Trình độ học vấn của con cháu trong dòng họ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của dòng họ đối với việc thực hiện nhóm tiêu chí Văn hóa - xã hội - môi trườngtrong xây dựng nông thôn mới ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 96)

“Trình độ học vấn cao thì người ta có nhận thức được vấn đề hơn, họ có điều kiện thu nhập hơn so với nhóm học vấn thấp nên khi đóng góp cho xây dựng NTM họ cũng hợp tác tích cực hơn, nhiệt tình hơn. DH nào mà đa số có học vấn cao thì vấn đề nào cũng được giải quyết nhanh chóng, thống nhất được ý kiến, còn trong họ nào mà con cháu đa số kiểu như dân ta hay nói là ít có điều kiện học hành hơn

thì nhận thức cũng không bằng người ta được thì cái gì cũng khó khăn hơn.” [PVS

số 5, nam, 58 tuổi].

Như vậy, trình độ học vấn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các hoạt động của DH trong xây dựng NTM nói riêng và đời sống làng xã nói chung.

Điểm đáng chú ý trong vai trò của DH tại Thiên Lộc là tính tự quản cao, thể hiện trong sự phân chia quyền lực giữa các họ với nhau như đã phân tích ở chương 2, nhưng chính những DH có thành viên đảm nhận chức vụ quan trọng trọng bộ máy lãnh đạo của chính quyền địa phương trở thành yếu tố tác động đến vai trò của DH mình trong NTM. Yếu tố địa vị XH của thành viên trong DH ở đây được hiểu là những vị trí của cá nhân trong cơ quan làm việc, trong hoạt động XH – ngoài DH. Có những vị vừa là tộc trưởng DH vừa đảm nhận các chức vụ XH cao của chính quyền địa phương như họ Đặng Phúc, họ Võ Nhân, họ Trần Đình... nhưng có cá nhân tuy đi ra XH có địa vị XH cao nhưng khi về với DH thì vẫn chỉ là thành viên, là con cháu của họ tộc song sự ảnh hưởng của những cá nhân ấy với hoạt động của DH là điều đáng ghi nhận.

Trong số ý kiến người được hỏi, có 34,6% ý kiến cho rằng địa vị XH của thành viên trong DH có tác động đến việc phát huy vai trò của DH trong xây dựng NTM. Đây không phải là tỷ lệ quá cao nhưng cũng thể hiện được địa vị XH của thành viên trong DH ảnh hưởng đến DH. Trở lại với việc tìm hiểu thái độ về quan niệm “một

người làm quan cả họ được nhờ” trong thời đại hiện nay thì cũng chỉ có 33,3% ý

kiến cho rằng còn giá trị thì tỷ lệ đánh giá tác động của địa vị XH của thành viên với DH là khá phù hợp. Nhấn mạnh thêm tác động của yếu tố này thì thông tin phỏng vấn sâu cũng khẳng định được địa vị XH là yếu tố tạo nên lợi thế của DH trong mối quan hệ với DH khác và cộng đồng làng xã.

“Họ bác có lợi thế là bác vừa là tộc trưởng vừa là lãnh đạo địa phương nên thông qua Hội đồng gia tộc, thông qua DH thì bà con nắm được các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Về phía họ thì tiếp cận được đúng và đủ chính

sách địa phương trong xây dựng NTM.” [PVS số 3, nam, 43 tuổi].

Không chỉ quan tâm đến trình độ học vấn và địa vị XH mà yếu tố nghề nghiệp của người dân cũng được đề cập tới trong mối quan hệ với việc phát huy vai trò của DH trong xây dựng NTM. Nghề nghiệp của người dân NT chủ yếu là làm nông nghiệp, họ là những người nông dân chân lấm tay bùn suốt ngày quanh quẩn với ruộng vườn, ít đi đâu ra khỏi lũy tre làng. Nhưng, trong bối cảnh kinh tế XH hiện nay thì cơ cấu nghề nghiệp ở NT đã thay đổi theo hướng kết hợp nông lâm ngư nghiệp với công nghiệp, dịch vụ. Tại Thiên Lộc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông nghiệp 30,0%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 18,0%, thương mại, dịch vụ và xuất khẩu lao động 52,0% [8, tr.1].

Qua số liệu khảo sát, trong cơ cấu mẫu nghiên cứu có 36,2% nông dân; 6,2% công nhân; 17,3% kinh doanh; 12,8% cán bộ công chức nhà nước; 5,8% giáo viên; 2,5% bộ đội, công an; 4,5% nghỉ hưu; 14,0% lao động tự do và 0,8% nghề khác (sinh viên). Có thể thấy cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Thiên Lộc khá đa dạng. Tuy nhiên, khi đặt câu hỏi “Nghề nghiệp của các thành viên trong DH có

phải là yếu tố tác động đến việc phát huy vai trò của DH trong xây dựng NTM?” thì

chỉ có 26,7% ý kiến lựa chọn. Theo người dân, nghề nghiệp ít trở thành yếu tố tác động đến vai trò của DH và để khẳng định thêm điều này đề tài còn xét đến mối quan hệ giữa yếu tố nghề nghiệp với việc đánh giá hiệu quả thực hiện các hoạt động của DH. Ví dụ, thực hiện các công việc trong tiêu chí GD, có thể thấy giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau thì sự khác biệt về ý kiến trả lời là không đáng kể. Dù là người nông dân, lao động tự do hay cán bộ công chức Nhà nước thì họ đều đánh giá cao vai trò của DH trong NTM. Nhưng, nếu trong DH nghề nghiệp con cháu có tính thuần nhất như tỷ lệ công chức Nhà nước nhiều (DH Võ Nhân), có con cháu đi nước ngoài nhiều (60% con cháu họ Đặng Phúc)... thì từ nhận thức đến mức độ đóng góp của các DH cũng khác nhau.

Nếu như ở thành thị, thường những người có trình độ học vấn cao sẽ có nghề nghiệp và địa vị XH cao và ngược lại nhưng đặc trưng của XH NT thì người có địa vị XH cao trong XH chưa chắc đã có trình độ học vấn cao và nghề nghiệp ổn định hơn so với những người có địa vị XH thấp hơn. Vì vậy, trong khảo sát này địa vị

XH và trình độ học vấn có tỷ lệ ý kiến lựa chọn tác động đến vai trò của DH cao hơn so với yếu tố nghề nghiệp cũng là điều khá phù hợp.

Yếu tố năng lực quản lý của hội đồng gia tộc và uy tín của tộc trƣởng

Hội đồng gia tộc trở thành tổ chức đại diện DH quản lý con cháu, được xem như là cầu nối quan trọng giữa chính quyền địa phương và người dân tại NT nói chung và xã Thiên Lộc nói riêng trong việc xây dựng khối đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Cơ cấu tổ chức cũng như năng lực quản lý điều hành công việc của hội đồng tộc họ ở mỗi DH là khác nhau – chính điều này đã tác động mạnh mẽ đến vai trò của DH trong xây dựng NTM. Hội đồng tộc họ được ví như “bộ máy đầu não” của họ tộc, là tổ chức chính trị của DH nên có mức độ ảnh hưởng đối với người dân và chính quyền địa phương. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và đoàn thể các cấp, những năm qua, hội đồng gia tộc và tộc trưởng trên địa bàn xã đã phát huy tốt vai trò trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân, con cháu và GĐ chấp hành các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; tăng cường phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở, xây dựng, củng cố khối đoàn kết trong cộng đồng dân cư; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn XH trên địa bàn dân cư; đấu tranh phòng, chống tệ nạn XH. Hội đồng gia tộc đã cùng cấp ủy, chính quyền cơ sở, tích cực vận động nhân dân, GĐ, con cháu đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Hội đồng gia tộc đã tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động, hoạt động từ thiện XH, xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước thôn, bản, tổ dân phố... bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; phát huy, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đã có nhiều tấm gương tiêu biểu được Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở ghi nhận và khen thưởng.

Theo số liệu khảo sát, 56,0% ý kiến cho rằng năng lực quản lý của hội đồng gia tộc có tác động đến việc phát huy vai trò của DH trong xây dựng NTM. Đối chiếu lại với đánh giá hoạt động của DH trong việc thành lập hội đồng gia tộc thì có 73,7% cho rằng đạt hiệu quả, như vậy không chỉ thành lập được mà ban quản lý DH còn hoạt động tốt, có ảnh hưởng nhất định đến các đóng góp của DH như đã phân tích ở chương 2.

Đại diện của DH chính là người tộc trưởng và uy tín của tộc trưởng cũng rất quan trọng với sự lớn mạnh của họ tộc mình, có đến 70,4% ý kiến người được hỏi cho rằng uy tín của tộc trưởng tác động đến vai trò của DH. Tộc trưởng là người chịu trách nhiệm chính các hoạt động trong DH như quản lý chung các công việc và con cháu trong DH, chăm nom nhà thờ họ, coi sóc mồ mả tổ tiên, gìn giữ gia phả, tổ chức sinh hoạt DH, thực hiện giỗ họ, lễ tết chu đáo, cùng với các trưởng chi bàn bạc công việc, luôn khuyến khích con cháu trong họ của mình phấn đấu... Với những công việc cơ bản thuộc trách nhiệm và nghĩa vụ của một người trưởng tộc là như vậy nhưng không phải ai cũng hoàn thành tốt vai trò của mình, đặc biệt đảm bảo được uy tín của tộc trưởng với con cháu. “Trong DH thì năng lực tổ chức của DH, đặc biệt là ông tộc trưởng thì còn hạn chế vì do cha truyền con nối, cộng với khả năng sư phạm, thuyết phục được bà con cũng chưa được tốt thi đôi khi sai cả chủ trương đi.” [PVS số 3, nam, 43 tuổi].

Quan tâm đến chức vụ trong DH của người được hỏi khi đánh giá hiệu quả các công việc DH tham gia trong xây dựng NTM thì các vị tộc trưởng, trưởng các chi/nhánh có mức đánh giá hiệu quả cao hơn so với thành viên trong DH - vì họ là người trực tiếp nắm bắt và quan tâm thực hiện công việc. Chẳng hạn, với việc thành lập hội đồng gia tộc thì tộc trưởng có 77,8% đánh giá hiệu quả, trưởng chi/nhánh có 66,7% ý kiến và thành viên DH có 59,1% ý kiến hiệu quả. Không chỉ vậy, những vị tộc trưởng hoặc là thành viên của hội đồng gia tộc nếu như còn đảm nhận các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền địa phương hoặc ít ra là có tham gia công việc XH thì có lợi thế hơn và “tiếng nói” của họ trong công việc của DH thường có sức mạnh hơn so với những người khác.

Hộp 2.13: Lợi thế của tộc trƣởng khi nắm giữ các chức vụ xã hội khác

“Bác làm tộc trưởng hơn 30 năm, đã thay đổi một số nề nếp trong DH. Có họ tộc trưởng nói không ai nghe chứ bác thì được cái làm việc XH nên cũng có uy tín, mình cần ăn nói cho khéo kẻo thành cục bộ trong DH để thi đua chứ không phải là

ganh đua giữa các DH.” [PVS số 3, nam, 43 tuổi].

“Làm cán bộ địa phương nên những chủ trương, đường lối, chính sách gì tôi cũng nắm rõ, chính xác hơn, khi về sinh hoạt DH thì có tiếng nói uy tín hơn với con cháu, từ đó tạo điều kiện để GD con cháu làm theo nên cũng có lợi thế hơn so với nhiều DH khác.” [PVS số 4, nam, 39 tuổi].

Có thể nói, năng lực quản lý của hội đồng gia tộc và uy tín của tộc trưởng trở thành yếu tố tác động đối với hiệu quả các công việc mà DH tham gia, năng lực quản lý tốt, uy tín tộc trưởng cao thì đóng góp của DH càng cao và ngược lại.

Biểu đồ 2.20: Cơ cấu kinh tế của người dân Thiên Lộc 2,9% 2,9% 30,0% 60,5% 6,6% Giàu Khá giả Trung bình Nghèo

Yếu tố về điều kiện kinh tế của các hộ gia đình trong dòng họ

Kinh tế vừa là mục tiêu vừa là nguồn lực quan trọng trong xây dựng NTM nói riêng và trong phát triển đời sống làng xã Việt Nam nói chung. Khi quan tâm đến khó khăn của DH trong xây dựng NTM thì kinh tế của các thành viên trong DH cũng là một trong những khó khăn với 76,5% ý kiến người được hỏi. Cũng theo số liệu khảo sát, có 55,1% ý kiến cho rằng điều kiện kinh tế của các hộ GĐ trong DH sẽ tác động đến việc phát huy vai trò của DH.

Có thể nói người dân xác định được kinh tế là yếu tố quan trọng đối với GĐ, DH cũng như yếu tố không thể thiếu trong xây dựng NTM. Trong tất cả những yếu tố tác động đến vai trò DH, khi so sánh giữa yếu tố kinh tế với các yếu tố nghề nghiệp, trình độ học vấn, địa vị XH – là những đơn vị cấu thành nên kinh tế thì tỷ lệ ý kiến nhóm này lựa chọn tác động thấp hơn so với khi so sánh các yếu tố như truyền thống, lịch sử, ý thức của thành viên, uy tín của tộc trưởng...- là những yếu tố liên quan DH thì có ý kiến đánh giá cao hơn. Chứng tỏ, trong số các yếu tố liên quan đến việc phát huy vai trò của DH trong xây dựng NTM thì yếu tố thuộc về DH được đề cao hơn. Trên thực tế, kinh tế lại là yếu tố thuộc về khó khăn của người dân, của hộ GĐ – thuộc về cá nhân nhưng khi xác định đây là yếu tố liên quan đến vai trò của DH thì trở thành yếu tố tập thể kinh tế lại được đánh giá có nhiều tác động với DH. Kinh tế hộ GĐ có ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động của DH trong NTM?

Đặc điểm nổi bật của người dân xã Thiên Lộc là mức sống được đánh giá cao hơn so với những xã khác trong toàn huyện – đây là lợi thế của xây dựng NTM. Trong cơ cấu mẫu nghiên cứu: 2,9% giàu có, 30,0% khá giả, 60,5% trung bình và 6,6% nghèo. Như vậy, đa số người dân tự đánh giá thì mức sống thuộc hộ trung bình và số hộ thuộc khá giả thì cũng khá cao

và có xu hướng ngày càng tăng. Điều cần quan tâm là điều kiện kinh tế “trung bình” ở Thiên Lộc có thể tạm gọi là thuộc mức “trung bình cao” khi xét với mức trung bình ở xã khác. Theo báo cáo chung của xã, thu nhập bình quân đạt 26,65 triệu

đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đến tháng 11 năm 2013 giảm còn 4,47% hộ nghèo, số người đi lao động xuất khẩu 840 người, chiếm 23,0% dân số với bình quân thu nhập của họ là 1000 USD/người/tháng [8, tr.5]. Mặt bằng chung về điều kiện kinh tế của người dân Thiên Lộc khá cao nên trong việc đóng góp công đức của các DH cũng đạt kết quả cao với 85,2% ý kiến đánh giá hiệu quả, thực hiện cuộc vận động đóng góp “ngày vì người nghèo” các DH đóng góp nhiều với 61,2% ý kiến; trong việc đóng góp hỗ trợ các thôn xây dựng cơ sở hạ tầng thì con em làm ăn xa đã đóng góp được 200 triệu/đồng tính đến năm 2012... [8, tr.6]. Có thể nói điều kiện kinh tế là yếu tố quan trọng với việc phát huy vai trò của DH trong các công việc xây dựng NTM.

“Làm việc gì cũng thế, yếu tố đầu tiên là tiền ở đâu mà làm nên trong xây dựng NTM càng phải xét đến kinh tế. Tiền từ nhiều nguồn gộp lại nhưng dân có tiền dân có mà đóng góp, mới xây dựng được công trình này công trình khác, tổ chức được các hoạt động. Từ đó, đời sống mới nâng cao hơn, bộ mặt NTM thay đổi được.” [PVS số 8, nữ, 45 tuổi].

Với ý nghĩa mang tính chi phối của kinh tế như vậy nên xã Thiên Lộc tập trung phát triển nâng cao thu nhập cho người dân “xác định đây là nội dung quan trọng nhất, thiết thực nhất, khó khăn nhất quyết định kết quả thực chất của chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM.”

Liên hệ với nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Anh tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã khẳng định có ba nguyên nhân chính tạo nên sự phục hưng DH gồm: thứ nhất do sự khẳng định vai trò của hộ GĐ NT; thứ hai do XH NT cần một thế tĩnh để cân bằng và một sự điều hòa trong mỗi con người; thứ ba do

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của dòng họ đối với việc thực hiện nhóm tiêu chí Văn hóa - xã hội - môi trườngtrong xây dựng nông thôn mới ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)