6. Bố cục luận văn
2.1.1. Tình hình ruộng đất làng Hữu Bằng xưa và nay
2.1.1.1. Vài nét về ruộng đất làng Hữu Bằng trong lịch sử
Từ xư đến nay, Hữu Bằng được biết đến với một làng có diện tích đất canh tác nông nghiệp rất ít, trong đó dân số lại đông vào loại nhất huyện. Chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu diện mạo ruộng đất của Hữu Bằng trong lịch sử, vì nguồn tư liệu quan trọng nhất là địa bạ đã không tìm thấy trong bất kỳ một kho lưu trữ nào ở trung ương cũng như tại địa phương. Chính vì vậy, với những cố gắng hết mình, chúng tôi chỉ có thể hình dung được rải rác và rất sơ lược về tình hình ruộng đất thông qua các tư liệu như: văn bia, minh chuông, khánh, gia phả và tư liệu truyền khẩu.
Văn bia Hậu thần bi ký, được soạn dưới triều vua Cảnh Trị năm thứ 5 (1677), có nói tới vợ chồng ông, bà Quan Tham tụng Công bộ Thượng thư Nguyễn Khả Trạc và phu nhân Nguyễn Thị Ngọc Thê đã công đức cho bản xã một số ruộng để phục vụ việc thờ hương hỏa thành hoàng làng: “Một thửa rộng tại Đồng [...], canh tác hàng năm thu được 40 đảm107, ruộng trước cửa đình gồm hai mảnh canh tác hàng năm được 11 đảm. Một thửa ruộng tại đường Bì Dĩ, hàng năm canh tác được 12 đảm. Hai thửa tại xứ Đồng [...], hàng năm canh tác được 25 đảm. Ruộng tại Đường Ngang gồm 5 mảnh, hàng năm canh tác được 4 đảm. Ruộng tại Đồng ải, hàng năm canh tác được 5 đảm. Một thửa ruộng tại xứ Cầu Dân, hàng năm canh tác được 1 đảm. Một thửa ruộng tại xứ Đồng Trợ, hàng năm canh tác được 11 đảm. Một thửa ruộng tại xứ Ma Đặng (Mả Đầng), hàng năm canh tác được 10 đảm. Một
107
thửa ruộng tại Đồng Lê, hàng năm canh tác được 11 đảm, nhưng thất thường và thường chỉ tính 8 đảm. Một thửa tại xứ Lỗ Tự, hàng năm canh tác được 10 đấu”108.
Quan Thượng Vòng Liêm Quận công Nguyễn Khả Trạc cũng là người đã cúng ruộng cho làng Hữu Bằng để mở chợ (xem thêm phần Chợ Nủa).
Cũng trong một văn bia Hậu thần bi ký khác, có ghi về nhân vật Hoài Viễn Tướng quân, Đô Chỉ huy Sứ ty, Đô Chỉ huy Thiêm sự, Đô Chỉ huy Đồng tri Phổ Nhuận hầu Nguyễn công, tự là Trạch Hưởng, hiệu là Mạnh Tư Tiên sinh, là người thừa tự của cụ Thiếu bảo Mai Quận công, người Sơn Đồng, Đan Phượng. Nay phu nhân ông là người họ Hoàng [...]. Bà lại đem một số ruộng lớn trao cho bản xã để lo việc phụng sự hương hỏa tế thần. Nhân dân vô cùng cảm kích109.
Trong 6 văn bia cúng hậu vào chùa Vĩnh Phúc, nhân dịp dân làng và hội thiện tổ chức xây nhà tiền đường rộng 5 gian, các văn bia hiện đang lưu tại chùa và có niên đại giữa thế kỷ XIX (thuộc triều Nguyễn). Chúng đã thống kê có tất cả 8 chủ đã cúng ruộng vào chùa, với tổng diện tích là: 1mẫu 2sào 38 thước (quy đổi số dư 38 thước ta có: 1 mẫu 4 sào 8 thước) (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Thống kê các tín chủ cúng ruộng xây dựng tiền đường chùa Vĩnh Phúc110
Stt Họ tên Diện tích ruộng Năm Bia số
1 Phan ích Hiệu111 1 sào, 9 thước 1861 1
2 Trần thị, hiệu diệu Tiết 1 sào, 13 thước 1858 2
3 Phan Thị Sở 2 sào ? 3
4 Phan Văn Huy112 5 sào 1883 4
5 Nguyễn Đăng Tạo 1 sào, 10 ...113 1849 5
6 Phan Văn Huy114 2 sào, 6 thước 1883 6
Tổng 8 người 1m2s38t115 - 6
Tìm hiểu thông tin trong toàn bộ 5 văn bia lưu tại đình (trong đó có 3 văn bia viết 2 mặt và 2 văn bia viết 4 mặt) và 6 văn bia116, 1 minh chuông, 1 minh khánh ở chùa Vĩnh Phúc cộng thêm 1 văn bia ở nghĩa địa làng Hữu Bằng, chúng tôi nhận thấy một điều rất khác biệt là: hiện tượng cúng ruộng vào đình, chùa và các cơ sở thờ tự ở làng trong những dịp tân tạo hay trùng tu hầu như hoàn toàn vắng bóng,
108
Phạm Đức Hân, Cụm di tích đình-chùa Hữu Bằng (Hà Tây) kiến trúc và điêu khắc, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, chuyên ngành Khảo cổ học, mã số 60 22 60, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG HN, Hà Nội, 2009, tr. 19 (phần Phụ lục).
109
Xem Phạm Đức Hân, Cụm di tích đình-chùa Hữu Bằng (Hà Tây) kiến trúc và điêu khắc, tlđd, tr. 21 (phần Phụ lục).
110 Xem thêm phần Phụ lục luận văn: Văn bia chùa Vĩnh Phúc.
111
Trong văn bia ghi cả hai vợ chồng.
112
Trong văn bia ghi cả hai vợ chống.
113 Văn bia bị mờ, không rõ diện tích còn lại là bao nhiêu.
114
Cùng với con gái là Phan Thị Cán.
115
1m2s38t: tức là 1 mẫu, 2 sào và 38 thước (quy đổi số dư 38 thước ta có: 1 mẫu 4 sào 8 thước).
116
Diện tích 1 mẫu, 4 sào, 8 thước của dân làng cúng vào chùa Vĩnh Phúc khi xây tiền đường là một con số khiêm tốn so với nhiều địa phương khác.
mà thay vào đó chỉ có những tín chủ công đức tiền thay cho ruộng. Từ thực tế này, chúng tôi cho rằng, trong làng xã Việt Nam cổ truyền, cơ sở kinh tế quan trọng nhất là ruộng đất và sản xuất nông nghiệp, nên hiện tượng cúng ruộng vào đình, chùa là hiện tượng thường thấy, nhưng đối với làng Hữu Bằng lại khác, lý do của vấn đề là có thể do ruộng đất của làng Hữu Bằng quá ít, không đủ để canh tác và sản xuất lương thực duy trì cuộc sống, nên dù chỉ cúng vào đình, chùa một diện tích bé nhỏ cũng không thể thực hiện được. Cũng xin nhấn mạnh rằng, ở thời điểm dựng đình, chùa và viết văn bia, làng Hữu Bằng vẫn sống với nghề nông là chính, hoạt động thương nghiệp và thủ công nghiệp sau này mới phát triển và chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tế của làng. Có lẽ phải bước sang đầu thế kỷ XX, trong làng mới thấy xuất hiện một vài trường hợp cúng ruộng cho làng, cho họ, nhưng cũng chiếm số lượng khiêm tốn.
Thông tin trong Khoán ước xã Hữu Bằng, chúng tôi được biết: Mục Tài sản của làng, Điều 56 có ghi: “Dân có 1 cái ao Sen 8 sào và 3 mảnh vườn ở hai bên tả hữu sau đình, giao cho phiên để chi về việc sóc vọng, ở đình 5 sào ruộng của Quan Thiếu bảo họ Nguyễn cung tiến và 2 sào ruộng của các ông thân hào cung tấn để chi về việc xuân thu tế đình, 1 mẫu 7 sào đất họp chợ của quan Thượng xã Mai Dịch ký kỵ trong chợ [...]. Năm sào ruộng che bình thiên, năm nào không phải che thì dùng về việc công ích, một cái vườn 2 sào 5 thước ở bên hữu của đình lấy hoa lợi chi lễ kỳ phúc hôm mùng 5 tháng giêng, 3 sào ruộng ở Đồng Gạo Vĩnh Lộc giao cho phiên”117. Cũng theo tư liệu này, Điều 64 ghi: “Ai có mả ký táng thì phải trình phiên, trình hội đồng lý dịch để khám cốt và nộp lệ 5 đồng sung công quỹ làng. Dù ai ký táng ở thửa ruộng đã mua ở người làng rồi cũng phải số tiền ấy”118. Chi tiết này cho chúng ta biết thêm rằng, xưa kia, tình trạng mua bán ruộng đất tư trong làng cũng đã diễn ra.
Qua tư liệu cổ bản của họ Phan Văn cho biết, gia đình phu, thê Phan Văn Chiểu đã tình nguyện gửi ruộng ký kỵ vào bản tộc Phan Văn (chi thứ 4) để sau này được hương hỏa cho tổ phụ và tổ mẫu, thân phụ và thân mẫu cùng nam tử, với tổng diện tích 1 mẫu 2 sào ở bốn nơi khác nhau. Ký kỵ từ119 [寄 忌 詞 - Văn bản ghi việc gửi giỗ] viết: Phan Văn Chiểu, phu thê đồng gia tình nguyện xuất điền tứ sở tại Đồng Bùi xứ, nhất sở số [sổ] nhất [đinh] định 287120, diện tích lục cao, tứ thốn. Nhất sở số [sổ] nhất định 186 diện tích nhị cao, bát xích, tam thốn. Nhất sở số nhất định 215 diện tích nhị cao, bát thốn. Nhất sở số nhất định 166, diện tích nhất cao,
117Khoán ước xã Hữu Bằng, tlđd, tr. 15.
118Khoán ước xã Hữu Bằng, tlđd, tr. 17.
119
Văn bản này được viết dưới triều vua Bảo Đại thứ 14 (1939).
thập nhị xích, cửu thốn, cộng tứ sở nhất mẫu, nhị cao121. Văn bản gửi ruộng vào bản tộc để được ký ký về sau đã được 20 người trong họ Phan Văn đồng ý bằng hình thức ký và áp chỉ, bên cạnh đó còn có dấu xác nhận của chính quyền địa phương và sự chứng kiến của Lý trưởng Nguyễn Văn Xuân.
Cũng trong gia phả122 họ Phan Văn có ghi cụ tổ đời thứ sáu, húy là Thọ, tự là Mai, hiệu là Xuân [...] đã cúng hậu hai sở (không rõ cúng vào đâu), với tổng diện tích là 7 sào 9 thước. Gia phả ghi: 第 六 世 祖 姓 潘 諱 壽 字 梅 號 春 [...] 后 田 二 所 共 七 高 玖 尺.
Một văn bản chữ Hán khác, hiện lưu tại từ đường họ Phan Lạc, trong đó có chép về 6 sào, 8 thước ruộng tại hai xứ đồng khác nhau: Nhất sở tại Đồng [...] xứ, tam cao, bát xích; 2. Nhất sở tại Pha [...] xứ, tam cao123. Bước đầu chúng tôi đoán định rằng, có thể đây là ruộng hương hỏa riêng của họ và do một gia đình nào đó cúng cho họ.
Tư liệu 本 族 忌 后 日 - Bản tộc kỵ hậu nhật - Ngày giỗ các cụ hậu trong họ, của họ Nguyễn Chùa giáp cũng cho chúng ta biết thêm: “Trên đây, có tám cụ thuộc bốn gia đình đã hiến dâng tài sản ruộng đất để làm hậu với bản tộc. Hàng năm, bản tộc đã thu được số hoa lợi khá lớn. Ân nghĩa đó, trước đây hàng năm những ngày giỗ các cụ làm hậu, bản tộc vẫn tổ chức cúng giỗ hương khói chân thành. Đến năm 1955, 1956, chính sách cải cách ruộng đất, số ruộng làm hậu của bản tộc đã sung công để phân chia cho nông dân. Từ đó đến nay, việc giỗ hậu chuyển vào những ngày giỗ tổ và giỗ tiền hiền”124.
Vị quan có công cúng đất cho làng Hữu Bằng mở chợ là Liêm Quận công Nguyễn Khả Trạc, quê ở Dịch Vọng, Từ Liêm, cũng được tác giả Đỗ Nhật Tân chép khá chi tiết như sau: “Chợ ở đầu làng phía tây, do quan Thượng Vòng, quê xã Dịch Vọng, Hoài Đức, Hà Đông bỏ tiền ra mua đất của làng, lại cúng về làng làm hậu thần [...]. Đất làm chợ chừng ngót 3 mẫu (năm Lê Hy Tông Chính Hòa dịp làm đình đó chăng)”125.
121 Xem thêm phần Phụ lục.
122
Gia phả được sao lại dưới triều vua Bảo Đại thứ 14 (1939) bởi cháu đời thứ 7 là Phan Văn Chiểu.
123
Tư liệu được viết trên biển gỗ, nhiều chỗ mờ không đọc rõ, chúng tôi chưa biết tên và niên đại của văn bản được viết từ khi nào.
124
Văn bản là một bài vị hiện đang được đặt trên ban thờ của từ đường họ Nguyễn, ngoài tên của 8 cụ được viết bằng chữ Hán, phần chúng tôi vừa dẫn ở trên được viết bằng tiếng Việt vào ngày 22 tháng 2 năm 1995 (lập bài vị kính thờ). Các cụ được kỵ hậu đó là: Nguyễn Quý Công hiệu Tiến Thuật - Tỷ Lê Quý công hiệu Từ Tâm; Nguyễn Quý công hiệu Huy Âm - Tỷ Lê Quý công hiệu Diệu Hiền; Nguyễn Quý công húy Lam - Tỷ Nguyễn Quý thị húy Chiêm; Nguyễn Quý công húy Tiêu - Tỷ Vương Quý thị húy Lỗi hiệu Từ Chuyên.
Theo tư liệu hồi cố của cụ Nguyễn Hữu Bịch, là thủ từ trông đền Phú Xuân cho biết, ngày xưa các cụ trong họ Nguyễn Hữu đã cúng cho làng 3 sào ruộng ở gần đền Phú Xuân để đào đất tôn nền dựng đền, ngoài ra, đền cón có một cái ao 1 sào 10 thước cũng ở sát bên đền (xem thêm mục Đền Phú Xuân).
2.1.1.2. Tình hình ruộng đất hiện nay
Một biểu hiện khác mà hiện nay ở Hữu Bằng cũng có tác động không nhỏ tới nhu cầu canh tác và sử dụng ruộng đất nông nghiệp là: Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ phát triển rất mạnh, hệ quả là người dân không coi trọng sản xuất nông nghiệp. Mục đích của người sử dụng đất nông nghiệp ở Hữu Bằng là “giữ đất” (Giáo sư Đào Thế Tuấn gọi đây là hoạt động nông nghiệp mang tính bảo tồn), nơi mà nhiều năm trước họ từng phải một nắng hai sương và
bán mặt cho đất, thì giờ đây đang chuyển đổi theo hai xu thế sau126:
Thứ nhất, đất nông nghiệp hiện nay đang được biến thành một thứ hàng hóa siêu đắt giá, nó được chuyển nhượng, mua bán trên một “sàn giao dịch” tự phát giữa người có ruộng với người có nhu cầu mua.
Thứ hai, bắt nguồn từ xu hướng thứ nhất, thì ruộng đất nông nghiệp đang bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang phục vụ nhu cầu xây dựng lán, xưởng làm mộc phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp và biến thành đất ở do dân số quá đông.
Giống như những ngôi làng men theo kênh rạch ở Nam Bộ, diện tích mặt nước trên các kênh mương nội đồng cùng với tư điền, thường xuyên bị nhân dân lấn chiếm để xây xưởng mộc, mặc dù đã có sự can thiệp của chính quyền xã bằng biện pháp cưỡng chế, tháo dỡ, nhưng hiện tượng như vừa nêu vẫn thường xuyên diễn ra. Thực tế này, nhìn trên bản đồ, chúng ta sẽ nhận biết được sự thay đổi cảnh quan và không gian bên ngoài làng, đây cũng là một dấu hiệu góp phần chứng minh cho sự biến đổi của làng Hữu Bằng. Cũng từ đây, một điều quan ngại đặt ra là: Cần có biện pháp quản lý tốt vấn đề đất nông nghiệp hiện nay ở Hữu Bằng; Và vai trò, năng lực của chính quyền địa trước hiện tượng này ra sao!