.1 Mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (1986 2008) (Trang 72 - 94)

3.3.4. Về kỹ thuật và quy mô chăn nuôi

Thực tế cho thấy các hộ chăn nuôi rắn của xã từ hộ chăn nuôi quy mô nhỏ đến quy mô lớn đều đòi hỏi về mặt kỹ thuật: từ khâu giống, chuồng trại, thức ăn…đặc biệt cần phải chú ý phổ biến tới các hộ kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh.

Việc rủi ro trong chăn nuôi rắn là không thể tránh khỏi, bất kỳ hộ nào làm nghề này cũng khó tránh khỏi bị rắn cắn. Vì vậy cần có những giải pháp hạn chế rủi ro này như:

Quy hoạch chuồng nuôi riêng thành một khu độc lập với khu gia đình sống và sinh hoạt. Các chuồng nuôi phải làm đảm bảo chắc chắn để rắn không xổng ra ngoài được. Trong quá trình cho ăn và chăm sóc phải dùng bảo hộ lao động, và nhẹ nhàng tránh để rắn cắn. Không cho trẻ em chơi đùa gần nơi chăn nuôi rắn.

Bên cạnh đó phải nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh cho các chủ hộ vì việc ra quyết định sản xuất kinh doanh, sự thành công hay thất bại trên thương trường sản xuất kinh doanh đều nằm trong các quyết sách của chủ hộ.

Nhà nước Nhà kinh doanh Nhà khoa học Tạo hành lang pháp lý tháo gỡ khó khăn Tập huấn kỹ thuật Người dân

Như vậy trình độ, năng lực của chủ hộ quyết định chủ yếu sự phát triển quy mô nuôi rắn trong hộ và cũng quyết định hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi rắn. Xuất phát từ điều này, vấn đề đặt ra là làm sao không ngừng nâng trình độ tay nghề, trình độ chăn nuôi, trình độ quản lý, khả năng nắm bắt thời cơ cho các thành viên của hộ đặc biệt là chủ hộ chăn nuôi rắn. Thời đại công nghệ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin như hiện nay đòi hỏi hoạt động chăn nuôi rắn các hộ phải năng động chủ động tránh thụ động kém nhạy bén, phải nắm bắt được thị trường mở rộng các mối quan hệ bạn hàng. Để làm tốt được việc này cần kết hợp nhiều giải pháp song song. Một mặt UBND xã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức sản xuất kinh doanh về quản lý, về kỹ thuật, cho các hộ làm nghề rắn, cho các hộ tham quan các mô hình hộ nuôi rắn đạt hiệu quả kinh tế cao để cho các chủ hộ học hỏi thêm kinh nghiệm, nâng cao nhận thức kỹ thuật.

Đối với làng nghề rắn Vĩnh Sơn do là làng nghề hình thành và phát triển từ lâu đời và xuất phát từ nhu cầu cuộc sống nên các chuồng nuôi rắn chủ yếu nằm ở khu dân cư, ở bất kỳ một nơi nào đó trong gia đình. Hang rắn mọc lên chi chít ở ngoài vườn, trong nhà, thậm chí kề ngay bên... giường ngủ. Vì vậy, nghề nuôi rắn làm ảnh hưởng tới môi trường nhất là ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của người dân. Nhu cầu về diện tích đất để sử dụng làm chuồng nuôi rắn của các hộ cũng rất lớn.

Giải pháp cần thiết nhất hiện nay là các cấp chính quyền địa phương cần tuyên truyền vận động người dân nhằm nhanh chóng giải phóng mặt bằng khu làng nghề để các hộ có nhu cầu có thể mở rộng quy mô nuôi ra đó.

Các hộ có thể tận dụng số diện tích mà các hộ khác không sử dụng tới, thuê số diện tích đó để mở rộng quy mô.

Mặt khác các hộ có thể xây chuồng tầng để tiết kiệm diện tích nhưng vẫn tăng quy mô nuôi. Tuy nhiên chuồng tầng có nhiều hạn chế như khô, nóng…làm hạn chế khả năng sinh trưởng của rắn, vì vậy khi xây dựng chuồng tầng để nuôi rắn các hộ phải chú ý đảm bảo độ ẩm trong hang cho rắn.

Bên cạnh những giải pháp nêu trên các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể cần làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Cần nắm bắt kịp thời xu thế vận động và phát triển của địa phương mà cụ thể là nghề nuôi rắn ở các hộ mà đề ra những chính sách, biện pháp phù hợp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn trong các hộ đồng thời kích thích kinh tế hộ phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

3.3.5. Về an toàn lao động

Ngoài những bài tập huấn về an toàn lao động trong chăn nuôi rắn, một số bài thuốc đông y và tây y, xã Vĩnh Sơn rất có kinh nghiệm trong chữa trị rắn cắn với sự hỗ trợ của trạm y tế xã và bài thuốc dân gian của xã.

Do điều kiện chăn nuôi tại các hộ gia đình ở Vính Sơn thường tận dụng nuôi đan xen cùng nhà ở. Vì vậy không đảm bảo về vệ sinh phòng dịch cho rắn và ảnh hưởng tới môi trường sống, sức khoẻ cộng đồng, nhiều khi còn đe doạ đến tính mạng con người. Do đó để tiếp tục duy trì và phát triền nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn nói riêng và ở các địa phương khác nói chung, đề nghị các địa phương cần có giải pháp về môi trường sau:

Đối với các địa phương có nghề nuôi rắn phát triển như Vĩnh Sơn cần quy hoạch vùng chăn nuôi rắn tập trung tách khỏi nơi ở của con người.

Đối với các địa phương bước đầu triển khai nuôi rắn, số lượng hộ nuôi còn ít, nên chọn những hộ có điều kiện mặt bằng để xây khu chăn nuôi rắn tách riêng khỏi nơi ở.

Áp dụng các mô hình chuồng nuôi cải tiến mới, để vừa đảm bảo tốt điều kiện sống cho rắn, vừa dễ dọn dẹp vệ sinh thường kỳ, tạo môi trường sạch sẽ.

Thường xuyên vệ sinh, tẩy uế chuồng trại, diệt khuẩn, khử mùi hôi thối bằng các hoá chất thân thiện với môi trường (dung dịch sát khuẩn hoạt hoá điện hoá, EM...)

Kỹ thuật viên và người trực tiếp nuôi rắn phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo hộ an toàn lao động.

3.3.6. Về vấn đề môi trường

Góp phần từng bước tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của người dân; tạo sự quan tâm, chú ý của cộng đồng xã hội trong việc bảo vệ môi trường nơi sinh sống, trong sinh hoạt gia đình hàng ngày và những hoạt động sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt…

Phát huy quyền làm chủ, nâng cao tính tích cực, chủ động của người dân trong việc tham gia thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, trong đó có các quy định về môi trường làng nghề cũng như xây dựng các quy ước, hương ước của cộng đồng dân cư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nhiều hương ước đã ra đời tại các làng nghề, nhiều tổ chức tự nguyện hoạt động bảo vệ môi trường với sự đóng góp tài chính của từng hộ sản xuất đã hoạt động hiệu quả.

Tăng cường sự thống nhất hành động trong hệ thống Mặt trận, phối hợp với chính quyền, ngành chuyên môn trong việc huy động toàn xã hội tham gia công tác bảo vệ môi trường nói chung, môi trường làng nghề nói riêng là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, việc cần làm ngay.

Thực tế cho thấy, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong bảo vệ môi trường làng nghề, song vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, bất cập chưa được giải quyết, đáng quan tâm nhất là công tác quản lý. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho môi trường tại làng nghề trong thời gian qua chưa được cải thiện, nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất của những yếu kém là các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề còn thiếu và chưa cụ thể; chức năng, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường làng nghề của các cấp quản lý chưa rõ ràng; chưa có quy hoạch các khu, cụm công nghiệp tập trung làng nghề; tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề còn yếu và chưa phát huy hiệu quả; nhân lực, tài chính và công nghệ cho bảo vệ môi trường làng nghề không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn; chưa huy động được đầy đủ các nguồn lực xã hội trong bảo vệ môi trường làng nghề.

Trong giai đoạn tiếp theo, làng nghề cần được phát triển theo định hướng bền vững, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn.

3.3.7. Về phát triển sản phẩm và nguồn nhân lực

Qua thực trạng của sản phẩm làng nghề cho ta thấy yêu cầu nghiên cứu, cải tiến mẫu mã sản phẩm của làng nghề càng trở lên bức thiết, do vậy phải mạnh dạn thay đổi tư duy, cách nhìn về sản phẩm đặc sắc của làng nghề để đổi mới kịp với xu thế phát triển chung của xã hội.

Sản phẩm làng nghề hiện nay ngoài thịt rắn là thức ăn cao cấp bổ dưỡng đối với cơ thể các sản phẩm chế biến hoặc chiết suất từ rắn đều dùng trong đông tây y như: nọc rắn, cao rắn, rượu rắn, da rắn làm đồ mỹ nghệ... nhìn chung các sản phẩm của rắn đều dùng chăm sóc sức khoẻ cho con người. Tuy nhiên hiện nay do giá cả quá cao vì vậy những người có thu nhập thấp chưa có điều kiện để dùng, cho nên việc đa dạng hoá sản phẩm cho phù hợp với túi tiền và thị hiếu của quảng đại nhân dân là điều hết sức cần thiết.

Ngoài việc cải tiến chất lượng, bao bì, mẫu mã ra thì vấn đề quảng bá chất lượng, công dụng của từng loại sản phẩm là rất quan trọng, vì nó khêu gợi nhu cầu chăm sóc sức khoẻ vốn là điều bản năng trong mỗi con người, để sống khoẻ, để lao động và cống hiến.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề rắn truyền thống, cần phải được thực hiện đồng bộ, hệ thống những giải pháp trên đây. Có như vậy mới từng bước phát triển nghề rắn của Vĩnh Sơn theo hướng hiệu quả và bền vững.

Bên cạnh phát triển sản phẩm thì phát triển nguồn nhân lực cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của nghề rắn Vĩnh Sơn. Trình độ quản lý của các hộ gia đình và các công ty càng cao thì hoạt động sản xuất, gây nuôi càng có hiệu quả hơn.

Những lao động có trình độ học vấn, trình độ quản lý, kỹ thuật nghề cao thì hiệu quả của sản xuất, gây nuôi càng cao. Do vậy cần phải thường xuyên đào tạo và đào tạo lại, cũng như duy trì tốt việc truyền thụ nghề cho thế hệ sau và đặc biệt cho người lao động nghề rắn hiện đang làm.

Để làm được điều đó, Đảng và chính quyền địa phương phải có một cơ chế cụ thể để thu hút những nghệ nhân, lao động có kỹ thuật nghề cao truyền thụ nghề cho người lao động gây nuôi và sản xuất các sản phẩm từ rắn. Trên cơ sở hiệp hội làng nghề và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương thông qua trung tâm học tập cộng đồng để tạo điều kiện về kinh phí cho người dạy và việc tổ chức lớp học, song song với sự đóng góp một phần kinh phí của học viên. Có như vậy chất lượng lao động mới được nâng cao, qua đây cũng tăng được hiệu quả trong việc thuê mướn lao động của các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong địa bàn xã (hiện nay trong xã lao động thuê ngoài của các hộ gia đình và các công ty, đa số là thuê người ở địa bàn xã ngoài và vừa làm vừa hướng dẫn cho họ vì vậy công việc thực tế hiệu quả không cao).

Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, nên thu hút lao động có trình độ kiến thức tổ chức, quản lý kinh tế, thị trường và tiếp thị. Đồng thời các chủ thể trên phải tự mình bổ xung thêm kiến thức quản lý, kiến thức về thú y thông qua các lớp tại chức.

Trên đây là hướng giải pháp đưa ra để nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn. Các giải pháp trên cần được phối hợp thực hiện một cách đồng bộ nhịp nhàng đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường.

KẾT LUẬN

Trong chăn nuôi nói chung và nghề nuôi rắn nói riêng ngoài mục đích tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao đời sống thu nhập của người sản xuất thì nó còn có lợi ích về mặt xã hội rất lớn, tạo công ăn việc làm cho cho số lao động trong nông thôn, tận dụng được đất đai và các sản phẩm phụ của gia đình, góp phần cải tạo mạnh mẽ môi trường sống cho con người. Qua kết quả nghiên cứu từ thực trạng hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi đưa ra một số kết luận sau.

Là một xã có đủ điều kiện cần thiết (Như đất đai, lao động, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý địa hình, tập quán kinh nghiệm chăn nuôi) để chăn nuôi, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi rắn. Đã khẳng định rõ tiềm năng của nghề nuôi rắn. Đây là một chiều hướng tích cực trong chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trong các hộ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của toàn xã.

Nghề nuôi rắn thu hút hơn 70% số hộ trong xã, đóng góp hơn 70% vào tổng thu của ngành chăn nuôi trong toàn xã. Vĩnh Sơn chủ yếu nuôi rắn hổ mang phì chiếm tới gần 90% số lượng rắn trong toàn xã.

Thị trường tiêu thụ còn nhiều tồn tại, người chăn nuôi phải tự tiêu thụ sản phẩm của mình với hình thức chủ yếu là bán buôn và bán lẻ cho các hộ tư nhân (tại nhà hoặc tại chợ), một số ít hộ tiêu thụ sản phẩm của mình cho các hộ thu gom lớn tiêu thụ cho nên giá mà các hộ này nhận được thường cao hơn.

Hiệu quả kinh tế: Qua nghiên cứu và tính toán về các sản phẩm từ rắn trên chúng tôi thấy đây là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là với nhóm hộ nuôi với quy mô lớn. Đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng, mang lại được lợi nhuận cho những người nuôi rắn trên địa bàn xã Vĩnh Sơn.

Sự phát triển của nghề rắn đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của xã Vĩnh Sơn, làm thay đổi bộ mặt làng nghề, tỷ lệ gia

đình giàu có tăng lên, tỷ lệ nghèo đói giảm xuống, đời sống của các hộ gia đình được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế mà nghề rắn mang lại còn chưa cao do còn gặp phải một số khó khăn như: mặt bằng quy hoạch làng nghề còn chưa hoàn thành, các hộ còn thiếu vốn chăn nuôi, trình độ kỹ thuật của chủ hộ và người lao động còn chưa cao, thị trường tiêu thụ còn hạn chế…

Nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn phải dựa trên quan điểm của tỉnh và kế hoạch quy hoạch tổng thể làng nghề của tỉnh với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện. Trong những năm tới, chủ trương nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi rắn và phát triển nghề rắn là xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rắn, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và hướng ra xuất khẩu, mở các lớp tập huấn nâng cao tay nghề của người lao động, xây dựng khu quy hoạch làng nghề tập trung nhằm thu hút vốn đầu tư và sự tham gia của hộ vào chăn nuôi. Từ những chủ trương đó chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn trong thời gian tới đó là mở rộng mặt bằng chăn nuôi, giải pháp về vốn, giải pháp về thị trường, tập huấn – bồi dưỡng kiến thức quản lý sản xuất kinh doanh cho chủ hộ và nâng cao tay nghề cho người lao động. Từ đó tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn và tạo điều kiện cho nghề rắn phát triển ổn định và bền vững.

Với kinh nghiệm truyền thống, sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (1986 2008) (Trang 72 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)