Đánh giá các hoạt động khuyến học theo giới tính người được hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của dòng họ đối với việc thực hiện nhóm tiêu chí Văn hóa - xã hội - môi trườngtrong xây dựng nông thôn mới ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 38 - 43)

[Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014] Từ biểu đồ trên cho thấy, đa số tỷ lệ nam giới đánh giá các hoạt động khuyến học của DH cao hơn so với nữ giới, chỉ có công tác thành lập hội khuyến học là hoạt động phổ biến có từ lâu đời nên nữ giới đánh giá cao hơn (100,0%) so với nam giới (95,9%) nhưng sự chênh lệch không đáng kể.

Quan tâm đến độ tuổi của người được hỏi thì trong các hoạt động có hội khuyến học, trao học bổng cho học sinh giỏi, khen thưởng những tấm gương sáng, con cháu học giỏi trong DH thì đa số các nhóm tuổi đều đánh giá cao. Nhưng, trong hoạt động “xây dựng tủ sách riêng cho DH” thì nhóm tuổi từ 18 – 25 tuổi có tỷ lệ đánh giá cao nhất (35,5%), nhóm tuổi từ 26 – 35 tuổi có tỷ lệ đánh giá cao thứ hai (22,6%). Trong hoạt động “có quỹ riêng dành cho GD” thì nhóm tuổi trên 60 tuổi có đánh giá cao nhất (92,3%) so với các nhóm tuổi còn lại, nhóm tuổi từ 46 – 60 tuổi có 82,5% ý kiến cao thứ hai và các nhóm tuổi trẻ hơn với 72,9% và 77,4% ý kiến. Đa số các nhóm tuổi đều đánh giá cao các hoạt động khuyến học của DH nhưng hoạt động mới được xây dựng “tủ sách DH” thì nhóm trẻ tuổi đánh giá cao hơn, hoạt động có quỹ riêng dành cho GD lại được nhóm cao tuổi coi trọng hơn.

Quan tâm đến nghề nghiệp của người được hỏi, có thể thấy giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau chủ yếu đánh giá cao các hoạt động khuyến học của DH, nhưng hoạt động “xây dựng tủ sách DH” thì ý kiến nhóm bộ đội, công an (83,3%); cán bộ công chức Nhà nước (25,8%), sinh viên (50,0%), đặc biệt là nhóm lao động tự do đánh giá cao hoạt động này với 38,2%. Hoạt động “có quỹ riêng dành cho GD” thì đánh giá thấp nhất là nghề sinh viên (50,0%) và giáo viên (57,1%).

Khuyến học được xem là hoạt động phát triển mạnh nhất hiện nay của hầu hết DH trên địa bàn Xã Thiên Lộc và với những dẫn chứng nêu trên càng khẳng định được DH có vai trò to lớn trong GD truyền thống hiếu học cho con cháu.

2.1.2. Nâng cao ý thức về truyền thống, lịch sử của dòng họ

“Xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường hiện nay đã tạo dựng cho thế hệ trẻ nhiều giá trị quan trọng để bước vào nền kinh tế thị trường đó là sự nhạy bén, tiếp thu cái mới rất nhanh, có đầu óc sáng tạo, dám nghĩ dám làm, bên cạnh đó điều đáng lo ngại là trong lớp trẻ có xu hướng tỏ ra thờ ơ với truyền thống VH cha ông” [21, tr.363-364]. Trong bối cảnh đó, vai trò của DH càng trở nên quan trọng hơn nhằm GD con cháu ý thức về lịch sử của các thế hệ đi trước, gìn giữ và phát huy truyền thống DH. Các DH đã có nhiều hoạt động cụ thể từ nhắc nhở cho đến thực hiện để truyền thống DH luôn gắn liền tinh thần “uống nước nhớ nguồn” thấm nhuần đối với con cháu.

Theo số liệu khảo sát, với 243 người được hỏi có đến 205 ý kiến (84,4%) cho biết DH có hoạt động nhắc lại truyền thống, lịch sử của DH vào mỗi dịp giỗ họ, lễ Tết. Người đảm nhận công việc này là Tộc trưởng hoặc đại diện người cao tuổi, có uy tín trong họ hoặc là thành viên của hội đồng gia tộc. Trong chương trình họp họ thì luôn luôn có thời gian để các vị cao niên đọc lại lịch sử DH để con cháu biết, đặc biệt với những con cháu ở xa về.

Sau khi làm lễ nhà thờ xong, trong lúc chờ đợi, tộc trưởng luôn là người đọc

lại truyền thống, lịch sử DH để con cháu biết, ghi nhớ để ai hỏi còn biết trả lời, để nhìn vào đó mà phấn đấu cho xứng đáng với cha ông. Con cháu ở xa mấy khi về tham dự nên họ càng phải nhắc lại truyền thống của cha ông mình.” [PVS số 3, nam, 43 tuổi].

GD truyền thống không chỉ là nhắc lại lịch sử DH mà còn được biểu hiện qua những hoạt động cụ thể như thờ cúng ông bà tổ tiên, người thân ruột thịt đã mất; viết lịch sử DH, viết gia phả, xây dựng nhà thờ họ, sửa sang mồ mả tổ tiên...

Thờ cúng ông bà tổ tiên, ngƣời thân ruột thịt đã mất

Trong cuốn Phong tục Việt Nam (Quan-Hôn-Tang-Tế) tác giả Trương Đình Tín cho rằng “Việc thờ và cúng giỗ tổ tiên là một trong những nghĩa vụ quan trọng của con cháu đối với người đã khuất trong nhà, trong DH mình... Việc cúng giỗ được duy trì góp một phần trong việc bảo tồn nền VH của dân tộc giúp chúng ta không quên cội nguồn.” [36, tr.158-160].

Việc thờ cúng tổ tiên nuôi dưỡng ý thức hướng về cội nguồn được các DH đặc biệt quan tâm nên khi đánh giá về hiệu quả công việc này có đến 98,8% cho rằng rất hiệu quả, 1,2% trả lời bình thường. Hầu hết người được hỏi đều đánh giá cao hiệu quả, ý nghĩa quan trọng của việc thờ cúng tổ tiên, đã tạo dựng ý thức thường trực về gia phong. Học giả Phan Ngọc trong tác phẩm “Bản sắc VH Việt Nam” đã nhận xét: “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không phải là tín ngưỡng đầu tiên của Đông Nam Á, nhưng ở Việt Nam có hiện tượng mọi tín ngưỡng tôn giáo đều lấy nó làm nền tảng.” [33, tr.102]. Với đặc trưng là 100% dân số là người Kinh và đều theo Lương giáo thì thờ cúng tổ tiên càng có điều kiện được thực hiện chu đáo hơn, hiệu quả hơn ở Thiên Lộc.

Khi xem xét đến DH của người được hỏi, họ Đặng, họ Võ, họ Trần và họ Nguyễn có 100,0% ý kiến đánh giá hiệu quả. Còn tập hợp ý kiến các họ khác có đến

96,9% đánh giá hiệu quả, 3,2% đánh giá bình thường – tỉ lệ chênh lệch không đáng kể.

Quan tâm đến độ tuổi, nhóm tuổi từ 18 đến 25 có 58,1% đánh giá rất hiệu quả, 42,9% hiệu quả; nhóm tuổi từ 26 đến 35 có 58,5% đánh giá rất hiệu quả, 41,5% hiệu quả; nhóm tuổi từ 16 đến 15 có 40,0% đánh giá rất hiệu quả, 55,7% hiệu quả, 4,3% đánh giá bình thường; nhóm tuổi từ 46 đến 60 có 66,7% đánh giá rất hiệu quả, 33,3% hiệu quả; nhóm tuổi trên 60 có 61,5% đánh giá rất hiệu quả, 38,5% hiệu quả. Tuy không có sự chênh lệch lớn về ý kiến trả lời các phương án nhưng độ tuổi từ 46 đến 60 tuổi và trên 60 tuổi thì chiếm tỷ lệ đánh giá rất hiệu quả cao hơn khẳng định được những người lớn tuổi thì càng chăm lo quan tâm đến việc thờ cúng tổ tiên nhiều hơn, chu đáo hơn so với nhóm trẻ tuổi.

Quan tâm đến số thế hệ trong GĐ, đánh giá rất hiệu quả có 84,6% ở nhóm GĐ 4 thế hệ, 61,5% ở nhóm GĐ 3 thế hệ, 48,6% ở nhóm GĐ 2 thế hệ và 41,2% ở nhóm GĐ 1 thế hệ. Số thế hệ của GĐ ở NT Việt Nam hiện nay dù có xu hướng GĐ hạt nhân nhưng vẫn còn nhiều GĐ nhiều thế hệ (tại địa bàn có 7,0% GĐ 1 thế hệ, 44,9% GĐ 2 thế hệ, 42,8% GĐ 3 thế hệ và 5,3% GĐ 4 thế hệ). Đa số người dân đều đánh giá cao hoạt động thờ cúng ông bà, tổ tiên, người thân ruột thịt đã mất nhưng mức độ “rất hiệu quả” ở những GĐ càng nhiều thế hệ được đánh giá cao hơn so với GĐ ít thế hệ.

Thờ cúng tổ tiên đã có một quá trình lịch sử lâu dài, do vậy cũng đã có không ít các công trình nghiên cứu khác nhau bàn về vấn đề này. So sánh với kết luận của tác giả Hoàng Thu Hương qua công trình “Nghi thức giỗ họ trong GĐ NT đồng bằng Bắc Bộ hiện nay (Nghiên cứu trường hợp xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh

Hà Nam)” đã viết: “Giỗ họ có 2 hình thức đóng góp chính: đóng góp vào quỹ họ và

đóng góp vào dịp tổ chức giỗ. Trong hình thức đóng góp vào dịp tổ chức giỗ lại có hai cách đóng góp: hoặc là đóng theo suất đinh hoặc là đóng theo hộ GĐ. Việc đóng góp dựa trên tinh thần tự nguyện là chính. Cách thức giỗ họ ở Trịnh Xá thay đổi theo thời gian với hướng tiết kiệm hơn, giảm gánh nặng kinh tế.” Đây là điểm tương đồng với nghi thức giỗ họ ở Thiên Lộc, đa số các DH giỗ họ vào rằm tháng Giêng và rằm tháng Bảy hằng năm.

Hộp 2.2: Quy định riêng của dòng họ về cúng giỗ

“Vào dịp rằm tháng 7, trước đây họ quy định là lễ xôi tùy vào tâm, mà họ bác số đinh lớn nên trước lễ tự do có rằm lên đến hơn 120 lễ xôi, bày la liệt chồng chéo

nhau vì ai cũng mong làm cho chu đáo, rồi muốn bày lên vị trí trang trọng nhất. Thế là thấy 120 mâm cũng nhiều, ăn không hết mà đâm ra bất tề bất tựu vì tùy điều kiện GĐ thì cỗ to, cỗ nhỏ nên quy định lại là DH làm chung 9 mâm xôi 9 con gà để cúng. Rằm thì nhà nào cũng có làm mâm cỗ ở nhà nữa nên ăn không hết, khi quy định làm chung như vậy thì ai cũng ủng hộ và đã triển khai được 3 năm nay rồi.”[PVS số 3, nam, 43 tuổi].

Giỗ họ là một hình thức mang nhiều ý nghĩa đối với các DH vì đây là dịp con cháu trong họ có thể tập trung ôn lại lịch sử DH cũng như tổng kết tình hình trong năm. Giỗ họ nói riêng và việc thờ cúng tổ tiên nói chung đóng vai trò GD con cháu về truyền thống, tôn ti trật tự trong DH, từ đó tăng tính cố kết của DH.

Viết lịch sử của dòng họ

Với xu hướng tìm về cội nguồn, sự phục hưng của các DH trên mọi miền đất nước nói chung và tại xã Thiên Lộc nói riêng chính là một trong những động lực để nhiều DH chú trọng đến việc viết nên lịch sử DH. Tuy chưa có nhiều sách lịch sử DH xuất bản so với những địa bàn khác nhưng các DH ở Thiên Lộc cũng đã ghi lại lịch sử họ mình ngay ở những trang đầu tiên trong cuốn gia phả họ tộc. Nội dung của lịch sử DH giới thiệu nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển, truyền thống, sự di chuyển phân chia các chi nhánh, sơ đồ thế thứ của DH...

Đánh giá về hoạt động này, có 74,6% người được hỏi cho rằng rất hiệu quả, 17,9% cho là bình thường và chỉ có 7,5% đánh giá không hiệu quả. Lịch sử DH giúp cho con cháu có được cái nhìn khái quát nhất về DH mình để từ đó con cháu hiểu, biết và trân trọng lịch sử ấy nên được đa số ý kiến đánh giá hiệu quả.

Quan tâm đến độ tuổi của người được hỏi, nhóm tuổi từ 18 đến 25 có 77,5 % đánh giá hiệu quả, 9,7% bình thường và 12,9% cho là chưa hiệu quả; nhóm từ 26 đến 35 có 79,3 % đánh giá hiệu quả, 17,0% bình thường và 3,8% chưa hiệu quả; nhóm từ 16 đến 15 có 70,0% đánh giá hiệu quả, 22,9% bình thường và 7,1% chưa hiệu quả; nhóm từ 46 đến 60 tuổi có 71,1% đánh giá hiệu quả, 22,9% bình thường và 6,3% chưa hiệu quả; nhóm tuổi trên 60 có 84,7 % đánh giá hiệu quả, 3,8% bình thường và 11,5% chưa hiệu quả. Hiệu quả của việc viết lịch sử DH được đánh giá cao chủ yếu là thuộc nhóm người trên 60 tuổi – đối tượng thực sự quan tâm và trực tiếp tìm kiếm hoàn thành nên lịch sử DH gìn giữ lại cho con cháu đời sau. Tuy nhiên, tỷ lệ đánh giá viết lịch sử DH chưa hiệu quả lại thuộc vào nhóm ít tuổi nhất và nhiều tuổi nhất là điều đáng quan tâm. Phải chăng, viết lịch sử DH là một công

việc có ý nghĩa rất quan trọng, đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, kinh nghiệm nên so với nhu cầu hoàn thiện về lịch sử DH của hai nhóm tuổi này vẫn chưa đạt được?

Quan tâm DH dòng họ của người được hỏi, nghiên cứu thu được kết quả như sau: 89,2 7,1 3,6 78,0 17,1 4,9 71,0 19,4 9,7 70,8 20,8 8,3 72,7 18,9 8,4 0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0% Họ Đặng Họ Võ Họ Trần Họ Nguyễn Họ khác Dòng họ Hiệu quả Bình thường Chưa hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của dòng họ đối với việc thực hiện nhóm tiêu chí Văn hóa - xã hội - môi trườngtrong xây dựng nông thôn mới ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)