Những sản phẩm tiêu biểu được chế biến từ rắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (1986 2008) (Trang 43 - 46)

2.3.1. Rượu rắn

Rượu rắn có nhiều công dụng nhưng chủ yếu để chữa chứng đau xương khớp thuộc phong tê thấp. Rắn để ngâm là bộ ba: Hổ mang, rắn cạp nong và rắn ráo để có tác dụng lên ba phần của cơ thể: Thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu (Thiên- Nhân- Địa)

Có thể ngâm khô hoặc ngân tươi nhưng dùng tươi sẽ tốt hơn, hiệu quả cao hơn. Trước hết phải bỏ đầu, ruột. Nhiều người vẫn lấy cả đầu vì không thấy độc mà nếu có độc thì mới trị được độc. Bình rượu cần có cả đầu mới đủ. Mật rắn rất quý để ngâm riêng tốt hơn ngâm chung. Có nơi chọn rắn tươi đã làm sạch để sau 3 tháng đào lên lấy bộ xương riêng để ngâm rượu.

Làm sạch rắn thường người ta không chỉ lau rửa bằng rượu và nước gừng không dùng nước lã nhất là khi đã mổ ra nồi. Người ta còn có cách cho rắn đã làm sạch vào bình đổ ngập rượu ngâm 24 giờ đổ rượu đó đi để khử độc. Rượu đổ lần thứ hai mới dùng.

Công thức rượu rắn được phối ngũ hai phần chính. Rắn là phong dược phải kèm các vị huyết dược (Ví dụ: Hà thủ ô, kê huyết đằng, quy vĩ...) vì Đông y quan niệm "Trị phong tiên trị huyết. Huyết hành phong tự diệt". Một

số cơ sở muốn "tinh giản" công thức để hiện đại hoá rượu rắn đã cắt bớt phần huyết được gây giảm hiệu quả chữa bệnh của rượu rắn.

Để bớt tanh, người ta cho thêm vào rượu rắn một số dược liệu có tinh dầu như trần bì (vỏ quýt lâu năm, hồi, thiên niên kiện...).Tốt nhất là rượu trắng như cồn dược dụng. Để ngâm rắn cũng như các động vật khác (tắc kè, nhung, hải mã...) phải dùng rượu cao độ từ 40 độ trở lên thì mới tránh được tủa. Nhưng với độ cồn cao cũng dễ gây nguy hiểm. Tất cả các loại rượu thuốc đều có độ độc được quyết định bởi độ cồn. Độ cồn càng cao càng độc.

Rượu rắn tuy rất tốt với những người bị phong thấp, tuy nhiên không nên lạm dụng. Chỉ nên dùng 10 ngày cho mỗi đợt và mỗi ngày chỉ uống 25ml vào bữa cơm tối.

2.3.2. Thịt rắn

Rắn được dùng làm thức ăn: Rắn đã trở thành một trong những “đặc sản” trong các cửa hàng ăn uống và khách sạn, nhất là các thành phố, thị xã tiếp giáp giữa các tỉnh miền núi và miền xuôi. Trước kia, ở các nhà hàng khách sạn, các con thú sống vẫn được bày bán công khai cho khách xem và chọn, nay phần lớn họ đợi khách gọi rồi mới điện thoại đem từ nơi khác đến. Trong mỗi thành phố, tỉnh đều có những khu nhà hàng đặc sản nổi tiếng “Làng rắn Lệ Mật” ở Gia Lâm, “Lương Sơn Quán” ở Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình. Nhìn chung mỗi tỉnh đều có “thủ phủ” của các nhà hàng đặc sản. Bình quân mỗi tỉnh và thành phố ở nước ta có 30 - 40 nhà hàng đặc sản. Chỉ tính riêng ở miền trung đã có hơn 300 nhà hàng đặc sản. đến nay ước tính có khoảng 2000 - 2300 nhà hàng đặc sản với các quy mô lớn khác nhau.

Từ lâu, thịt rắn đã được công nhận là một vị thuốc quý với tên là xà nhục. Dược liệu có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, vào kinh can, có tác dụng khử phong, giảm đau, trừ thấp, tiêu độc chữa các bệnh thần kinh đau nhức, bán thân bất toại, khớp xương sưng đau, chân tay tê mỏi, kinh phong..Trong dân gian, người ta thường dùng thịt rắn (bỏ da) dưới dạng món ăn - vị thuốc như rim, làm ruốc hoặc băm với lá lốt, mùi tàu và xương sông, rồi nướng ăn.

- Rắn xúc bánh đa: Vàng giòn màu nghệ, thơm lừng mùi tỏi, sả, ớt. Rắn được bằm hoặc xay nhuyễn, tỏi khử, xào rắn trên lửa lớn đều. Lá chanh và lá điều non thái mỏng, rải đều trên mặt. Ăn kèm với món này có bánh đa hoặc bánh phồng tôm chiên. Đây là món đủ những “cay, đằng, ngọt, bùi, chua, chát...”

- Rắn hầm sả: Rắn được hầm mềm chung với sả đập dập và củ cải trắng, gừng xắt lát. Sau đó rút xương rắn và nêm thêm đường, ớt khô, tỏi, mỡ. Nước chấm với món này là mắm sả. Rắn hầm sả thơm ngon hơn các loại thịt thường ăn hàng ngày rất nhiều.

- Chả rắn chiên trứng gà: Rắn xay nhuyễn, ướp tiêu hột, mì chính, đường, muối, trộn đều. Trứng gà đánh đều, nhúng viên thịt rắn đã chiên vào trứng, nhúng tiếp vào chảo dầu đang sôi để tạo độ dính. Khi ăn chấm với muối tiêu chanh, rất “tuyệt vời”.

Mỗi loại rắn có vị hơi khác nhau nhưng chúng đều là bài thuốc chống đau nhức khớp. chữa bệnh phong thấp và tăng cường sức khoẻ.

Loài rắn hổ mang hiện đang được xem là “ món ăn ưa chuộng nhất”. Thịt rắn hổ mang được coi là vị thuốc công dụng tốt nhất để chữa những bệnh xương khớp đau nhức, tê mỏi, gai cột sống, thoái hoá khớp.

2.3.3. Bào chế thuốc

Hiện nay, công ty Nam Dược đã phối hợp với các trại nuôi rắn nổi tiếng cả nước như trại nuôi rắn Vĩnh Sơn (Vĩnh Phúc) để đưa rắn hổ mang đến với số đông bệnh nhân xương khớp. Bách xà là sản phẩm của mô hình kết hợp ấy. Trong thành phần của Bách xà, ngoài cao rắn hổ mang còn bổ sung thêm cao xương dê và các thảo dược giúp khuếch tán dược chất từ rắn và tăng tác dụng giảm đau, hoạt huyết tạo nên một công thức toàn diện. Dùng viên nang Bách xà sẽ giúp tái tạo sụn khớp và phục hồi phần xương đã bị thoái hoá, làm bền vững và tăng khả năng đàn hồi cho dây chằng giúp các khớp và dãy chằng quanh khớp và cột sống vận động doẻ dai, linh hoạt. Ngăn ngừa nguy cơ bị cứng khớp, hạn chế biến chứng dính khớp hoặc bị liệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (1986 2008) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)