Thuận lợi
Nghề gây nuôi rắn là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời, chính vì thế mà lực lượng lao động khá đông đảo, có tay nghề kỹ thuật cao. Đây là
nghề, vì không có thuận lợi này mà có rất nhiều thuận lợi khác thì nghề rắn cũng không thể phát triển được.
Người dân trong làng nghề rất yêu nghề, dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đã cố gắng duy trì sản xuất gây nuôi để giữ gìn nghề và truyền lại cho thế hệ sau. Mặt khác lại rất cần cù, chịu khó, ham học hỏi sáng tạo trong gây nuôi loài động vật cũng rất nguy hiểm đến tính mạng này, đồng thời có ý trí quyết tâm vươn lên làm giàu bằng chính nghề truyền thống của làng quê mình.
Nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho rắn rất phong phú và tương đối ổn định, Nhà nước đã quan tâm kiểm tra và cấp giấy phép vận chuyển do đó sản phẩm rắn của Vĩnh Sơn được lưu thông dễ dàng.
Xã Vĩnh Sơn nằm tại vị trí trung tâm của huyện Vĩnh Tường. Trục giao thông chính qua xã nối từ đường 303 vào xã Thổ Tang đi quốc lộ 2. Từ xã đi các địa bàn khác khá thuận lợi, có điều kiện tốt để lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế - xã hội. Giáp với phía đông là xã Thổ Tang, một trung tâm thương mại - dịch vụ lớn nhất của huyện Vĩnh Tường. Đây là một đầu mối tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên liệu đầu vào quan trọng cho ngành nghề gây nuôi rắn truyền thống của xã Vĩnh Sơn. Hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư ngày càng hiện đại, hiện nay cả xã có 306 máy điện thoại (không tính điện thoại di động) thì bình quân 17,2 người dân có một máy. Được Nhà nước quan tâm đầu tư quy hoạch khu làng nghề rộng 20,87 ha với tổng kinh phí trên 50 tỷ đồng đó là những thuận lợi cơ bản giúp cho làng nghề gây nuôi rắn độc đáo của Vĩnh Sơn phát triển nhanh và vững chắc.
Nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn đã có truyền thống từ lâu đời, kinh nghiệm chăn nuôi rắn được tích lũy trong dân gian và truyền từ đời này sang đời khác. Chính vì vậy chăn nuôi rắn truyền thống đã và đang có chiều hướng phát triển tốt. Các hộ có thu nhập cao từ chăn nuôi rắn ngày một tăng, xu thế chăn nuôi theo hướng bền vững được người dân chú trọng, đặc biệt là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi.
Do được tiếp thu những kinh nghiệm truyền lại, cùng với sự đúc rút kinh nghiệm của bản thân nên đội ngũ lao động là nghề xã Vĩnh Sơn có tay nghề cao và ngày càng đông đảo. Cả xã có 1304 hộ thì có tới 950 hộ làm nghề rắn (năm 2008).
Năm 2006, Vĩnh Sơn được công nhận là làng nghề truyền thống, tiếp đó Vĩnh Sơn được công nhận là một trong 12 làng nghề tiêu biểu toàn quốc. Từ đó việc tiêu thụ các sản phẩm rắn của làng nghề được dễ dàng hơn, sản phẩm rắn Vĩnh Sơn có uy tín trên thị trường hơn. Hiện nay, Vĩnh Sơn đang tiếp tục xây dựng dự án khu làng nghề với tổng diện tích quy hoạch là 20,87 ha. Đây là cơ sở cho việc chăn nuôi và kinh doanh rắn của xã ngày càng phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Từ khi Vĩnh Sơn được cấp phép chăn nuôi và vận chuyển rắn đến nơi tiêu thụ người dân Vĩnh Sơn yên tâm đầu tư vào nghề truyền thống. Người dân muốn nuôi bao nhiêu rắn cũng được, chỉ cần thống kê số lượng rắn và xin giấy phép chăn nuôi tại xã, thủ tục đơn giản và dễ dàng. Vì vậy sản lượng rắn thương phẩm tăng lên hàng năm.
Đây là nghề truyền thống lâu đời của địa phương, nhân dân xã Vĩnh Sơn đã có kinh nghiệm săn bắt, chăn nuôi rắn và chế biến các sản phẩm từ rắn. Vì vậy rất thuận lợi cho nhân dân tiếp cận các tiến bộ KHKT để phát triển nghề nuôi rắn. Được sự quan tâm của các cấp các ngành đã tạo điều kiện để xã Vĩnh Sơn duy trì và phát triển làng nghề truyền thống.
Khó khăn
Khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề phòng và chữa bệnh cho con rắn, chưa được các cơ quan khoa học đầu tư nghiên cứu, xây dựng quy trình khép kín từ chọn, nhân giống đến việc chăm sóc phòng, chữa bệnh cho con rắn trong điều kiện nuôi nhốt (hiện nay việc chọn giống, chăm sóc, phòng, chữa bệnh cho con rắn chủ yếu theo phương pháp cổ truyền và những kinh nghiệm đúc rút được trong quá trình gây nuôi).
Nghề nuôi rắn truyền thống của Vĩnh Sơn phát triển tự phát từ rất lâu đời, theo quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả còn thấp, số lượng sản xuất ra chưa đủ lớn để ký kết hợp đồng trực tiếp với nước ngoài. Các hợp tác xã, công ty chưa đủ khả năng về vốn cũng như trình độ quản lý. Cho nên phải thông qua rất nhiều khâu trung gian, làm lợi nhuận trong sản xuất, gây nuôi bị chia sẻ, từ đó làm giảm thu nhập cho người gây nuôi, đồng thời với việc đó là chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có trong địa phương để giải quyết thêm nhiều chỗ làm việc mới cho người dân trong địa phương và các vùng lân cận, góp phần xoá đói giảm nghèo theo chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Các Nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước về điều kiện gây nuôi, nguồn gốc các loài rắn chúa thực tế hiện nay Vĩnh Sơn đã nuôi sinh sản thành công qua nhiều thế hệ, nhưng hiện không thể chứng minh theo văn bản của Nhà nước được vì: làng nghề gây nuôi rắn của Vĩnh Sơn đã có từ lâu đời và nguồn gốc của nó vẫn là bắt ở rừng về nuôi, những mãi tới năm 1992 Nhà nước mới có nghị định 18/HĐBT, ngày 17/11/1992 của hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) và đến năm 2002 chính phủ mới ra nghị định số 48/2002/NĐ-CP, ngày 22/04/2002 của chính phủ sửa đổi, bổ xung danh mục thực vật, động vật hoang dã, quý, hiếm ban hành kèm theo nghị định 18/HĐBT quy định một số loài ñộng thực vật nguy cấp cấm khai thác, vận chuyển, buôn bán... như vậy người nuôi rắn không thể chứng minh nguồn gốc hợp pháp được. Do đó người gây nuôi vẫn cho rắn đẻ và vẫn nuôi nhưng phải bán cho chủ hàng với giá rẻ và dĩ nhiên người gây nuôi bị thiệt hại mà không biết làm gì. Đến năm 2006 nghị định số 32/2006/ NĐ-CP, ngày 30/03/2006 và nghị định số 82/2006/NĐ-CP, ngày 10/08/2006 của chính phủ về quản lý và hướng dẫn điều kiện gây nuôi, bước đầu đã tạo ra những khuyến khích hợp lý cho cộng đồng tham gia gây nuôi các loài động thực vật hoang dã để phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của thị trường, tuy nhiên nội dung của nghị định vẫn nặng về bảo vệ, chưa thông thoáng, đặc biệt là thủ tục xác nhận nguồn gốc gây nuôi (rắn chúa).
Vốn cho đầu tư gây nuôi rắn khá lớn nhưng tài sản thế chấp (chủ yếu là đất thổ cư) ở vùng quê nghèo giá trị thấp không đủ điều kiện để vay vốn lớn phục vụ cho đầu tư mở rộng sản xuất gây nuôi.
Trình độ quản lý từ chủ hộ đến các hợp tác xã, công ty... đa số đều quản lý theo kinh nghiệm thực tế trong sản xuất, gây nuôi, ít được đào tạo, huấn luyện qua các trường lớp quản lý nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tổ chức sản xuất gây nuôi, kinh doanh thương mại, dịch vụ.
Cũng như bao làng nghề truyền thống khác trong cả nước, làng nghề rắn Vĩnh Sơn đã và đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là vấn đề huy động vốn để mở rộng quy mô và vấn đề mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Mặc dù Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt khu quy hoach làng nghề Vĩnh Sơn, nhưng có nhiều hộ dân không vào được quy hoạch vì không có đủ tiền. Đây là những vấn đề cần được sự chú trọng quan tâm của Nhà nước các cấp để người dân có điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng quy mô chăn nuôi.
Bên cạnh đó, nghề rắn là một nghề đặc biệt, vấn đề chữa bệnh cho rắn cũng đang là vấn đề bất cập trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của làng nghề. Đến nay, trên cả nước vẫn chưa có một cơ quan đầu mối nào nghiên cứu một cách hệ thống và bài bản các tiêu chuẩn kỹ thuật, phòng và chữa bệnh cho rắn... Các vấn đề này hầu hết dựa vào kinh nghiệm mà người dân tích lũy được, do vậy đã gây không ít những tổn thất về kinh tế cho người dân làng nghề.
Hơn nữa, giấy cấp phép vận chuyển rắn chỉ có giá trị ở trong nước, chưa có giá trị khi vận chuyển ra thị trường nước ngoài. Vì vậy, sản phẩm rắn của Vĩnh Sơn đều đi bằng con đường tiểu ngạch để ra thị trường nước ngoài. Khi qua con đường này giá trị xuất khẩu rắn thấp, mang lại hiệu quả kinh tế thấp cho người dân. Tuy một số dự án chăn nuôi rắn hổ mang chúa có chiều hướng phát triển tốt nhưng tới nay Vĩnh Sơn vẫn chưa được cấp phép chăn nuôi loại hổ chúa, đây cũng là một khó khăn lớn với người dân Vĩnh Sơn.
Nguồn thức ăn cho rắn cũng là một trong những khó khăn mà người dân gặp phải. Hiện nay, vẫn chưa có thức ăn công nghiệp phù hợp cho rắn. Nghề nuôi rắn vẫn phải phụ thuộc vào tính thời vụ của mồi ăn truyền thống.
Hầu hết các hộ gia đình trong xã và khu vực chăn nuôi rắn với hình thức tự phát, quy mô nhỏ, chuồng trại thô sơ, chưa áp dụng đồng bộ các tiến bộ KHKT...vì vậy chưa chủ động được nguồn con giống và phòng trừ dịch bệnh triệt để cho rắn.
Mật độ dân số trong xã đông, tập trung, diện tích chuồng trại nuôi rắn trong các hộ gia đình nhỏ. Vì vậy hiện tượng rắn sống chung với người gây mất mỹ quan và mất an toàn cho con người.