Các bộ phận cơ thể của con người (gồm ngũ quan tứ chi, ngũ tạng lục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt) 60 22 01 (Trang 79 - 128)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT

3.3.2 Các phương tiện biểu trưng của thành ngữ nói về tính cách con ngườ

3.3.2.3 Các bộ phận cơ thể của con người (gồm ngũ quan tứ chi, ngũ tạng lục

phủ và sự thay đổi của nội tạng hoặc sự hoạt động của cơ thể)

dụng các từ ngữ chỉ các bộ phận cơ thể của con người (như đầu, mắt, mặt, môi,

gan, dạ, phổi, tay, chân…) làm phương tiện biểu trưng cho tính cách con người.

Ví dụ, các thành ngữ ở tiếng Hán:

赤胆忠心-xích đảm trung tâm (lịng trung son sắc)

口是心非-khẩu thị tâm phi (bụng nghĩ một đằng miệng nói một nẻo,

miệng nam mô bụng bồ dao găm)

牵肠挂肚-khiên trường quải đồ (nóng long rối ruột, ruột gan rối bời) 眼疾手快-nhãn cấp thủ khoái (tay lanh mắt lẹ)…

Hoặc các thành ngữ ở tiếng Việt:

Đầu đội trời, chân đạp đất (đáng mặt hào kiệt ở đời, khí phách ngang tàng cứng cỏi, không chịu luồn cúi, không chịu khuất phục)

Mỏng môi hay hớt, trớt mơi nói thừa (người mỏng mơi hay hớt lẻo, đưa chuyện, kẻ mơi trớt hay nói điêu)

Chân cứng đá mềm (sức lực khỏe, dẻo dai vượt qua được mọi gian lao trở ngại)

Lịng lang dạ sói (tâm địa độc ác mất hết tính người)

Ruột để ngồi da (người vơ tâm, tính tình bộp chộp, thường là có ý khen, thẳng tuột khơng giữ miệng gì cả)

Gan đồng dạ sắt (gan dạ, trung kiên, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm)…

Để thấy rõ sự tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ trong việc sử dụng các phương tiện biểu trưng này, dưới đây chúng tơi sẽ phân tích đối chiếu một số cụ thể:

- Mồm: “Mồm” là miệng của con người, thường được coi là biểu tượng cho việc nói năng khơng hay, khơng đúng lúc. Chẳng hạn như thành ngữ油嘴滑 舌-du chủy hoạt thiệt (nói năng ngọc xớt), 多嘴多舌-đa chủy đa thiệt (lắm

mồm) của tiếng Hán và thành ngữ mồm mép lém lỉnh (thành ngữ vay mượn từ Trung Quốc), mồm năm miệng mười (thành ngữ vay mượn từ Trung Quốc) của

tiếng Việt đều có nghĩa thành ngữ biểu thị tính cách con người lắm mồm, nói nhiều, hàm ý chê.

- Mắt: “Mắt” là bộ phần của con người dùng để nhìn. Trong thành ngữ见 钱眼开-kiến tiền nhãn khai (mới nhìn thấy tiền thì mở mắt to ra) của tiếng Hán

đã lấy sự hoạt động của mắt (mới nhìn thấy tiền thì mở mắt to ra) để biểu thị cho tính cách con người tham lam. Và “mắt” là một bộ phần ở vị trí cao nhất so với ngũ quan tứ chỉ trong toàn thân thể con người, với đặc trưng này “mắt” cũng có thể dùng để tượng trưng cho những con người kiêu ngạo trong tiếng Hán. Ví dụ thành ngư眼高于顶-nhãn cao vu đỉnh (tự cao tự đại) có nghĩa thành ngữ biểu thị tính cách con người kiêu ngạo. Trong thành ngữ tiếng Việt, có nhiều thành ngữ cũng dùng đến từ “mắt” như thành ngữ Mắt la mày lét (gian giảo khơng đàng hồng), Mắt cú da lươn (lươn lẹo hay soi mói), nghĩa của các thành ngữ lại

biểu thị tính cách con người khơng đàng hồng, hay soi mói.

- Mặt: “Mặt” con người, được coi là biểu trưng cho thể diện, danh dự, phẩm giá, những nét trong “mặt” người sẽ biểu hiện ra thái độ, tâm tư, tình cảm của con người. Ví dụ thành ngữ tiếng Hán 死皮赖脸-tử bì lại kiểm (khơng biết

xấu hổ) và thành ngữ tiếng Việt trơ như mặt thớt, mặt dạn mày dày (thành ngữ

bướng bỉnh, không biết xấu hổ.

- Gan: “Gan” trong các thang ngữ一身是胆-nhất thân thị đảm (gan góc

dũng ảm), 披肝沥胆-phị gan lịch đảm (lộ ra gan dạ, vi với người trung thực),

卧薪尝胆-ngọa tân thường đảm (nằm gai nếm mật), 侠肝义胆-hiệp gan nghĩa

đảm (nói nghĩa khí, có dũng khí) của tiếng Hán đều tượng trưng cho tính cách

con người dũng cảm, kiên trì. Tương tự , các thành ngữ tiếng Việt như to gan

lớn mật, gan vàng dạt sắt cũng có ý nghĩa tương tự.

- Chân và tay: “Chân” người dùng để đi, “tay” người dùng để làm. Thành ngữ tiếng Hán 小手小脚-tiểu thủ tiểu chân (rụt rè, nhút nhát), 缩手缩脚

-thúc thủ thúc cước (rụt rụt rè rè)...đã lấy một trạng thái đi hoặc một trạng thái

làm của con người để tượng trưng tính cách con người nhút nhát.

- Ruột: Trong thành ngữ古道热肠-cổ đạo nhiệt tràng (chân thực nhiệt

tình, đối đãi nhiệt tình) của tiếng Hán, lấy “nhiệt ruột” tượng trưng cho tính cách

con người nhiệt tình. Trong thành ngữ ruột đề nghồi ra của tiếng Việt, lấy một hiện tượng trạng thái của “ruột” (ruột để ra ngoài hết) để tượng trưng cho con người vơ tâm, tính tình bộp chộp, thường hàm ý khen.

- Răng: Ở tiếng Hán, người dân cũng hay dùng “răng” tượng trưng cho con người thông minh, khéo léo như thành ngữ伶牙俐齿-linh nha lợi xỉ (ăn nói

nhanh nhẹn lanh lợi).

Bên cạnh các phượng tiện biểu trưng của thành ngữ mà chúng tôi đã phân tích ở trên, chúng tơi cũng tìm thấy các phượng tiện biểu trưng khác như:

- Các hiện tượng liên quan đến phương hướng vị trí , ví dụ: 好高骛远

- Các hiện tượng liên quan đến màu sắc, ví dụ: 黑白分明-hắc bạch phân

minh (trắng đen rõ ràng).

- Các hiện tượng liên quan đến đơn vị đo lường, ví dụ: 得寸进尺-đắc

thốn tiến xích (được một tấc thì lấn ln một thước, được đằng chân lân đằng đầu).

- Các hiện tượng hay sự vật liên quan đến cuộc sống hàng ngày, ví dụ:

守口如瓶-thủ khẩu như bình (kín miệng như bưng, nói năng rất cẩn mật) của

tiếng Hán và các thành ngư tiếng Việt: Đi guốc trong bụng (biết rõ, thấu hiểu tâm tư, ý nghĩ của người khác), Có thịt địi xơi, có cháo địi chè (thái độ địi hỏi q đáng, khơng biết thế nào là hợp lý, vừa phải).

- Các hiện tượng liên quan đến tôn giáo, chẳng hạn như các thành ngữ tiếng Hán: 满腹经纶-mãn phúc kinh luân (một bụng kinh luân, người có tài

năng), 佛口蛇心-phật khẩu xà tâm (miệng nam mô, bụng bồ dao găm. ví với

miệng nói từ bi nhưng lịng dạ độc ác)...Hoặc các thành ngữ tiếng Việt: Quấy

như quỷ quấy nhà chay (phá phách bừa bãi, lộn xộn), Ngây như phỗng (trạng thái đờ người ra, khơng cịn biết nói năng cử động gì, thờ thẫn, kém lanh lợi), Mắt như mắt thầy bói (mắt như mù, khơng nhìn thấy gì).

3.4 Tiểu kết

Từ các kết quả khảo sát của chương này, chúng tôi thấy rằng:

- Nghĩa của các thành ngữ quy định bởi các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngồi ngơn ngữ. các phương thức tạo nghĩa của thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có quan hệ mật thiết với cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ. Ngồi ra, việc hình thành ngữ nghĩa của thành ngữ nói về

tính cách con người cũng liên quan mật thiết với việc lĩnh hội và thể hiện tri thức chung, tri thức dân tộc và rất nhiều yếu tố khác trong tiềm thức của người bản ngữ.

- Loại hình tính cách con người trong hai dân tộc Hán và Việt gần giống nhau, đều rất phong phú đa dạng. Các phương tiện để biểu trưng (hay ẩn dụ) cho các tính cách con người như thơng minh, nhút nhát, dũng cảm, chăm chỉ, lười biếng...cũng rất phong phú và có quan hệ mật thiết với văn hóa cuộc sống hàng ngày của hai dân tộc. Một loại hình tính cách con người có thể dùng nhiều phượng tiện biểu trưng khác nhau để biểu trưng. Và một phương tiện biểu trưng cũng có thể tượng trưng cho nhiều loại hình tính cách con người.

- Kết quả phân tích đối chiếu ngữ nghĩa của thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt cho thấy việc sử dụng các phương tiện biểu trưng trong các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng và khác biệt:

a) Phương tiện biểu trưng giống nhau, ngữ nghĩa tính cách giống nhau. Ví dụ, cả tiến Hán và tiếng Việt đều dùng một phương tiện biểu trưng là “con ếch” cùng để chỉ tính cách của người có tầm mắt nơng cạn, hẹp hịi (thành ngữ

井底之蛙-tỉnh để chi oa (hiểu biết nông cạn) của tiếng Hán và thành ngữ ếch ngồi đáy giếng của tiếng Việt). Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện nhiều thành ngữ

loại này trong tiếng Việt được vay mượn từ Trung Quốc.

b) Phương tiện biểu trưng giống nhau, nhưng ngữ nghĩa tính cách khác nhau. Ví dụ, cả tiếng Hán và tiếng Việt đều dùng một phương tiện biểu trưng giống nhau là “con chuột” nhưng để chỉ các tính cách khác nhau. Trong tiếng

Hán, “con chuột” biểu thị tính cách nhút nhát (ví dụ thành ngữ tiếng Hán胆小如 鼠-đảm tiểu như thử), còn trong tiếng Việt, “con chuột” biểu thị ngữ nghĩa tính

cách nói bậy, nói xằng (ví dụ thành ngữ tiếng Việt nói dơi nói chuột).

c) Phương tiện biểu trưng khác nhau, nhưng ngữ nghĩa tính cách giống nhau. Ví dụ, tiếng Hán dùng “gan của con hùm” (thành ngữ tiếng Hán虎胆豹心

-hổ đảm báo tâm) còn tiếng Việt dùng “gan của con cóc tía” (thành ngữ tiếng

KẾT LUẬN

Từ những kết qua nghiên cứu khảo sát ở trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Thành ngữ là một trong những đơn vị cơ bản trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ, là một loại đơn vị ngôn ngữ đặc trưng, trong đó kết tinh những yếu tố văn hóa của một dân tộc, thể hiện một cách chân thực và vô cùng phong phú thế giới quan, nhan sinh quan của những cộng đồng người thuộc các nền văn hóa khác nhau. Thành ngữ là đơn vị tiêu biểu của ngữ cố định, có kết cấu ổn định, ý nghĩa hồn chỉnh, hình thức giản tiện, nhưng khả năng biểu đạt cơ đọng, súc tích, hàm ẩn, hình tượng, sinh động và độc đáo.

2. Thành ngữ nói về tính cách con người có giá trị miêu tả và đánh giá con người, và các thành ngữ nói về tính cách con người này đã tạo nên nét đặc sắc nổi bật cho thành ngữ và góp phần quan trọng làm cho thành ngữ càng phong phú và sinh động.

3. Về mặt cấu tạo, thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán hầu như 95% là cấu trúc bốn âm tiết, chủ yếu có các kiểu cấu trúc như cấu trúc đề-thuyết, cấu trúc đẳng lập, cấu trúc chính phụ, cấu trúc động tân, cấu trúc động bổ, cấu trúc liên động, cấu trúc câu phức v.v... So với các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Việt, cấu trúc của các thành ngữ nói về tính cách con người trong hai ngơn ngữ có điểm tương đồng và cũng có điểm khác biệt với nhau. Nói tóm lại, về số lượng cấu tạo thì thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Việt phong phú hơn, nhưng về loại hình cấu trúc thì thành ngữ

nói về tính cách con người trong tiếng Hán lại phong phú hơn…

4. Về mặt ý nghĩa, nghĩa của thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có quan hệ mật thiết với cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ. Trong các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt, các hiện tượng hay sự vật dùng để mô tả cũng rất đa dạng, phong phú, trừ các từ chỉ thiên văn địa lý như: băng, tuyết, ngọc…; Các từ chỉ động thực vật như: con chó, con hùm, rơm, lá, củ khoai…; Các từ chỉ bộ phần cơ thể con người như: môi, mắt, chân, tay, gan…Ngồi ra các thành ngữ cịn sử dùng rất nhiều từ khác liên quan đến phương hướng vị trí, màu sắc, tơn giáo…

5. Bên cạnh những điểm tương đồng trên đây, thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt cũng có những điểm khác biệt về ý nghĩa do sự khác nhau giữa hai dân tộc trong cách tư duy và quan niệm đối với những hiện tượng hay sự vật, phản ánh những khác biệt về hoàn cảnh xã hội, điều kiện khí hậu, phương thức sản xuất, lối sống, thói quen. Chúng tôi nhận thấy người Việt coi trọng phát triểu nơng nghiệp, tín ngưỡng tơn giáo, rất phong phú về tinh thần văn hóa, nên các từ chỉ nông nghiệp và tôn giáo thể hiện trong các thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Việt rất nhiều. Ngược lại, người Hán coi trọng phát triển công nghiệp, tư duy bị ảnh hưởng sâu sắc về tư tưởng của Nho giáo, rất coi trọng đạo đức, lễ nghi, nên có rất nhiều thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán đã lấy đạo đức cao nhã hoặc là thô tục và tài năng giỏi hoặc là kém để biểu hiện tính cách con người v.v…

Những tương đồng và khác biệt về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ chỉ tính cách con người trong tiếng Hán và tiếng Việt phản ảnh những sự

tương đồng và khác biệt về loại hình ngơn ngữ, truyền thống văn hóa, đời sống xã hội, quan niệm nhân sinh, điều kiện tự nhiên đồng thời là kết quả của sự tiếp xúc, giao lưu về ngơn ngữ và văn hóa của hai dân tộc Hán và Việt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Đỗ Hữu Châu, “Các bình diện của từ và từ tiếng Việt”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.

2. Nguyễn Hồng Cổn, “Về vấn đề tương đương trong dịch thuật”, tạp chí “Ngôn

ngữ” số 11, 2001.

3. Khổng Đức, Trần Bá Hiền, “Từ điển thành ngữ Hoa Việt thông dụng”, NXB Văn hóa Thơng tin, 2001.

4. Trương Văn Giới, Lê Khắc Kiều lục biên dịch, “Giáo trình ngữ pháp tiếng Hán hiện đại”, NXB khoa học xã hội, 2008.

5. Nguyễn Thiện Giáp, “tự vựng học tiếng Việt”, NXB giáo dục, 2009.

6. Hoàng Văn Hành, “Thành ngữ học tiếng Việt”, NXB Khoa học Xã hội, 2004. 7. Nguyễn Bích Hằng chủ biên, “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam”, NXB

Văn hóa-Thơng tin, 2005.

8. Mạc Tử Kỳ, “Khảo sát thành ngữ có con số trong tiếng Hán và cách thức

chuyển dịch sang tiếng Việt”, luận văn thạc sĩ khoa học Ngôn ngữ học trường

Đại học KHXH & NV, 2009.

9. Phạm Thị Bích Lam, “Tìm hiểu đặc điểm ngơn ngữ của tục ngữ đánh giá con

người trong tiếng Việt”, luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học trường đại học

KHXH&NV, 2004.

Việt”, NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, 2010.

11. Vi Trường Phúc, “Đặc điểm của các thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán (có sự đối chiếu với tiếng Việt)”, luận văn thạc sĩ khoa học Ngôn ngữ

học trường Đại học KHXH & NV, 2005.

12. Nguyễn Thị Thại, “Khảo sát yết hậu ngữ tiếng Hán (có liên hệ với yếu tố

tương đương trong tiếng Việt”, luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, 2002.

13. Giang Thị Tám, “Khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ con số trong sự đối chiếu

với thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ con số”, luận văn thạc sĩ ngôn ngữ, Hà

Nội, 2007.

14. Đường Tú Trân,“Khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán

– có so sánh với tiếng Việt”, luận văn thạc sĩ khoa học Ngôn ngữ học trường Đại

học KHXH & NV, 2007.

15. Nguyễn Như Ý chủ biên, “Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt”, NXB Giáo dục, 1995. Tiếng Hán: 1. 蔡心交,《越汉成语对比研究》,华东师范大学应用语言学系博士论文, 年。 2. 范氏缘红 越南 《汉越成语中的数词对比研究》 广西师范大学硕士论 文, 年。 3. 冯运莲,《从语言的文化功能看民族文化的差异》,《湖北民族学院学报》 (社会哲学科学版), 年第 期。 4. 韩陈其,《论汉语成语中的数词》,镇江师专《教学与进修》(语言文学版),

年第 期。 5. 何成 郑卧龙等主编 《越汉词典》 商务印书馆出版 年。 汉越词典编写组编,《汉越词典》,商务印书馆出版, 年。 黄伯荣 廖序东主编 《现代汉语》 高等教育出版社, 2004 年4月。 8. 李文河 《汉越成语同异对比研究》 东北师范大学硕士论文 年。 9. 刘海涛主编 《让孩子更聪明的成语故事》 中国华侨出版社 年 月。 10. 马祥英,《关于汉越成语隐喻的应用对比研究》 重庆师范大学硕士论 文, 年。 11. 孙梦梅主编,《汉语成语词典》 商务印书馆国际有限公司出版 年。 12. 韦氏水《汉越动物成语对比研究》 吉林大学硕士论文 年。 赵玉兰,《越汉翻译教材》,北京大学出版社 年 月。

NGUỒN TRÍCH DẪN TƯ LIỆU:

1. Khổng Đức, Trần Bá Hiền, “Từ điển thành ngữ Hoa Việt thơng dụng”, NXB Văn hóa Thơng tin, 2001.

2. Nuyễn Bích Hằng chủ biên, “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” , NXB Văn hóa-Thơng tin, 2005.

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CỦA CÁC THÀNH NGỮ NĨI VỀ TÍNH CÁCH CON NGƢỜI TRONG TIẾNG HÁN

Thành ngữ Hán Cách đọc âm Hán-Việt Dịch nghĩa 1. Kiểu cấu trúc đề-thuyết (主谓式结构):

安如泰山 An như Thái sơn Vững như núi Thái

暗箭伤人 Ám tiễn thương nhân Mũi tên bắn lén hại người, chỉ thủ đoạn

ngầm hại người

八面玲珑 Bát điện ling lung Xoay sở, ứng phó khéo léo mọi bề

白璧微瑕 Bạch bích vi hà Ngọc bích có tỳ vết, chỉ người, vật rất tốt

đẹp lại có khuyết tật nhỏ

表里如一 Biểu lý như nhất Trong ngồi như một; lời nói hành động thống

nhất

豺狼成性 Sài lang thành tính Tánh tình hung ác dã man (như sài lang) 大智若愚 Đại trí nhược ngu Bậc đại trí tựa như người ngu, người rất khôn

sang thường tỏ ra vẻ khờ khạo

单刀直入 Đơn đao trực nhập Nói thẳng vào vấn đề ngay không quanh co

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thành ngữ nói về tính cách con người trong tiếng Hán (Liên hệ với thành ngữ tiếng Việt) 60 22 01 (Trang 79 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)