6. Bố cục luận văn
4.6. Các ngày lễ khác trong năm
4.6.1. Tết Nguyên đán
Đối với các cư dân người Việt làm nông nghiệp, đây là một lễ tết rất quan trọng, nó mở đầu cho một năm mới với những điều tốt lành trong cuộc sống cũng như sản xuất. Tư liệu Hương khoán và
Khoán ước cũng ghi chép tương đối đầy đủ để chúng ta có thể hiểu
thêm về lễ tiết này trong đời sống của làng Hữu Bằng.
Hương khoán có ghi: Nguyên đán tiết, lễ tam nhật - tức là ba
ngày, trong đó, lễ vật dùng các thứ như: trà, trầu quế (phù quế) 4 quả bổ thành 8 miếng và làm lễ tới gần sáng (hành lễ dĩ bình minh). Sau ba ngày Tết Nguyên đán, đến ngày mùng 4, việc soạn sửa lễ vật vẫn được tiến hành, nhưng do đương cai (đương cai - tức phiên trực thường niên của một giáp đối với các công việc chung của làng Hữu Bằng) biện đủ. Tối ngày mùng 4 có Lễ kỳ phúc (Lễ
cầu phúc): “Tối mùng 4 tháng Giêng, lễ túc yết, dùng sôi (xôi) gà,
phù tửu, đến hôm sau dùng sôi (xôi) lợn, phù tửu, hương đăng, chà (trà) cúng, nến pháo, trích tiền hoa lợi vườn mới tạu giao phiên sửa biện”261. Đến ngày mùng 5, mặc dù đã qua ba ngày chính của Tết Nguyên đán, nhưng lại là thời gian chuyển tiếp để chuẩn bị bước vào lễ chính ở đình làng (tức ngày mùng 6), do vậy, các sinh hoạt tế lễ vẫn được tiếp tục. Trong lễ này, theo tục lệ phải mổ một con gà, ba đấu xôi, cùng với trầu, rượu, và được lý dịch lo liệu, giống
260
Xem Khoán ước xã Hữu Bằng, tlđd, tr. 22.
như nghi thức và thủ tục của ngày mùng 4 trước đó. Lễ này, ngoài tiền công quỹ, còn thu của các nam đinh trong giáp, mỗi suất một bát gạo, tiền thì 15 văn (15 đồng - TG), ngân sách này dùng để mua lợn mổ làm lễ. Đến ngày mùng 7, làm lễ hạ cây nêu (sơ thất
nhật hạ tiêu), lễ này có đọc văn, mổ một con gà, có 3 đấu xôi cùng
trầu cau và hương đèn, tất cả ước giá khoảng 3 quan. Sau ngày mùng 7, về cơ bản Tết Nguyên đán kết thúc.
Trong Khoán ước của Hữu Bằng vẫn duy trì và quy định những tục lệ của các ngày Tết Nguyên đán như nhiều năm trước đó, phần
Tục lệ - Việc tế tự, Điều 66, có chi: “Tết Nguyên đán, ngày 30
tháng Chạp, lễ mặc mã, lễ dùng phù tửu, thủ từ làm lễ, đêm hôm ấy làm lễ tống cựu và nghinh tân, lễ dùng chai nghi, phù tửu, hương đăng, trích tiền công lấy 20 đồng giao phiên sửa biện”262. Điều 67, ghi tiếp: “Ba ngày tế, ngày mùng một, thượng ban ba cỗ, hạ ban một cỗ, hậu ban một cỗ. Mỗi cỗ oản 10 chiếc, chè một đĩa, chường khoát đều 3 tấc quy vuông, dày một tấc, cau 4 quả bổ làm tám miếng, giầu quế tám miếng, nước chà (trà) một bát, rượu cúc một chai, dầu, hương, nến, pháo cho đủ, ngày mùng hai, ngày mùng ba cũng thế”263.
Ngày nay, mặc dù điều kiện kinh tế-xã hội của các làng quê cũng như ở Hữu Bằng đã có nhiều đổi thay, nhưng Tết Nguyên đán vẫn giữ được nét cổ truyền vốn có, các nghi thức tế lễ của nhân dân vẫn được duy trì, trong đêm giao thừa và ba ngày Tế, dân làng nô nức biện lễ tới cửa đình, chùa và các ngôi miếu để cầu được một năm phong đăng hòa cốc, làm ăn, buôn bán, chạy chợ hàng hóa được tốt tươi.
4.6.2. Lễ thái ông lão bà
Vào ngày mùng 9 tháng Giêng, làng có tổ chức lễ cho các cụ thái ông, lão bà từ tuổi 45 trở lên. Để tổ chức lễ này, mỗi suất đóng tiền 100. Sau đó, đương thứ thu lại và biện lễ có thịt lợn, xôi. Các
262Khoán ước làng Hữu Bằng, tlđd, tr. 17.
cụ cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, thì được vọng lão, lễ có thịt gà, thịt lợn, hoặc thịt trâu hoặc trầu quế 100 miếng. Sau khi vọng lão xong, lộc trong buổi lễ được ban biếu một phần cho các chức sắc, hương hộ, lý dịch và đương thứ cũng được một phần.
Ngày nay, Lễ này vẫn được duy trì vào ngày mùng 9 tháng Giêng hàng năm.
4.6.3. Lễ kỳ yên
Đây là lễ cầu sự yên (an) lành cho nhân dân. Ngày xưa, để tổ chức lễ này, quan viên và đương cai thu mỗi suất một bát gạo, ngoài ra còn có thịt lợn và nhiều lễ vật khác, quân bổ đều cho các gia đình trong làng. Lễ này được tiến hành 2 lần trong năm vào các tiết Xuân và tiết Thu, chọn ngày Đinh vào giữa tháng. Hương
khoán của làng có chép: “Kỳ an lễ, quan viên mỗi suất nhu mễ nhất
bát, đương cai toạ thu trư, tửu đẳng vật, đương cai ứng biện, lễ hậu quân bổ nhị bách, ngũ thập táo (chia đều cho 250 bếp (gia đình)
trong làng), mỗi gia nhất nhân ẩm tửu hành lễ […]. Xuân Thu nhị
tế, dụng trọng nguyệt, hạ Đinh nhật, tiền nhật túc yết, lễ dụng kê nhất đầu, xôi tam đẩu tịnh phù tửu, chính nhật dụng trư, xôi, phù tửu tuỳ biện, câu đương, trạch giáp trưởng mỗi tiết tứ nhân ứng biện lễ hậu” (xem phụ lục Hương khoán xã Hữu Bằng).
Trong Khoán ước sau này lại chép khác một chút về thời gian tổ chức lễ này: “Kỳ yên tế thiên quan, cứ ngày Rằm tháng Giêng, lễ dùng chai nghi, phù tửu, hương đăng, pháo nến, kim ngân, chích tiền công ba đồng giao phiên sửa biện”264.
4.6.4. Tết Đoan ngọ và Tết Trùng thập
Trong Hương khoán có ghi: Đoan ngọ tiết, kê tam đầu, xôi lục đẩu, tịnh phù tửu lý dịch ứng biện - Trong lễ này có dùng 3 con gà,
6 đấu xôi và trầu cau, do lý dịch sửa soạn. Tiết Trùng ngũ, Trùng
264Khoán ước xã Hữu Bằng, tlđd, tr. 21.
thập, lễ dùng chai nghi, hương đăng, phù tửu, nến pháo trích tiền công mỗi tiết một đồng giao phiên sửa265.
Ngày mùng 10 tháng 10, theo như ghi chép trong Hương khoán
thì giống với ngày Tết Đoan ngọ (Trùng thập, lễ y Đoan ngọ tiết). 4.7. Kiến trúc nhà ở
“Nhà ở vùng châu thổ có dáng vẻ rất giống nhau. Nhìn chung đó là những ngôi nhà một tầng, làm sát đất, dựng bằng những vật liệu thực vật và lợp rạ. Nhưng xem xét kỹ sẽ thấy những chỗ khác nhau ở mái lợp và bình đồ, và rất khác nhau về giàu nghèo. Như vậy, có nhiều loại hình xã hội về nhà cửa. Lâu lâu lại hiện lên những ngôi nhà lợp ngói, là loại hình xã hội cao, nhưng không phải những ngôi nhà mới làm; ngược lại những ngôi nhà xưa nhất trong một làng là những nhà mái ngói; xây dựng cẩn thận hơn những ngôi nhà lợp rạ, có thể phòng cháy tốt hơn, tồn tại lâu hơn. Từ một thời kỳ mà chúng ta không thể xác định được, người Việt Nam đã biết làm nhà bằng gạch mái ngói”. (P. Gourou, Người nông dân
châu thổ Bắc Kỳ, sđd, tr. 257).
Kiến trúc nhà ở cũng được coi là diện mạo văn hóa vật chất phản ánh lịch sử và đời sống của dân làng. Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, làng nào có nhiều nhà to, dáng dấp cổ kính, thì được coi là một làng giàu có, trù phú (hình ảnh nhà ngói, cây mít là một ví dụ). Những ngôi nhà cổ ở xã Đường Lâm (Sơn Tây-Hà Nội) có thể cho chúng ta cái nhìn như vậy. Diện mạo nhà ở tại Hữu Bằng, chúng tôi nhận thấy rằng, kiến trúc nhà nơi đây khá phong phú và có nhiều loại hình khác nhau, tìm hiểu nét văn hóa vật chất này sẽ góp phần nhận diện sự biến đổi của văn làng Hữu Bằng. Chúng tôi đã phân chia thành 3 loại hình kiến trúc nhà ở, đó là:
Loại thứ nhất, là nhà cổ truyền, thuật ngữ dân gian gọi là nhà/ cửa
bức bàn, với kết cấu bộ khung theo lối kẻ chuyền hay cũng có thể gọi là nhà phú nông (trong công trình Người nông dân châu thổ
265
Bắc Kỳ, tác giả P. Gourou gọi loại này là nhà trung lưu); Loại thứ hai, có diện mạo đơn giản hơn, có thể tạm dùng tên gọi là nhà bình dân (P. Gourou gọi là nhà nghèo); Loại thứ ba, là nhà mang dáng dấp của lối kiến trúc thời hiện đại, với kết cấu nguyên vật liệu là bê tông, sắt thép, mái bằng (nhà ống hay nhà tầng) - loại hình nhà của lối sống đô thị. Đây là loại nhà đang thịnh hành và trở thành xu thế chủ đạo ở nông thôn Việt Nam hiện nay mà không riêng gì ở Hữu Bằng.
Cũng tại nhà ông Phan Văn Tiến, đôi câu đối ghi:
潘 氏 文 科 先 福 廕 有 峯 堂 構 舊 仁 基
Phiên âm:
Phan thị văn khoa, tiên phúc ấm Hữu phong đường cấu, cựu nhân cơ
Tạm dịch:
Họ Phan ta phát về đường khoa hoạn, là nhờ phúc của tổ tiên
Như ngọn núi kia được dựng nhà lên, lấy cái nhân làm nền tảng
Tại nhà ông Đỗ Gia Nghi266
中 部 溯 初 基 自 昔 肇 培 傳 舊 譜 (龍 [...] 癸 未 賜 辛 丑 會 同 進 士 太 子 少 保 協 佐 大 學 士 總 督 政 事 阮 文 彬 恭 撰) 有 憑 真 樂 土 迄 今 歌 聚 起 祈 祠 (十 世 孫 士 子 杜 日 新 拜 進) Phiên âm:
Trung Bộ tố sơ cơ tự tích triệu bồi truyền cựu phả
(Long [phi] Quý Mùi đông, Tứ Tân Sửu hội, đồng Tiến sĩ, Thái tử
Thiếu bảo Đại học sĩ, Tổng đốc Chính sự Nguyễn Văn Bân cung soạn)
Hữu Bằng chân lạc thổ hất kim ca tụ khởi kỳ từ
(Thập thế tôn, sĩ tử Đỗ Nhật Tân bái tiến)
Dịch nghĩa:
Trung Bộ là nơi phát tích, còn lưu trong phả cũ
(Mùa Đông năm Quý Mùi, Tiến sĩ khoa Tân Sửu là Thái tử Thiếu bảo
Đại học sĩ, Tổng đốc Chính sự Nguyễn Văn Bân cung soạn)
Hữu Bằng là đất lập nghiệp và dựng nơi tế tổ
(Cháu mười đời là Đỗ Nhật Tân bái tiến) Trên các đơn nguyên kiến trúc của những ngôi nhà này như cửa buồng, kẻ hiên, ván vì được chạm trổ hoặc vẽ hoa văn rất cầu kỳ. Việc định một khung niên đại đối với chúng, không lấy làm khó lắm đối với chúng tôi. Căn cứ vào những dòng chữ viết trên lòng báng (câu đầu), hay dựa trên những bức hoàng phi và câu đối có ghi lạc khoản là cơ sở xác tín nhất. Vì thực tế cho thấy, các ngôi nhà này, niên đại tạo dựng thường trùng với niên đại đề trên hoành phi, câu đối - dân gian xây nhà xong thường sắm sửa đồ nội thất để trang hoàng. Tất cả những ngôi nhà chúng tôi khảo sát, đều được làm trong khoảng thời gian trị vì dưới hai vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, đó là vua Khải Định (1916 - 1925) và vua Bảo Đại (1926 - 1945). Từ đó suy ra, khung niên đại của những ngôi nhà này ước chừng muộn nhất là 60 và sớm nhất là 80 năm cách ngày nay. Ngôi nhà ông Phan Văn Tiến, có niên đại xây dựng là: Bảo Đại thập cửu niên, Giáp Thân (1944); nhà ông Nguyễn Văn Thơm, xóm Cổng Đông, có niên đại: Bảo Đại, Kỷ Mão đông (1939). Cảnh quan và không gian của loại nhà này thường có khoảng sân gạch rất rộng,
có cây xanh, ngày xưa, nếu đầy đủ, trong khuôn viên còn có giếng nước, có thêm một dãy nhà ngang làm chức năng nội trợ và ăn uống và có cổng ra vào... Những ngôi nhà như chúng tôi vừa mô tả, giống với những phác họa của những ngôi nhà ở Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) mà P. Gourou đã lấy làm đối tượng trong cuốn sách của ông267. Ngày nay, do áp lực dân cư và những nhu cầu về điều kiện ăn ở, sinh hoạt, nên nhiều ngôi nhà cổ đã được cải tạo một số hạng mục như: nâng cao và lát nền mới bằng gạch men, hạ thấp ngưỡng cửa, nhà ngang và giếng không còn nữa... điều đó đã phản ánh sự đổi thay về kinh tế, những áp lực từ cuộc sống đã làm vỡ đi một số thành tố đơn lẻ của cấu trúc văn hóa làng.
Loại nhà thứ hai, theo chúng tôi là loại nhà phổ biến nhất ở
Hữu Bằng, kết cấu của nó chủ yếu là khung tre hoặc gỗ, mái được lợp bằng rơm, rạ hoặc lá tranh và bình đồ thường nhỏ hơn loại nhà vừa nêu trên. Nét nổi bật của loại nhà này là tường thường được xây dựng chủ yếu bằng đá ong (một thứ nguyên liệu sẵn có ở vùng Thạch Thất). Thông qua một số bức ảnh chụp vào năm 1987 (xem
ảnh minh họa), chúng tôi thấy loại hình nhà này vẫn rất khiêm tốn
về hình thức và quy mô, thậm chí có những ngôi nhà được dựng lên bằng tường đất, trên lợp lá tranh và chỉ rộng khoảng 2 đến 3 gian. Đến thời điểm hiện nay, sau hơn 20 năm nhìn lại, cảnh quan và nhà cửa của Hữu Bằng đã thay đổi quá nhiều, không còn nhà tranh vách đất, mà thay vào đó là những ngôi nhà kiên cố bằng đá ong, gạch, bê tông cốt thép mang dáng dấp của lối sống chốn đô thị.
Loại nhà thứ ba, đối với loại nhà này, những khảo cứu trong
công trình của nhà địa lý nhân văn người Pháp là P. Gourou ở đầu thế kỷ XX “chưa được đề cập tới”. Sự hiện diện của những ngôi nhà này, nó gắn với những bước chuyển mình mạnh mẽ của xã hội nông thôn, của tư duy và tâm lý người nông dân, hơn nữa, nó cũng phản ánh phần nào sự đan xen và tiếp thu văn hóa từ môi trường đô
267
thị vào môi trường làng xã. Đó là những ngôi nhà hai, ba hoặc bốn tầng, mang phong cách hiện đại, có cầu thang, mái vòm, cửa kính, được quét sơn bằng nhiều màu sắc lộng lẫy và hào nhoáng, nền được lát gạch men và nhiều bộ phận được ốp đá, có nhà vệ sinh khép kín, thậm chí khá giả hơn thì được gắn cả điều hòa nhiệt độ... Trong số đó, nhiều ngôi nhà ở Hữu Bằng chúng tôi quan sát, giống với kiến trúc nhà ở mặt phố Hà Nội hay những đô thị khác. Về không gian phân bố của những ngôi nhà này, nó nằm rải rác trong các xóm ngõ giữa làng, đan xen nhấp nhô cùng với những ngôi nhà mái ngói thấp. Đặc biệt, nó lại rất phổ biến ở các trục đường chính của làng, những khu vực buôn bán đô hội, nơi sầm uất các cửa hiệu cửa hàng - yếu tố này cũng là một trong những tín hiệu nhận biết quá trình đô thị hóa đang diễn ra ở Hữu Bằng. Tại đây, họ đã xây nhà cửa san sát, hoàn toàn không có khoảng sân trống và cổng ra vào - nhà đã được đánh số theo bên chẵn, bên lẻ (điển hình là trục đường 8-3 và trục đường Cống Đặng). Hữu Bằng đang từ làng lên “phố”. Loại hình nhà kiểu này đặc biệt phát triển mạnh tại những địa điểm mà dân làng mới mở rộng diện tích giãn dân. Khi đó, họ có đủ tiềm lực về kinh tế, về không gian và những điều kiện cần thiết để xây một ngôi nhà hiện đại đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống.
Có lẽ vẫn còn thiếu sót và chủ quan khi chúng tôi chỉ mới đưa ra những nét khái quát về một số loại nhà ở tại Hữu Bằng như vừa nêu. Việc ưu tiên nhiều hơn tới loại hình nhà hiện đại trong làng, để so sánh với những ngôi nhà cổ truyền, chúng ta sẽ có cơ sở nhận ra được sự đổi thay của làng Hữu Bằng trên các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội. Và cũng lấy đó làm cơ sở giải thích cho nhiều hiện tượng đổi thay khác đang diễn ra ở Hữu Bằng, cũng như ở nông thôn Việt Nam nói chung.
Tiểu kết chương 4
Điều kiện kinh tế - xã hội đã làm nảy sinh và dung dưỡng các sắc thái văn hóa xóm làng. Sự hội lưu và dung hợp nhiều nét văn hóa trong một không gian làng xã là hiện tượng phổ biến mà Hữu Bằng là một ví dụ. Xuyên suốt từ truyền thống đến hiện tại, làng Hữu Bằng đã bảo lưu, trao truyền nhiều nét văn hóa, tôn giáo và những sinh hoạt tín ngưỡng dân gian đậm màu sắc thôn quê, vừa có khuynh hướng bác học, vừa có nét dân giã, dân gian, hai thành tố này luôn hòa quyện với nhau. Sự thâu hóa và kết tinh những giá trị của văn hóa Nho giáo được phản ánh qua những sinh hoạt ở văn chỉ làng Hữu Bằng, trong nội dung các bức hoành phi, các đôi câu đối