Nghĩa phong trào liên kết các dòng họ ở Thiên Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của dòng họ đối với việc thực hiện nhóm tiêu chí Văn hóa - xã hội - môi trườngtrong xây dựng nông thôn mới ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 88)

“Các hoạt động họp, thi đua giữa các DH thì cả huyện Can Lộc này chỉ có xã Thiên Lộc là được thực hiện bài bản, chứ không có xã nào triển khai được, thường thì họ nào hoạt động theo họ đó. Mỗi khi tổ chức đều mời đại diện của Huyện, chính xác là Chủ tịch Mặt trận Nhân dân huyện về dự, thậm chí trước đây khi mời về tham dự Huyện mới biết hoạt động DH ở đây mạnh như thế này, Huyện cũng rất tuyên dương chứ ở cấp Huyện cũng chưa có hoạt động chung cho các DH như ở xã Thiên Lộc.”[PVS số 2, nam, 57 tuổi].

Bên cạnh đó, chính quyền còn có những hoạt động khác phát huy vai trò của DH trong xây dựng NTM như: Vinh danh các cá nhân là con cháu của DH trên địa bàn đạt các thành tích cao, các DH tiêu biểu có truyền thống lịch sử như DH Võ với danh nhân VH Võ Liêm Sơn, DH Trần với nhà thờ Trần Phúc Tuy được công nhận di tích lịch sử VH... Hàng năm chính quyền các cấp đều có hỗ trợ kinh phí tu bổ nhà thờ và thắp hương cho DH như nhà thờ họ Trần, nhà thờ họ Nguyễn Duy, DH cụ Võ... được cấp khoảng từ 50 - 100 triệu đồng/năm tùy vào cấp khen thưởng. Chính quyền xã còn kết hợp với Bảo tàng tỉnh để thu nhận hồ sơ DH để biên phiên dịch, lưu giữ tài liệu quý về truyền thống lịch sử DH để vinh danh cũng như tài liệu về biển đảo cung cấp nguồn tư liệu quý cho Nhà nước ta. Định hướng của chính quyền xã Thiên Lộc trong thời gian tới là vẫn “tiếp tục cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống VH ở khu dân cư, giữ vững 19 tiêu chí trong mô hình NTM, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.” [ 43, tr.5].

Biểu đồ 2.17: Đánh giá hiệu quả sự quan tâm của chính quyền đối với các dòng họ quyền đối với các dòng họ

75,7% 14,4%

9,9%

Hiệu quả Không hiệu quả Bình thường

Chính quyền cùng các DH tiếp tục duy trì các hoạt động liên kết DH kể trên và triển khai thêm các phong trào thi đua mới giữa các DH, khơi dậy, phát huy sức mạnh của DH nhiều hơn nữa.

Qua số liệu khảo sát tại Thiên Lộc, khi được hỏi về “đánh giá hiệu quả của sự quan tâm của chính quyền đối với các DH”, trong số ý kiến 243 người trả lời có 75,7% đánh giá hiệu quả, 14,4% đánh giá bình thường và 9,9% đánh giá chưa hiệu quả.

Như vậy, sự quan tâm của

chính quyền địa phương đối với DH được người dân đánh giá cao, không chỉ trong xây dựng NTM mà đã cách đây mấy chục năm qua.

“Khó có thể so sánh thực hiện trước hay sau xây dựng NTM các DH thực hiện tốt hơn hay không nhưng có thể nói nhờ xây dựng NTM mà các DH tại xã được quan tâm nhiều hơn trước, huy động được các nguồn lực tham gia, còn các DH thì tiếp tục phát huy sức mạnh của DH mình để thi đua, phấn đấu cùng bà con đạt

chuẩn và gìn giữ thành tích đạt xã NTM.”[PVS số 2, nam, 57 tuổi].

Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một cách khách quan rằng trong các chủ trương, chính sách chung của Đảng và Nhà nước ta không có một chính sách cụ thể nào đề cập, khuyến khích tổ chức DH tham gia xây dựng NTM, thường thì chỉ có phong trào, hoạt động ký kết nhấn mạnh vai trò của nông dân, của Hội phụ nữ, Hội nông dân... chung tay xây dựng NTM. Vì vậy, những điểm nổi bật về hoạt động phát huy sức mạnh của DH tại xã Thiên Lộc trong xây dựng NTM được chính quyền địa phương triển khai là điểm mới đáng ghi nhận mà địa phương khác cần học hỏi. Có thể nói sự quan tâm của chính quyền là yếu tố quan trọng để nhìn nhận và tạo điều kiện nền tảng phát huy được sức mạnh, vai trò của DH trong đời sống cộng đồng làng xã NT nói chung và trong xây dựng NTM nói riêng.

3.1.2. Tác động của môi trƣờng văn hóa địa phƣơng

Đối với người nông dân trong XH Việt Nam truyền thống, mối quan hệ DH là mối quan hệ cơ bản nhất, bền chặt nhất, đáng tin cậy nhất mà trong cuộc sống thiếu thốn và đầy bất trắc của XH, mỗi người phải nương tựa vào, bám víu lấy. Với DH, người ta không cảm thấy bị đứt đoạn với các tiền nhân, với cội nguồn và không còn mặc cảm bơ vơ giữa cuộc đời, giữa XH. Bởi vậy, ngay cả khi DH của người Việt không còn là đơn vị tổ chức sản xuất mà đã “vỡ” ra thành những GĐ hạt nhân với quyền sở hữu riêng, thì mỗi thành viên vẫn tìm thấy ở DH mình một chỗ dựa tinh thần vững chãi và vĩnh hằng. Cho nên, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “chín đời còn hơn người dưng”, “máu chảy ruột mềm”, “chim có tổ, người có tông”, “lá rụng về cội”, “gốc có sâu thì rễ mới bền”, “đủ bỏ vào họ, khó nhờ vào họ”, “đi làng thì bênh họ”, “ra việc làng thì giữa lấy họ, ra việc họ giữ lấy anh em”... bao nhiêu câu tục ngữ đều khẳng định cách nhìn nhận về chỗ dựa tin cậy đó.

Hiện nay, quan niệm của người dân địa phương về vai trò, ý nghĩa của DH đối với bản thân và GĐ vẫn còn nguyên giá trị. Theo số liệu khảo sát khi đặt câu hỏi: “Theo ông/bà trong giai đoạn hiện nay những quan niệm sau còn có giá trị hay

không?” thì với “một giọt máu đào hơn ao nước lã” có 56,2% ý kiến đánh giá còn

giá trị; với “con chim có tổ, con người có tông” có 81,7% ý kiến; với “lấy vợ xem

tông, lấy chồng xem giống” có 58,8% ý kiến người được hỏi. Có thể thấy, từ xưa

đến nay thì vai trò của DH vẫn còn giữ nguyên giá trị trong tâm thức, suy nghĩ của người dân địa phương – đây chính là cơ sở để phát huy vai trò của DH trong NTM. Xét theo khía cạnh khác, chính chỗ dựa tinh thần của DH lại trở thành áp lực tinh thần mạnh đối với từng thành viên của họ. Xuất phát từ nhu cầu tự thân của mình người dân đều thừa nhận áp lực của DH mình mà tâm điểm là sự thừa nhận vị thế và uy quyền của người tộc trưởng. Trong mỗi DH, người tộc trưởng không chỉ được thừa nhận ở vai trò là người chủ trì các lễ nghi thờ cúng tổ tiên, điều hòa các quan hệ trong họ tộc hay đề xuất các hoạt động tương trợ mà nhiều khi còn can thiệp trực tiếp vào các công việc cụ thể của mỗi thành viên trong họ. Cái nguyên lý tưởng như trái nghịch “xanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú” lại được tôn trọng một cách tự giác. Những hành vi “thiếu tôn trọng” thường vấp phải sự phản ứng thông qua sự biểu tỏ thái độ không hợp tác của thành viên khác nhằm đảm bảo sự cố kết chặt chẽ trong DH.

Chính vì vậy, trong các hoạt động XDNTM mà DH tham gia thì dưới sự phổ biến, vận động của tộc trưởng người dân đều tích cực hưởng ứng. Trong mối quan hệ cá nhân - GĐ - DH đã tạo ra một kỷ cương XH riêng biệt – một hệ thống tông pháp, tồn tại như một thiết chế mang quyền lực, tác động bao trùm lên quan hệ thân tộc. Trong tâm thức của cư dân làng xã, sự trường tồn vững mạnh của DH không chỉ thể hiện ở sự đa đinh, có khả năng tập hợp và cố kết bền vững... mà còn là trong DH mình có ai nắm giữ chức vụ cao trong làng xã hay không. Đằng sau chức vụ của một cá nhân là uy thế của cả một DH vì “một người làm quan cả họ được nhờ”.

Nhưng, theo khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, chỉ có 33,3% ý kiến người được hỏi cho rằng quan niệm này còn giá trị - so với các quan niệm khác về DH mà nghiên cứu đưa ra thì tỷ lệ đánh giá thấp hơn hẳn. Điều này đã được lý giải qua những tiêu chuẩn trong bầu cử của người dân khi tiêu chí về người trong DH đặt sau tiêu chí về người có tài có đức. DH khuyến khích con cháu trong họ học hành thành đạt, giúp đỡ các thành viên khác trong họ nhưng tránh tư tưởng cục bộ trong công việc chung. Và, đánh giá này còn minh chứng được DH tuy có ảnh hưởng nhất định nhưng không có sự chi phối mạnh mẽ đến tổ chức quyền lực ở xã Thiên Lộc như phân tích ở mục 2.3.4 của chương 2.

Có thể nói rằng, quan niệm của người dân địa phương về vai trò của DH nói chung là yếu tố thuộc tâm lý có sự chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động cụ thể của DH từ VH –XH đến kinh tế, chính trị.

3.1.3. Nội lực của dòng họ

Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến đóng góp DH trong NTM nhưng chính nội lực của các DH lại quyết định đến hiệu quả của các đóng góp ấy. Những yếu tố cụ thể thuộc về nội lực của DH có thể kể đến như: Bề dày truyền thống, lịch sử của DH; Nhân lực của DH; Ý thức của thành viên trong DH, Ý kiến người cao tuổi trong DH, Nghề nghiệp, trình độ học vấn, địa vị XH của thành viên trong DH; Uy tín của tộc trưởng, Năng lực quản lý của Hội đồng tộc họ, điều kiện kinh tế của các hộ GĐ trong DH ...

Truyền thống, lịch sử của dòng họ

“VH là nền tảng tinh thần XH, là mục tiêu là động lực phát triển. Với DH, VH là nền nếp gia phong, là cội nguồn danh gia vọng tộc. Chỉ có trên nền tảng vững mới có thể cất cánh bay cao, bay xa. Gốc có vững cây mới bền là vậy.”[1, tr.67]. Chính vì thế, truyền thống và lịch sử của DH trở thành yếu tố VH tác động đến vai

trò của DH trong xây dựng NTM tại xã Thiên Lộc Với 70 DH khác nhau ở đây là có 70 bề dày truyền thống, lịch sử khác nhau. Có những DH lớn ngay từ khi lập ấp lập làng như họ Đặng, họ Võ, họ Trần... với mấy chục thế hệ tổ tiên, con cháu bám trụ lấy làng xã. Có những DH tuy ít hơn về số thế hệ dòng tộc nhưng bề dày truyền thống, lịch sử cũng rất vẻ vang như họ Hoàng, họ Lương... Con cháu luôn được DH nhắc nhở về truyền thống, lịch sử của DH mình thông qua các buổi họp họ, các sinh hoạt DH, qua tủ sách DH nên thấm nhuần được truyền thống ấy, lịch sử ấy để tự rèn giũa bản thân mình hơn nữa, để xứng đáng với tổ tiên ông bà.

Tại địa bàn khảo sát, có đến 81,9% người được hỏi cho rằng truyền thống, lịch sử của DH có tác động đến việc phát huy vai trò DH trong xây dựng NTM. Và, sự tác động này được các DH quan tâm khi càng ngày DH càng có nhiều hoạt động GD hơn về truyền thống, lịch sử DH như đã phân tích ở phần trên (thờ cúng ông bà tổ tiên, người thân ruột thịt đã mất; xây mới/sửa chữa nhà thờ họ, mồ mả tổ tiên, viết gia phả, đóng góp công đức cho DH, thành lập Hội đồng tộc họ... ).

Hộp 2.11: Truyền thống, lịch sử dòng họ định hƣớng cho con cháu phấn đấu

“Truyền thống, lịch sử của DH giúp cho con cháu biết gìn giữ và phát huy những điều tốt đẹp, noi theo để phấn đấu thi đua với nhau trong cuộc sống hằng ngày. Trong NTM hiện nay thì đơn giản như họ nào có truyền thống hiếu học thì số con cháu học giỏi càng nhiều, đậu đạt càng cao và năm nào tham gia phong trào “DH khuyến học” của xã cũng được khen thưởng; họ nào không có ai phạm tội, hư hỏng, con cháu ngoan ngoãn nhiều thì đạt “DH an toàn””[PVS số 6, nam, 54 tuổi].

Để khẳng định thêm về sự ảnh hưởng của truyền thống, lịch sử của DH đến vai trò DH tại địa bàn khảo sát thì chúng tôi còn quan tâm đến “Việc GD truyền

thống của DH cho con cháu có mục đích gì?”. Kết quả có 90,9% cho rằng giúp con

cháu hiểu về lịch sử, truyền thống ông cha; 91,4% cho rằng giúp con cháu hiểu được công lao tổ tiên; 90,1% giúp con cháu biết sống “uống nước nhớ nguồn”; 88,5% cho là nâng cao lòng tự hào về DH của mình; 77,4% cho là nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của con cháu với DH; 88,5% ý kiến cho rằng giúp có ý thức sống xứng đáng với DH và 82,7% giúp gắn kết chặt chẽ quan hệ trong DH. Có thể nhận định rằng việc GD truyền thống, lịch sử DH có ý nghĩa mục đích to lớn và chính nó tác động đến việc hình thành nhân cách thành viên trong họ tộc, ảnh hưởng đến việc con cháu thực hiện các hoạt động của DH trong đời sống làng xã để xứng đáng với DH mình hơn.

90,9 91,4 90,1 88,5 88,5 77,4 82,7 0 20 40 60 80 100 % Hiểu về lịch sử, truyền thống Hiểu công lao tổ tiên Biết sống “uống nước nhớ nguồn” Nâng cao tự hào về DH Ý thức sống xứng đáng với DH Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ Gắn kết quan hệ DH Mục đích

Biểu đồ 2.18: Mục đích hoạt động giáo dục truyền thống cho con cháu của dòng họ [Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014] Như vậy, truyền thống lịch sử của DH là yếu tố đầu tiên, cơ bản tác động đến hành động của con cháu để sống xứng đáng với tổ tiên, ông bà.

Yếu tố về nhân lực, ý thức của thành viên và ý kiến ngƣời cao tuổi

Nếu như truyền thống, lịch sử của DH là yếu tố đầu tiên tác động đến việc thực hiện vai trò thì kéo theo đó chính là yếu tố thuộc về ý thức của các thành viên trong DH. Trong số ý kiến người được hỏi, có 79,8% cho rằng ý thức của thành viên trong DH có tác động đến việc phát huy vai trò DH trong xây dựng NTM.

79,8 23,9 58,0 0 20 40 60 80 100 %

Ý thức của thành viên DH Nhân lực của DH Ý kiến người cao tuổi Yếu tố

Biểu đồ 2.19: Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố ý thức của thành viên, ý kiến người cao tuổi và nhân lực trong dòng họ

[Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014] Con cháu có ý thức được về những hoạt động mà DH tham gia, thực hiện trong công việc chung của làng xã và trong NTM thì từ đó mới giúp cho DH khẳng định được vai trò của mình khi so sánh với các nguồn lực khác. Qua khảo sát có thể thấy

được nhận thức của người dân tại Thiên Lộc về NTM và về vai trò DH nói chung đạt tỷ lệ cao – là yếu tố thuận lợi cho các hoạt động; từ nhận thức tốt thì ý thức tham gia của người dân, GĐ, DH cũng cao hơn nên dễ dàng đạt nhiều thành tích phong trào. Ví dụ như việc hiến đất làm đường, việc đóng góp công quỹ trong xây dựng NTM tại Thiên Lộc được người dân hưởng ứng: Trong 3 năm từ 2011 - 2013 tổng số vốn huy động từ cộng đồng dân cư là 91.074,49 triệu đồng; trong 2 năm 2011 - 2012 thì có 18 hộ GĐ hiến đất với 850 m2... [8, tr.7].

Trường hợp một số con cháu là bộ phận lớp trẻ còn bồng bột trong DH có nhận thức chưa đầy đủ, ý thức chưa cao trong việc tham gia sinh hoạt DH để nắm bắt đầy đủ các chủ trương hoặc thiếu hợp tác với chính quyền trong việc tham gia hoạt động xây dựng NTM như thực hiện dồn điền đổi thửa theo quy hoạch chung thì rất cần đến vai trò của DH. Lúc này, ý kiến người cao tuổi trong DH có sức thuyết phục, nhắc nhở khuyên răn con cháu trong họ để phối hợp với chính quyền địa phương triển khai công việc hiệu quả, thuận lợi. Theo số liệu khảo sát, có 58,0% ý kiến người được hỏi nhất trí rằng ý kiến của người cao tuổi trong DH có tác động đến việc phát huy vai trò của DH. Người cao tuổi là bậc cha chú trong họ, có vốn sống, kinh nghiệm và luôn mong muốn con cháu phấn đấu với tinh thần “con hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của dòng họ đối với việc thực hiện nhóm tiêu chí Văn hóa - xã hội - môi trườngtrong xây dựng nông thôn mới ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)