2.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn Vĩnh Sơn
Quy mô nuôi rắn
Quy mô nuôi quyết định thu nhập của hộ gia đình nuôi rắn. Nếu hộ có quy mô lớn, vừa trong chăn nuôi hộ đầu tư vào nhiều hơn, thường những hộ nuôi với quy mô lớn và vừa thường là những hộ đã có kinh nghiệm trong chăn nuôi, họ mở rộng quy mô để thu được kết quả, hiệu quả cao hơn nâng cao thu nhập. Ngược lại những hộ có quy mô nhỏ thường có ít kinh nghiệm trong chăn nuôi, họ không đầu tư nhiều vào chăn nuôi vì vậy hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Vì vậy mà thu nhập từ nuôi rắn giữa các nhóm hộ này khác nhau, nhóm hộ có quy mô nhỏ thường có thu nhập thấp nhất. Chăn nuôi nên tăng quy mô phù hợp với điều kiện và khả năng của gia đình nhằm nâng cao thu nhập.
Nguồn giống rắn
Chất lượng giống ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển chăn nuôi rắn ở Vĩnh Sơn, nó không chỉ làm ảnh hưởng đến năng suất sản phẩm mà còn ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Giống là điều kiện cơ bản để phát huy hiệu quả đầu tư trong chăn nuôi. Ở Vĩnh Sơn, hầu hết người dân trong xã đã chủ động được nguồn giống vì vậy chất lượng giống được đảm bảo hơn.
Kỹ thuật chăm sóc rắn
Kỹ thuật chăm sóc ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn: Từ khâu giống, thức ăn, chuồng trại, thú y … đều ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của rắn. Chi cục kiểm lâm Vĩnh Phúc, các cán bộ sở thường mở các lớp huấn luyện kỹ thuật cho người nông dân nhằm mục đích hướng dẫn cho người nông dân kỹ thuật nuôi rắn.
Thú y phòng bệnh cho rắn
Ngoài yếu tố giống, thức ăn, công tác thú y phòng bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản phẩm, khả năng sinh trưởng và phát triển của rắn và hiệu quả chăn nuôi. Muốn cho rắn khỏe mạnh, phát triển nhanh cho năng suất sản phẩm cao thì đòi hỏi trong quá trình chăn nuôi, các nông hộ phải chú ý thực hiện tốt công tác thú y phòng bệnh cho rắn. Qua điều tra cho thấy hầu hết các hộ chăn nuôi đều thực hiện công tác thú y phòng bệnh cho rắn nhưng vì cho tới nay trên cả nước vẫn chưa có một cơ quan đầu mối nào nghiên cứu một cách hệ thống và bài bản các tiêu chuẩn kỹ thuật trong chăn nuôi và sản xuất, các công trình nghiên cứu phát hiện, phòng và chữa bệnh cho rắn hầu hết đều dựa vào kinh nghiệm được tích lũy được trong dân gian mà sự hiểu biết về dịch bệnh của người dân chưa tốt nên rắn thường mắc các loại bệnh như bệnh viêm phổi, gan…các hộ chỉ biết phòng bệnh, nên gây không ít tổn thất về kinh tế cho người dân làng nghề.
Đầu tư vốn cho chăn nuôi rắn
Khó khăn nhất của các hộ nuôi rắn là thiếu vốn đầu tư cho chăn nuôi. Trong quá trình chăn nuôi muốn đạt hiệu quả cao thì nhất thiết phải đầu tư chi phí, tuy nhiên việc đầu tư như thế nào cho hợp lý cũng là yêu cầu để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong các loại chi phí thì chi phí trung gian là quan trọng nhất, mức đầu tư vào chi phí trung gian và kết quả mang lại thể hiện trình độ chăn nuôi của hộ. Tuy nhiên lượng vốn vay còn ít và thời gian ngắn nên việc mở rộng quy mô con gặp nhiều khó khăn.
Yếu tố con người
Con người là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế xã hội, do đó trong chăn nuôi nói chung và nghề nuôi rắn nói riêng đòi hỏi mỗi người dân phải có
trình độ nhận thức chính sách nhất định để nắm bắt các thông tin, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi có như vậy mới đem lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, quy mô lao động cũng cho phép hộ mở rộng thêm quy mô chăn nuôi. Tuy nhiên nếu không có biện pháp sử dụng lao động một cách hợp lý thì hiệu quả kinh tế mang lại không cao.
Như vậy, các yếu tố về quy mô nuôi rắn, nguồn giống rắn, kỹ thuật chăm sóc rắn, thú y phòng bệnh cho rắn, đầu tư vốn cho chăn nuôi rắn và yếu tố con người ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn. Ở Vĩnh Sơn do đảm bảo đầy đủ các yếu tố đó nên hiệu quả kinh tế mang lai khá cao.
2.5.2. Hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn
Qua bảng 2.8 ta thấy giá trị thu nhập trên một đồng chi phí trung gian của nhóm hộ nuôi với quy mô lớn là lớn nhất. Hộ nuôi với quy mô lớn, 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 0,5 đồng thu nhập hỗn hợp. Hộ nuôi với quy mô vừa thu được 0,29 đồng và quy mô nhỏ là 0,22 đồng chi phí hỗn hợp. Như vậy thì hộ nuôi với quy mô càng lớn thì hiệu quả đạt được càng cao. Tuy nuôi với quy mô lớn mất thêm chi phí lao động thuê ngoài nhưng chi phí lãi vay lại giảm bớt nên tổng chi phí được giảm bớt, thêm vào đó các hộ tích lũy được nhiều kinh nghiệm chăn nuôi nên hạn chế được tỷ lệ rắn chết và tiết kiệm chi phí chăn nuôi.
Bảng 2.8. Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn năm 2008
(tính bình quân/ 1 hộ)
Chỉ tiêu ĐVT Quy mô nuôi So sánh (lần)
Nhỏ Vừa Lớn Vừa/nhỏ Lớn/vừa Lớn/nhỏ
1. GO Tr. đ 250,58 699,6 962,01 2,79 1,38 3,84 2. IC Tr. đ 190,32 517,58 611,49 2,72 1,18 3,21 3. VA Tr. đ 60,26 181,02 350,32 3,02 1,93 5,82 4. MI Tr. đ 41,23 148,95 308,24 3,61 2,07 7,48 5. LĐ công 2,2 2,8 3,7 1,27 1,32 1,68 6. GO/IC Lần 1,32 1,35 1,57 1,03 1,16 1,19 7. VA/IC Lần 0,32 0,35 0,57 1,11 1,63 1,81 8. MI/IC Lần 0,22 0,29 0,5 1,33 1,75 2,33 9. GO/LĐ Tr.đ/công 113,9 249,86 260 2,19 1,04 2,28 10.VA/LĐ Tr.đ/công 27,39 64,96 97,74 2,37 1,46 3,46 11. MI/LĐ Tr.đ/công 18,74 53,20 83,31 2,84 1,57 4,45 12. GO/DT nuôi Tr. đ/ m2 7,93 9,15 5,38 1,02 0,67 0,68 13. VA/DT nuôi Tr. đ/ m2 1,91 2,38 1,96 1,1 0,93 1,03 14. MI/DT nuôi Tr. đ/ m2 1,3 1,95 1,72 1,32 1,0 1,32
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2008
Đối với lao động làm nghề rắn, thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ quy mô lớn đạt hiệu quả cao nhất 83,31 triệu đồng/ lao động/ năm, lớn gấp 4,45 lần so với lao động của nhóm hộ quy mô nhỏ là 18,47 triệu đồng/ lao động/ năm và gáp 1,57 lần nhóm hộ nuôi với quy mô vừa.
Xét hiệu quả trên 1 m2 diện tích gây nuôi thì hộ nuôi với quy mô vừa mang lại hiệu quả cao nhất. Mỗi m2 nuôi rắn giá trị thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ nuôi với quy mô vừa là 1,95 triệu đồng, quy mô lớn là 1,72 triệu đồng và quy mô nhỏ là 1,3 triệu đồng. Do các hộ quy mô vừa có diện tích nuôi rắn ít nên các hộ làm chuồng tầng để tiết kiệm diện tích chăn nuôi. Các hộ có quy mô lớn có diện tích nuôi nhiều nên các hộ ít chuồng tầng, các hộ nuôi với quy mô nhỏ thì không làm chuồng tầng do quy mô nuôi của các hộ nhỏ, hơn nữa chuồng tầng có nhược điểm là khô hơn chuồng thường nên hạn chế sinh trưởng của rắn.
Chương 3:
NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỂ TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ