Điều kiện để nuôi rắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (1986 2008) (Trang 28 - 30)

2.2. Sự phát triển của nghề nuôi rắ nở xã Vĩnh Sơn trong những năm

2.2.1. Điều kiện để nuôi rắn

2.2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi nói chung và nghề nuôi rắn nói riêng

Yếu tố về điều kiện tự nhiên: Nhân tố tự nhiên bao gồm các yếu tố về vị trí địa lý, địa hình, điều kiện khí hậu, thời tiết thuỷ văn, môi trường sinh thái. điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến gây nuôi. Trong mấy năm gần diễn biến thời tiết có nhiều bất thường, rét thường đến muộn hơn và kéo dài, mưa đầu mùa bất thường, nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng. Chính vì vậy, yếu tố về thời tiết có tác động rất lớn năng suất và chất lượng của vật nuôi. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có tác động tích cực tới quá trình gây nuôi và ngược lại. Do đó việc bố trí con vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên sẽ quyết định đến kết quả của quá trình gây nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Yếu tố con người: Con người là yếu tố quan trọng nhất có tính quyết định đến kết quả và hiệu quả của gây nuôi bởi vì quá trình gây nuôi có thể diễn ra được đều xuất phát từ nhu cầu của con người và do con người chỉ đạo. Việc tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật và áp dụng những kỹ thuật tiến bộ đó vào trong gây nuôi đòi hỏi các hộ gây nuôi rắn phải có một trình độ hiểu biết nhất định. Chính vì thế, chúng ta cần thiết phải nâng cao trình độ dân trí, tăng cường công tác khuyến nông, phổ biến những tiến bộ kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện của từng địa phương từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong gây nuôi.

Yếu tố thị trường: Đầu ra của sản phẩm luôn là mối quan tâm, lo lắng đối với người nuôi rắn. Nguyên nhân là do trong gây nuôi thường gặp rủi ro lớn hơn so với các ngành khác vì nó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Việc mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân yên tâm phát triển gây nuôi, lựa chọn hướng đầu tư có hiệu quả, hạn chế mức thấp nhất những rủi ro thường gặp trong gây nuôi từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Như vậy các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế hộ nuôi rắn nói riêng. Mỗi hộ gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình có phát triển thì xã hội mới phát triển và ngược lại. Khi xã hội càng phát triển tạo điều kiện môi trường, nền tảng cho gia đình phát triển.

2.2.1.2. Đặc điểm kỹ thuật của gây nuôi rắn

Đây là vấn đề hết sức khó khăn của các hộ gây nuôi rắn hiện nay vì kỹ thuật gây nuôi chủ yếu do kinh nghiệm được truyền từ đời này qua đời khác và một vài nhà khoa học bước đầu đi vào nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm gây nuôi kết hợp với khoa học hiện đại để xây dựng quy trình gây nuôi rắn hổ mang bành. Trước nhu cầu ngày càng tăng, các loài rắn bị đào bắt nhiều có nguy cơ cạn kiệt, nhiều hộ mạnh dạn thử cho trứng nở nhưng do chưa có kỹ thuật chăm sóc, phòng và trị bệnh, môi trường sống chưa đảm bảo nên hiệu quả chưa cao. Năm 2004, Phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Tường đã nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả kỹ thuật nhân giống và nuôi rắn sinh sản tại xã Vĩnh Sơn và các xã trong huyện.

Gây nuôi rắn không khó, nhưng phải biết áp dụng đúng quy trình kỹ thuật như phun thuốc khử trùng, thuốc chống kiến, chống mối, dán, luôn giữ nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình ấp bằng cách thắp bóng điện, phun nước giữ độ ẩm. Chuồng nuôi rắn xây dựng trên diện tích từ 10 đến 20 m2, mật độ phù hợp 14 con/m2, bố trí ụ hang ở giữa trại, ụ nuôi gồm nhiều tầng, mỗi tầng nhiều ô ngăn nhỏ; đồng thời thay đất định kỳ từ 15 ngày đến 1 tháng/lần lên ụ hang và môi trường nuôi. Chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, tỷ lệ rắn nở đạt trên 90%, rắn sinh trưởng và phát triển khỏe [8, tr.22].

Có 4 mô hình gây nuôi chủ yếu hiện này là: Các khu bảo tồn, vườn quốc gia, khu du lịch; các trại nuôi trồng lớn thuộc các công ty, doanh nghiệp; các trại vệ tinh của các công ty và các trại có quy mô nhỏ tại các hộ gia đình.

Phần lớn các hệ thống chuồng trại, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất gây nuôi sinh sản còn thô sơ, mang tính tận dụng, do thiếu đầu tư, thiếu hiểu biết về điều kiện nuôi dưỡng các loài ĐVHD. Vì vậy hơn 90% số chuồng nuôi ĐVHD chưa đáp ứng được cho gây nuôi, sản xuất công nghiệp. Nguồn cung cấp thức ăn cho các loài động vật nói trên chủ yếu chuột, cóc, ếch, thịt gà và thức ăn chế biến sẵn do viện công nghệ sinh học nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế biến cho làng nghề rắn Vĩnh Sơn. Nhìn chung nguồn gốc thức ăn rất thuận lợi vì nguyên liệu chủ yếu là thịt gà mà lại rất sẵn, hơn nữa giá cả ít biến động do đó chủ động được nguồn thức ăn cho rắn [1, tr. 25]. Thu nhập từ gây nuôi rắn cao gấp 3 - 5 lần so với trồng lúa, rau màu và gấp vài chục lần so với nuôi bò, lợn. Dựa trên tình hình gây nuôi sinh sản tại các vùng có thể thấy rõ ở những vùng có tỷ lệ nghèo đói thấp là những vùng đang phát triển hoạt động gây nuôi ĐVHD, những vùng có tỷ lệ nghèo đói cao lại là những vùng kém phát triển hình thức sản xuất kinh doanh này. Vì vậy việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nghiên cứu, phát triển mạnh nghề gây nuôi sinh sản ĐVHD, vừa đạt được hiệu quả bảo tồn cao, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình[3, tr.5]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (1986 2008) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)