. Lúc này, DH trở thành tổ chức quan trọng có sức mạnh “tháo gỡ” vướng mắc trong thực thi chính sách “như với trường hợp ở DH Đậu, có ông là không đồng ý thực hiện chính sách vì trước đây là nhận được ruộng tốt rồi, cày cấy quen rồi nên giờ không chịu đổi, lúc này chính quyền nhờ tới DH, đến khi DH nói thì ông mới

nghe mà làm theo...” [PVS số 4, nam, 39 tuổi]. DH thể hiện được vị trí “cầu nối”

giữa chính quyền địa phương và người dân để các hoạt động xây dựng NTM được triển khai đúng hướng và kịp thời.

Đến đây, so sánh với khảo sát của tác giả Nguyễn Tuấn Anh “Vai trò DH

trong đời sống cộng đồng làng xã” thì tại làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An

hình thức liên kết hợp tác trong sản xuất nông nghiệp chỉ dừng lại ở chỗ hỗ trợ đổi công mà chưa thấy xuất hiện sự hùn vốn, liên kết hoặc là kết hợp đất đai lại thành diện tích canh tác lớn để sản xuất. So sánh với nghiên cứu “Quan hệ DH ở châu thổ sông Hồng” của tác giả Mai Văn Hai thì tại Tứ Kỳ, Đào Xá có hình thức họ hàng nuôi chung trâu, bốc chung phiếu khi nhận đất, đổi công hợp tác trong ngày mùa. Vai trò của DH tại Thiên Lộc trong xây dựng NTM không chỉ là các mô hình kinh tế từ hùn vốn xây dựng quỹ tín dụng mà còn chung tay chăn nuôi, trồng trọt cho đến thực hiện dồn điền đổi thửa để sản xuất nông nghiệp. Thực tế khảo sát đã chứng minh rằng thiết chế DH với chức năng kinh tế của nó hiểu theo nghĩa nào đó đã có vai trò đáng kể với kinh tế hộ GĐ nói riêng và đời sống kinh tế GĐ NT nói chung. M.Weber đã nhận định rằng “Đạo đức Tin lành là cơ sở quan trọng cho nền kinh tế

tư bản chủ nghĩa Tây Âu” thì cũng có thể nhìn nhận lại và kết luận được “quan hệ

họ hàng với ý nghĩa đầy đủ của nó là cơ sở quan trọng cho sự phát triển có hiệu quả kinh tế hộ GĐ Việt Nam” [2, tr.65].

2.3.3. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trƣờng văn hóa nông thôn

Xác định xây dựng GĐ VH, DH VH là nền tảng của phong trào xây dựng đời sống VH ở khu dân cư, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Thiên Lộc đã không ngừng nâng cao công tác tuyên truyền trong nhân dân về thực hiện tốt Chỉ thị 20 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyết định số 31 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Quyết định 32 của Ủy

ban nhân dân tỉnh về Quy chế công nhận các danh hiệu VH. Theo đó, DH tại Thiên Lộc cũng rất tích cực thực hiện các quy định mà chính quyền đề ra thông qua hương ước của thôn trong xây dựng NTM.

Thực hiện các quy định nếp sống văn minh trong việc cƣới

Trước hết, việc chọn vợ chọn chồng ở NT ngày nay đã “thoáng hơn” so với XH truyền thống nhưng điều đó không có nghĩa là vai trò của GĐ, DH không còn quan trọng. Qua khảo sát, có đến 58,8% người được hỏi đồng ý quan niệm “lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống” trong giai đoạn hiện nay vẫn còn nguyên giá trị. Tông, giống của mỗi con người cũng phần nào thể hiện được hình ảnh của cá nhân, vì vậy DH có sức ảnh hưởng lớn trong việc lập GĐ của mỗi cá nhân.

Với câu hỏi “Nếu trong DH có trường hợp kết hôn nhưng bị phản đối thì ứng

xử của ông/bà như thế nào?”, ý kiến người được hỏi có 9,0% im lặng, 13,3% không

quan tâm, 40,8% góp ý với người đó và GĐ, 27,0% khuyên bảo, 1,3% can ngăn, 21,0% thông cảm, 0,4% dèm pha. 9,0 13,3 40,8 27,0 1,3 0,0 21,0 0,4 0 10 20 30 40 50 % Im lặng Không quan tâm

Góp ý Khuyên bảo Can ngăn Xấu hổ Thông cảm Dèm pha

Ứng xử

Biểu đồ 2.9: Ứng xử của người dân khi trong dòng họ có người kết hôn bị phản đối [Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014] Như vậy, ảnh hưởng của DH đối với hôn nhân của thành viên chủ yếu là góp ý, cho ý kiến với GĐ và cá nhân là điều phù hợp.

Đối với GĐ có đám cưới thì họ cũng mong nhận được sự giúp đỡ của anh em ruột thịt (84,5%), từ họ hàng thân thiết (85,5%), từ hàng xóm láng giềng (63,4%), từ bạn bè (55,6%), từ các tổ chức đoàn thể (29,6%) và đồng nghiệp hoặc người cùng làm ăn là 33,7% ý kiến người được hỏi.

Xét đến giới tính của người được hỏi, trong đám cưới nhóm nữ mong nhận được sự giúp đỡ từ anh em ruột thịt cao hơn nhóm nam với 85,3% so với 84,5% ý kiến; mong nhận từ họ hàng thân thiết với 87,4% so với 84,4%.

Xét đến số thế hệ trong GĐ thì nhóm ý kiến thuộc GĐ nhiều thế hệ thì càng mong nhận được sự giúp đỡ từ anh em ruột thịt và họ hàng thân thiết hơn so nhóm thuộc GĐ ít thế hệ. Ở nhóm GĐ 4 thế hệ có 100,0% ý kiến mong nhận từ anh em ruột thịt, 92,3% mong nhận từ họ hàng thân thiết trong khi đó nhóm GĐ 1 thế hệ đều có 64,2% mong nhận được từ quan hệ họ hàng. Như vậy, hôn nhân không chỉ là việc thực hiện chức năng sinh học trong tái sinh sản nòi giống và còn có chức năng duy trì gia thống cho nên đây vẫn được coi là việc chung quan trọng của DH [2, tr.91].

Thực hiện các quy định nếp sống văn minh trong việc tang

Không chỉ trong đám cưới, vai trò của DH còn được thể hiện rõ nét hơn qua việc tang ma – vừa là khía cạnh của đạo lý vừa là việc tâm linh. Đây không chỉ là công việc của GĐ người đã khuất mà còn là trách nhiệm của cả xóm làng, DH. DH trở thành chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần đối với GĐ có tang.

So sánh với xã khác trong thực hành nghi lễ tang ma, cũng có thể thấy được ưu điểm của xã Thiên Lộc: “Ví dụ như ở Xã Phúc Lộc, khi cha mẹ chết phải mổ lợn cho cả làng ăn, đó không phải là nét đẹp VH. Còn ở đây thì việc ăn uống đám tang là không có nữa, về mâm cỗ thì tuyệt đối không có, người trong thôn tham gia

phúng điếu thôi nên như nhau giữa người giàu với người nghèo.” [PVS số 3, nam,

43 tuổi]. Bên cạnh chủ trương của chính quyền thì mỗi DH cũng có quy định riêng để thể hiện trách nhiệm và tình cảm đối với GĐ người đã khuất.

Đối với bản thân GĐ có đám tang, họ cũng mong muốn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ anh em ruột thịt (90,9%), từ họ hàng thân thiết (87,7%), từ hàng xóm láng giềng (42,4%), từ bạn bè (65,0%), từ các tổ chức đoàn thể (49,4) và đồng nghiệp hoặc người cùng làm ăn là 48,8%.

Quan tâm đến giới tính người được hỏi, nhóm nữ mong nhận sự hỗ trợ từ anh em ruột thịt trong việc tang lễ cao hơn nhóm nam (94,7% so với 88,5%).

Quan tâm đến số thế hệ thì mong nhận sự hỗ trợ từ anh em ruột thịt ở nhóm GĐ 1 thế hệ là 88,2%, GĐ 2 thế hệ 89,9%, GĐ 3 thế hệ là 91,3% và GĐ 4 thế hệ là

100,0%. Nhóm ý kiến thuộc GĐ càng nhiều thế hệ càng coi trọng sự giúp đỡ từ anh em ruột thịt khi GĐ có đám tang hơn so với nhóm GĐ ít thế hệ.

Nếu so sánh với các trường hợp khác như khi cần vay tiền – công việc thiên về tính XH với khi GĐ có đám cưới, đám tang, ốm đau, xây dựng nhà cửa – công việc thiên về tình cảm thì mong muốn của đa số người dân là nhận sự giúp đỡ chủ yếu từ anh em ruột thịt và họ hàng thân thiết cho công việc tình cảm và sự hỗ trợ lớn nhất từ bạn bè cho công việc XH.

Bảng 2.3: Mong muốn của người dân về đối tượng giúp đỡ khi có các công việc quan trọng

Đám

cƣới Đám tang Ốm đau Cần vay tiền Xây dựng nhà cửa SL % SL % SL % SL % SL % a. Anh em ruột thịt 206 84,8 221 90,9 203 83,5 160 65,8 168 69,1 b. Họ hàng thân thiết 207 85,5 213 87,7 169 69,5 139 57,2 154 63,4 c. Hàng xóm láng giềng 154 63,4 103 42,4 151 62,1 111 45,7 111 45,7 d. Bạn bè 135 55,6 158 65,0 116 47,7 179 73,7 113 46,5 e. Các tổ chức xã hội đoàn thể 72 29,6 120 49,4 133 54,7 156 64,7 97 39,9 f. Đồng nghiệp 82 33,7 70 28,8 71 29,2 155 63,8 84 34,6

[Nguồn: Số liệu khảo sát,2014] Quan tâm đến ứng xử của cá nhân đối với GĐ trong DH có các công việc như đám cưới, đám tang, liên hoan, giỗ chạp, đau ốm... như thế nào thì trong số 243 người được hỏi có 75,3% đến nói chuyện, hỏi thăm tùy hoàn cảnh; 85,6% tham gia làm một số cần thiết; 23,9% thể hiện bằng tiền, 16,9% thể hiện bằng hiện vật.

75,3 85,6 23,9 16,9 0 20 40 60 80 100 % Đến nói chuyện Tham gia 1 số công việc Thể hiện bằng tiền Thể hiện bẳng hiện vật Ứng xử

Biểu đồ 2.10: Ứng xử của cá nhân khi trong dòng họ có các công việc chung [Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014]

Đối tƣợng

Như vậy, sự chia sẻ của những người trong DH tùy vào từng hoàn cảnh có cách ứng xử khác nhau nhưng chủ yếu là đến nói chuyện, hỏi thăm và làm một số công việc cần thiết – điều này rất phù hợp với lối sống NT không chỉ trọng “tình làng nghĩa xóm” mà còn “một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

Cùng với NTM, xây dựng GĐ VH, DH VH đã trở thành động lực lớn để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - XH của Thiên Lộc. Chính DH đang đặt xây những viên

gạch vững chắc góp phần xây dựng đời sống VH tinh thần của quê hương đất nước.

2.3.4. Quan hệ dòng họ với việc tổ chức quyền lực địa phƣơng

“Trong quá trình mở rộng dân chủ mà phương thức chủ yếu là kết hợp dân chủ đại diện với dân chủ trực tiếp thì việc phục hưng của các quan hệ DH có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống chính trị và quản lý làng xã được nhiều người quan tâm và có những ý kiến khác nhau. Đặc biệt, trong hai cuộc hội thảo khoa học lớn

DH với truyền thống dân tộc” tổ chức tại Hà Nội ngày 7/4/1996 và “VH các DH ở

Nghệ An với sự nghiệp thực hiện chiến lược con người đầu thế kỷ 21” tổ chức tại

Vinh ngày 5/3/1997 cũng đề cập nhiều vấn đề này. Có thể chia các ý kiến xung quanh vấn đề này thành hai loại chủ yếu: đó là đề cao mặt tích cực hoặc nhấn mạnh mặt tiêu cực của các quan hệ DH.” [2, tr.66]. Vai trò, ảnh hưởng của DH đối với tổ chức quyền lực ở địa phương là một vấn đề khá nhạy cảm nên để đi đến kết luận chung cần phải sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Trước hết, dựa trên quan sát cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo địa phương hiện nay thì đảm nhận các chức vụ chủ chốt như Chủ tịch Ủy ban là họ Đặng Phúc, phó chủ tịch Ủy ban là họ Võ Huy, Bí thư Đảng ủy là tộc trưởng họ Võ Nhân, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc nhân dân là tộc trưởng họ Trần Đình và các chức vụ quan trọng khác ở các phòng ban chủ yếu là các DH trên, nhưng nhiều nhất trong các họ kể trên vẫn là thuộc họ Đặng và họ Võ – hai DH lớn nhất của Thiên Lộc. Hai DH này có dân số lớn trong tổng dân số toàn xã, có bề dày truyền thống và nền nếp sinh hoạt quy củ. “Họ Đặng Phúc có 3 đời kế tiếp nhau làm chủ tịch Uỷ ban Xã Thiên

Lộc, có 2 đời đang sống và đương nhiệm.” [PVS số 4, nam, 39 tuổi]. Nếu chỉ dừng

ở đây chúng ta sẽ dễ dàng kết luận được quan hệ DH đã đan xen, chi phối đến việc tổ chức quyền lực ở địa phương.

So sánh với kết quả nghiên cứu ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An của tác giả Nguyễn Tuấn Anh thì có phần khác biệt. Ở Quỳnh Đôi, các chức vụ chủ chốt của chính quyền địa phương đều là người cùng một họ, đó là họ

Biểu đồ 2.11: Thái độ khi trong DH có người lãnh đạo chính quyền địa phương

94,7% 4,9% 0,4%

Tự hào Bình thường Không quan tâm Hồ - DH lớn nhất làng nhưng ở Thiên Lộc, tuy các vị trí chủ chốt đó cũng thuộc vào các DH lớn của xã nhưng ở đây tạm gọi là có sự “phân chia quyền lực” giữa các DH - tức là đại diện mỗi DH đảm nhận vị trí quan trọng khác nhau trong tổ chức chính quyền địa phương.

Để đi đến cách nhìn khách quan hơn, khi đặt câu hỏi “Trong giai đoạn hiện nay, quan niệm “một người làm quan cả họ được nhờ” còn có giá trị nữa không?”

thì chỉ có 80/240 người trả lời (chiếm 33,3%) cho là còn giá trị. Tuy vậy, với câu hỏi “Ông/bà cảm thấy như thế nào nếu trong DH có người lãnh đạo chính

quyền địa phương?” trong số 243

người được hỏi có 230 người cảm thấy tự hào (chiếm 94,7%), 12 người cảm thấy bình thường (chiếm 4,9%) và chỉ 1 người cảm thấy không quan tâm (chiếm 0,4%).

Tuy quan niệm “một người làm quan cả họ được nhờ” trong thời đại hiện nay không còn nguyên giá trị nhưng đa số người được hỏi vẫn cảm thấy tự hào nếu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của dòng họ đối với việc thực hiện nhóm tiêu chí Văn hóa - xã hội - môi trườngtrong xây dựng nông thôn mới ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)