Sự phát triển của nghề nuôi rắn sau 20 năm tiến hành đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (1986 2008) (Trang 30 - 43)

2.2. Sự phát triển của nghề nuôi rắ nở xã Vĩnh Sơn trong những năm

2.2.2. Sự phát triển của nghề nuôi rắn sau 20 năm tiến hành đổi mới

Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã họp tại thủ đô Hà Nội. Đây là đại hội có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta. Đại hội của sự đổi mới toàn diện.

Sau Đại hội VI, một loạt chính sách đổi mới kinh tế của nhà nước đã ra đời, làm cho tình hình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp nước ta có sự chuyển biến mới. Trên lĩnh vực nông nghiệp, sự chuyển biến khá rõ nét và mạnh mẽ hơn cả.

Cuối năm 1987, với tinh thần đổi mới, Sở nông nghiệp Vĩnh Phú (nay là Sở nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc) đã hướng dẫn các hợp tác xã trong tỉnh

thực hiện một bước cải tiến về khoán, gọi là “Khoán thanh toán gọn”. Tháng 4 năm 1988, Tỉnh uỷ Vĩnh Phú (Nay là tỉnh Vĩnh Phúc) ra nghị quyết 10 về đổi mới quản lý nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết 10 của Tỉnh uỷ là Nghị quyết cụ thể hoá Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới quản lý nông nghiệp- vốn là mặt trận hàng đầu trong nền kinh tế nước ta.

Căn cứ vào Nghị quyết hướng dẫn trên, đảng bộ Vĩnh Sơn đã có sự đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, đó chính là cơ sở để nghề nuôi rắn của xã có sự thay đổi rõ rệt. Trại rắn đã trở thành trung tâm hướng dẫn hộ nông dân nuôi rắn và làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Quy mô chăn nuôi ngày càng được mở rộng, số hộ nuôi tăng lên nhanh chóng, các tiến bộ khoa học - kỹ thuật được áp dụng. Vì vậy, rắn phát triển tốt, tỷ lệ rắn chết hạn chế nhiều so với những năm trước do áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các sản phẩm chế biến từ rắn ngày càng đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Thị trường tiêu thụ được mở rộng hơn so với trước năm 1986. Mồi ăn truyền thống cũng được người dân chú trọng thay thế bằng mồi ăn khác đảm bảo cho sự phát triển của rắn. Từ vài chục hộ nuôi rắn lúc đầu, sau năm 1986 số hộ nuôi tăng lên đáng kể. Đặc biệt trong ba năm (2006 – 2008), tình hình sản xuất kinh doanh của xã có sự phát triển rõ rệt. Nếu năm 2006 tổng giá trị sản xuất của xã là 48,9 tỷ đồng thì đến năm 2007 đã lên tới 60,5 tỷ đồng và năm 2008 là 72,1 tỷ đồng. Tốc độ tăng trung bình là 21,4%.

Ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất là ngành chăn nuôi. Năm 2008, tổng giá trị ngành chăn nuôi đạt 26,5 tỷ đồng chiếm 36,8% tổng giá trị sản xuất và có xu hướng ngày càng tăng, tốc độ tăng bình quân qua ba năm là 15,1%/ năm. Trong đó các sản phẩm từ các hoạt động chăn nuôi chế biến rắn đã đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngành chăn nuôi. Năm 2006, nghề nuôi rắn thu được 13,4 tỷ đồng chiếm 67 % tổng giá trị ngành chăn nuôi, tới năm 2008 nghề nuôi rắn thu được 19,2 tỷ đồng chiếm 72,5 % tổng giá trị ngành chăn nuôi, bình quân mỗi năm tăng 19,7 %. Điều này chứng tỏ nghề nuôi rắn ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển (28, tr 46)

Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm (2006 – 2008) Chỉ tiêu ĐVT SL 2006 CC (%) SL 2007 CC (%) SL 2008 CC (%) 07/06 08/07 So sánh(%) BQ I. Tổng giá trị sản xuất Tỷ. đ 48,9 100,0 60,5 100,0 72,1 100,0 123,7 119,2 121,4 1. Trồng trọt Tỷ. đ 12,9 26,4 18,0 29,8 20,2 28,0 139,5 112,2 125,1 2. Chăn nuôi Tỷ. đ 20,0 40,9 23,9 39,5 26,5 36,8 119,5 110,9 115,1 Trong đó nghề nuôi rắn Tỷ. đ 13,4 67,0 16,7 69,9 19,2 72,5 124,6 115,0 119,7 3. Thương mại, dịch vụ Tỷ. đ 16,0 32,7 20,8 34,4 25,4 35,2 130,0 122,1 126,0 II. Một số chỉ tiêu khác 1. Tổng sản lượng lương thực Tấn 2178,0 2527,0 2534,0 116,0 100,3 107,9

2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 20,4 23,7 15,0

3. Thu nhập BQ/ đầu người/năm Tr. đ 9,3 11,4 13,5 122,6 118,4 120,5

* Tình hình chăn nuôi của xã Vĩnh Sơn

Bảng 2.2: Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm 2006 – 2008

Loại vật nuôi ĐVT 2006 2007 2008 So sánh (%) 07/06 08/07 BQ I. Tổng đàn trâu bò Con 627 533 499 85,0 93,6 89,2 1. Đàn trâu Con 91 154 150 169,2 97,4 128,4 2. Đàn bò Con 456 294 270 64,5 91,8 76,9 3. Đàn bê nghé Con 110 85 79 77,3 92,9 84,7 II. Đàn lợn Con 1260 1327 2428 105,3 183,0 138,8 1. Lợn lái Con 334 362 416 108,4 114,9 111,6 2. Lợn bột Con 426 375 712 88,0 189,9 129,3 3. Lợn con Con 500 590 1300 118,0 220,3 161,2

III. Đàn gia cầm Con 7500 10220 8415 136,3 82,3 105,9

IV. Đàn chim cút Con 9000 8200 28000 91,1 341,5 176,4

V. Cá Tấn 62 66 80 106,5 121,2 113,6

VI. Rắn

1. Rắn thương phẩm Tấn 100 120 110 120,0 91,7 104,9 2. Rắn con 1000con 380 450 520 118,4 115,6 117,0

Nguồn: Ban Thống kê xã Vĩnh Sơn

Tình hình chăn nuôi của xã biến động lớn qua các năm. Biểu hiện cụ thể trong bảng 2.2. Tổng đàn trâu bò giảm qua các năm, bình quân mỗi năm giảm 10,8%. Trong khi đó thì đàn lợn, đàn gia cầm, đàn chim cút và cá thì lại tăng mạnh. Đàn lợn tăng bình quân 38,8%/ năm, đàn chim cút tăng bình quân 76,4%/ năm. Nhất là năm 2008, đàn chim cút tăng 341,5% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2008, sản lượng rắn thương phẩm giảm hơn so với năm trước, tuy nhiên số lượng rắn con lại tăng lên. Bình quân mỗi năm số lượng rắn con tăng 17%. Điều này chứng tỏ nghề nuôi rắn truyền thống cũng được người dân quân tâm và mở rộng.

Như đã trình bày ở phần trước, dựa vào đặc điểm tự nhiên, lợi thế so sánh của các vùng trong xã, chúng tôi tiến hành điều tra các hộ nuôi rắn theo tiêu chí quy mô đầu con.

Việc ra quyết định trong sản xuất, chăn nuôi chủ yếu phụ thuộc vào chủ hộ. Vì vậy, người chủ gia đình và trình độ cũng như sự hiểu biết của chủ hộ ảnh hưởng tới khả năng đem lại thu nhập cao hay thấp cho nông hộ. Một

người chủ hộ giỏi phải đạt cả trình độ chuyên môn và kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi. Thông thường các chủ hộ trẻ tuổi là những người có trình độ văn hóa cao nhưng kinh nghiệm chăn nuôi lại ít, họ là những người dám nghĩ dám làm nên có rất nhiều cơ hội làm giàu nhưng rủi ro cũng rất cao. Tuy nhiên nghề nuôi rắn lại là nghề đòi hỏi sự hiểu biết và kinh nghiệm rất lớn. Qua bảng 2.3 cho thấy, hộ nuôi rắn với quy mô nhỏ có tuổi bình quân thấp 41,7 tuổi, hộ nuôi rắn với quy mô vừa có tuổi bình quân là 42,6 tuổi và những hộ có quy mô nuôi rắn lớn thì có tuổi bình quân cao nhất là 48,4 tuổi. Chứng tỏ quy mô nuôi rắn càng lớn thì người chủ hộ có thâm niên trong nghề càng cao.

Nhìn chung, ở nông thôn hiện nay phổ biến là các chủ hộ ở tuổi 47 – 50 tuổi, họ vừa có khả năng trau dồi hiến thức, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, có kinh nghiệm lâu dài. Vì thế, cơ hội làm giàu cao và phòng tránh khỏi rủi ro cũng rất cao.

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp nhất là với nông hộ. Diện tích nuôi ở hộ có quy mô nhỏ là 31,6 m2, hộ nuôi với quy mô lớn là 178,7 m2, ở làng Vĩnh Sơn chỗ nào cũng rặt những... hang rắn. Lao động là yếu tố cơ bản nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của hoạt động sản xuất chăn nuôi. Sử dụng lao động hợp lý trong quá trình sản xuất ra sản phẩm là yêu cầu của bất kỳ ngành sản xuất nào. Đối với chăn nuôi đây là điều kiện quan trọng để tăng khối lượng sản phẩm cung cấp cho các lĩnh vực phi nông nghiệp, công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, tình trạng dư thừa lao động khiến các hộ nông dân chăn nuôi phải có kế hoạch phân công lao động một cách hợp lý, đảm bảo yêu cầu của tính thời vụ vừa thỏa mãn duy trì chăn nuôi trong hộ. Yếu tố lao động nói lên hai khía cạnh của lao động là số lượng và chất lượng lao động. Số lượng lao động của hộ bao gồm các thành viên trong gia đình có khả năng lao động. Chất lượng lao động thể hiện trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nhận thức về chính trị, xã hội thông qua các kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất được tích lũy từ lâu đời của người dân.

Qua bảng 2.3 cho thấy, chỉ tiêu lao động làm nghề rắn bình quân/ hộ cao nhất ở nhóm hộ nuôi rắn với quy mô lớn (3,7 lao động), thấp nhất ở nhóm hộ nuôi rắn với quy mô nhỏ (2,2 lao động). Do đó có thể thấy quy mô nuôi rắn càng lớn thì số lượng lao động nuôi rắn bình quân trong hộ càng tăng. Tuy nhiên quy mô lao động lớn không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả cao hơn trong chăn nuôi nếu như hộ không có kế hoạch sử dụng lao động một cách hợp lý. Lao động của các nhóm hộ nuôi rắn ở Vĩnh Sơn hầu hết là lao động trong gia đình chỉ có nhóm hộ nuôi với quy mô lớn thì có lao động thuê ngoài (chiếm 17,9%). Số lao động thuê ngoài cũng đều là lao động trong xã, vì đây là một nghề truyền thống đòi hỏi lao động phải có kinh nghiệm nếu không sẽ rất nguy hiểm vì vậy lao động ngoài xã khó có thể đáp ứng được.

Qua bảng số liệu cũng cho thấy chỉ có 41,1% số chủ hộ nuôi rắn có trình độ cấp III. Sản xuất ngày càng tiến bộ đòi hỏi lao động quản lý trong hộ phải có trình độ học vấn nhất định để nắm bắt cách quản lý ngày càng cao, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất. Tỷ lệ chủ hộ có trình độ cấp III cao nhất là ở nhóm hộ nuôi với quy mô lớn, chiếm 46,3%, thấp nhất là nhóm hộ nuôi quy mô nhỏ, chỉ đạt 34,2%, nhóm hộ nuôi quy mô vừa là 41%. Vậy có thể nói trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và quy mô chăn nuôi của hộ.

Bảng 2.3 Thông tin chung của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn năm 2008

Chỉ tiêu ĐVT QM nhỏ QM vừa QM lớn BQ

Tổng số hộ điều tra Hộ 11 24 15 50

Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 41,7 42,6 48,4 44,1

I. Một số chỉ tiêu cơ bản 1. Diện tích nuôi rắn BQ/ hộ m2 31,6 76,5 178,7 102,1 2. LĐ nuôi rắn/ hộ LĐ 2,2 2,8 3,7 2,9 (LĐ thuê ngoài) % 0 0 17,9 5,4 3. Số vốn nuôi rắn BQ/ hộ Tr. đ 125,2 248,5 358,7 254,4 - Vốn vay % 92,4 74,5 25,7 63,8 - Vốn tự có % 7,6 25,5 74,3 36,2 II.Trình độ CM–KT của chủ hộ

1. Kỹ thuật chăn nuôi

- Có hiểu biết % 19,1 11,6 3,4 10,8 - Thành thạo % 67,3 56,7 38,0 53,4 - Ít kinh nghiệm % 13,6 31,7 58,6 35,8 2. Về thị trường - Có tìm hiểu % 70,2 56,0 33,0 52,2 - Tìm hiểu kỹ % 8,0 32,0 67,0 37,2 - Không tìm hiểu % 21,8 12,0 0 10,6 III.Trình độ học vấn của chủ hộ - Cấp I, II % 65,8 59,0 53,7 58,9 - Cấp III % 34,2 41,0 46,3 41,1

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2008

Trình độ học vấn cao hơn các nhóm hộ khác nên ở nhóm hộ nuôi với quy mô lớn, số chủ hộ thành thạo và có kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi cũng đạt tỷ lệ cao hơn. Do Việt Nam chưa có chuyên ngành đào tạo về nghề nuôi rắn, nên việc nuôi rắn ở Vĩnh Sơn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm được truyền lại. Vì vậy quy mô chăn nuôi rắn cũng phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của chủ hộ. Chủ hộ có càng nhiều kinh nghiệm thì quy mô nuôi của hộ càng lớn.

Bên cạnh đó thì việc tìm hiểu thị trường sẽ càng đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi. Do chu kỳ sản xuất kinh doanh của hộ thường kéo dài, đồng vốn quay vòng chậm để có thể chủ động trong quá trình sản xuất tiếp theo thì

hộ phải phụ thuộc nhiều vào việc có tiêu thụ được sản phẩm hay không. Phần lớn các hộ nuôi rắn xã Vĩnh Sơn có tìm hiểu thị trường chỉ có một số hộ có quy mô nhỏ và vừa tiêu thụ được dựa vào các khách hàng truyền thống và sự may mắn.

Cùng với khoa học công nghệ và thị trường thì vốn cũng là một yếu tố quyết định để phát triển sản xuất chăn nuôi. Vốn là điều kiện quan trọng thể hiện khả năng sản xuất của hộ. Để mở rộng quy mô chăn nuôi thì đòi hỏi người dân phải có vốn. Số vốn nuôi rắn bình quân/ hộ ở Vĩnh Sơn là 254,4 triệu đồng. Trong đó nguồn vốn chủ yếu là vốn vay, chiếm tới 63,8%, tuy nhiên nhóm hộ nuôi với quy mô lớn lại có tỷ lệ vốn vay ít nhất 25,7%, đó là do nhóm hộ này có khả năng tích lũy vốn cao.

Qua bảng 2.4 ta thấy, thu nhập của nhóm hộ nuôi với quy mô lớn và vừa chủ yếu là từ nghề rắn, thu nhập từ trồng trọt chiếm tỷ lệ nhỏ, với hộ nuôi quy mô lớn thì không làm nông nghiệp. Chăn nuôi chiếm 73,03% trong tổng thu nhập của nhóm hộ nuôi với quy mô vừa, trong đó nghề rắn chiếm tới 97,04%. Hộ nuôi với quy mô lớn thì thu nhập từ rắn chiếm 97,73% tổng thu từ chăn nuôi, bên cạnh đó nhóm hộ này cũng thu được một phần không nhỏ từ TM – DV nghề rắn. Vì vậy, các hộ nuôi với quy mô lớn và vừa có tỷ lệ vốn vay ít hơn nhóm hộ còn lại.

Bảng 2.4. Kết quả sản xuất của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn năm 2008

(tính bình quân cho một hộ)

Chỉ tiêu

Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn

GT (tr.đ) CC (%) GT (tr.đ) CC (%) GT (tr.đ) CC (%) 1. Trồng trọt 4,02 5,68 15,42 6,07 0 0 2. Chăn nuôi 19,84 28,01 185,39 73,03 358,67 66,96 - Nghề nuôi rắn 14,26 71,88 179,9 97,04 350,52 97,73 3. TM – DV 4,91 6,93 15,2 5,99 85,67 15,99 - Riêng nghề rắn 0 0 0 0 83,0 96,88 4. Khác 42,05 59,38 37,83 14,90 91,3 17,05 Tổng cộng 70,82 100 253,84 100 535,64 100

Vĩnh Sơn là xã có nghề nuôi rắn truyền thống, người dân chủ yếu nuôi rắn hổ mang phì, loại rắn này chiếm gần 90% tổng lượng rắn trong toàn xã. Vì đây là loại rắn dễ nuôi, tăng trưởng nhanh, được nhà nước cấp phép vận chuyển nên được người dân phát triển nhiều và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Ngoài ra, người dân xã Vĩnh Sơn cũng nuôi thêm một số loại rắn như rắn rắn hổ mang châu, rắn chúa, rắn cạp nong cạp nia… Tuy nhiên rắn hổ mang chúa là loại rắn chưa được cấp phép khai thác và vận chuyển vì vậy khó có thể thống kê được. Hiện nay, xã Vĩnh Sơn đang tiến hành dự án nuôi rắn sinh sản thí điểm rắn hổ mang chúa. Ông Nguyễn Văn Quyết đã tham dự “ Hội thảo nhân nuôi, phát triển bền vững động vật có nguồn gốc hoang dã” tại thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, ông đã có bài thuyết trình về việc nuôi rắn hổ mang đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân và để phát triển động vật có nguồn gốc từ hoang dã. Tới đây, Vĩnh Sơn sẽ sớm được cấp phép khai thác và vận chuyển rắn hổ mang chúa. Rắn hổ mang châu là loại rắn rất khỏe nếu chuồng trại không đảm bảo chắc chắn thì rắn hổ mang châu có thể phá ra bất kỳ lúc nào. Vì vậy chỉ những hộ có quy mô lớn mới có đủ điều kiện nuôi loại rắn này, những hộ có quy mô nhỏ và vừa thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (1986 2008) (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)