Các hiện tương hay sự vật liên quan đến động vật (bao gồm các bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt) 60 22 01 (Trang 76 - 79)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT

3.3.2 Các phương tiện biểu trưng của thành ngữ nói về tính cách con ngườ

3.3.2.2 Các hiện tương hay sự vật liên quan đến động vật (bao gồm các bộ

phận cơ thể của động vật) và thực vật

Nhiều thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt sử dụng các từ ngữ chỉ động vật hay thực vật (như con chuột, con ếch, con

hùm, lá, rơm...) làm phương tiện biểu trưng cho tính cách con người. Có thể

thấy điều đó qua các thành ngữ ở tiếng Hán:

虎头蛇尾-hổ đầu xà vĩ (đầu voi đuôi chuột) 井底之蛙-tỉnh để chi oa (ếch ngồi đáy giếng)

粗枝大叶-thô chi đại diệp (làm qua loa đại khái, chém to kho mặn)…

Hoặc ở các thành ngữ sau của tiếng Việt:

Nói dơi nói chuật (nói lăng nhăng, linh tinh, khơng xác thực) Mặt sửa gan lim (lì lợm, gan góc bướng bỉnh)

Nhát như cáy (tính nhút nhát hay sợ sệt)

Anh hùng rơm (làm ra vẻ mạnh mẽ, hăng hái nhưng không thực hiện được, khơng bền chí)

Hiền như củ khoai (rất hiền lành, chất phác) Nói hành nói tỏi (nói bịa đặt, lơi thơi, dây dưa)…

Cơ sở của việc sử dụng các phương tiện biểu trưng này là cả người Hán và người Việt đều nhìn thấy có mối tương liên giữa đặc trưng của một số loại động vật và thực vật với tính cách con người, mặc dù cách nhìn nhận và đánh giá khơng phải lúc nào cũng giống nhau ở hai ngôn ngữ.

- Con chuột: Trong tiếng Hán, “con chuột” luôn dùng để tượng trưng cho con người nhút nhát như thành ngư胆小如鼠-đảm tiểu như thử (nhút nhát như

trong tiếng Việt, người Việt dùng “con chuột” để tượng trưng những con người hay nói bậy, nói xằng như thành ngữ nói dơi nói chuột. Để biểu thị tính cách của những người nhút nhát, tiếng Việt dùng các từ ngữ chỉ con thỏ hoặc con cáy (như trong các thành ngữ nhát như thỏ hoặc nhát như cáy). Ngoài ra, tiếng Hán cũng dùng “mắt của con chuột”, “bụng của con chuật” hoặc “ruột của con gà” tượng trưng cho con người hẹp hịi nơng cạn như thành ngư鼠目寸光-thử mục

quá quang (tầm nhìn hạn hẹp như mắt chuột), 鼠肚鸡肠-thử đổ kê tràng (hẹp

hòi thiển cận). Tương tự, trong tiếng Việt có thành ngữ bụng chuột ruột gà (thành ngữ vay mượn từ Trung Quốc) biểu thị tính cách con người có tầm nhìn

hạn hẹp, tính khí hẹp hịi và nhận thức thiển cận.

- Con ếch: Thành ngữ井底之蛙-tỉnh để chi oa ( hiểu biết nông cạn) của

tiếng Hán và thành ngữ ếch ngồi đáy giếng(thành ngữ vay mượn từ Trung Quốc) của tiếng Việt đều dùng đến “con ếch” để biểu thị con người tầm mắt nơng cạn, hẹp hịi.

- Con chó và con sói: Người Hán và người Việt đều lấy “phổi của con chó” hoặc “lịng của con sói” để tượng trưng con người độc ác, vơ nhân tính như trong các thành ngữ狼心狗肺-lang tâm cẩu phế (lòng lang dạ thú) của tiếng Hán và thành ngữ lịng lang dạ sói (thành ngữ vay mượn từ Trung Quốc) của tiếng Việt. Ngoài ra, người Việt cũng dùng một động tác hoặc một trạng thái của con chó tượng trưng cho con người tham lam, ví dụ thành ngữ chó già giữ xương nghĩa thành ngữ biểu thị tính cách con người tham lam.

- Con hùm: Người Hán quan niệm rằng “con hùm” là vua của các loại động vật trong rừng rậm. Vậy người Hán thường lấy “gan của con hùm” hoặc

“lịng của con báo” để tượng trưng tính cách con người dũng cảm như thành ngữ

虎胆豹心-hổ đảm báo tâm (lịng dũng cảm). Ở tiếng Việt, ngồi “gan của con

hùm” ra, người Việt cũng dùng “gan của cóc tía” để tượng trưng cho tính cách con người cứng, gan góc dũng cảm.Ví dụ thành ngữ mặt sửa gan hùm và gan cóc tía.

- Con vịt, con bị: “Con vịt”, “con bị” ở thành ngữ tiếng Việt có thể dùng để tượng trưng cho con người thiếu kiến thức như thấp như vịt, nước đổ đầu vịt, người ngu đần như thành ngữ dốt như bò, ngu như bò. Trong tiếng Hán, lại hay dùng “con heo” để tượng trưng cho những con người ngu đần như thành ngữ蠢 如猪-xuẩn như trư (ngu xuẩn như con lợn).

- Rơm: Lúa là một cây nông nghiệp quan trọng cả ở Việt Nam và Trung Quốc, vì vậy các thành ngữ liên quan đến lúa rất là phong phú, trong đó có nhiều thành ngữ nói về tính cách con người. Chẳng hạn, “rơm” là phần trên của thân cây lúa đã gặt và đập hết hạt thường được sử dụng để chỉ người có tính cách bồng bột, khơng thực chất, không chắc chắn. “Rơm” trong thành ngữ anh hùng

rơm của tiếng Việt cũng như “thảo (rơm rạ)” trong thành ngữ 草莽英雄-thảo

mãng anh hùng (làm ra vẻ mạnh mẽ, hăng hái nhưng không thực hiện được, khơng bền chí) của tiếng Hán đều tượng trưng cho con người dễ thay đổi, khơng

bền chí. Vì vậy nghĩa của hai thành ngữ anh hùng rơm và草莽英雄-thảo mãng

anh hùng đều biểu thị con người dũng cam, hăng hái, nhưng khơng bền chí.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt) 60 22 01 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)