Hệ thống lý thuyết về công chúng, nghiên cứu công chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội của giới trẻ Hải Phòng (Trang 28 - 42)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1.2. Hệ thống lý thuyết về công chúng, nghiên cứu công chúng

1.2.1 Giới trẻ

Giới trẻ là những người trong độ tuổi từ 16-30 tuổi. Họ là những người có sức khỏe, tri thức, đủ năng lực để quyết định nhiều vấn đề trong cuộc sống. Đây là độ tuổi đã có khả năng nhìn nhận, đánh giá song vẫn dễ dàng thích ứng với sự thay đổi. Do đó, không chỉ các cơ quan báo chí mà rất nhiều chuyên ngành, đặc biệt là kinh tế nghiên cứu về nhóm công chúng này.

Luật Thanh niên quy định: “Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”. [35]

1.2.2 Tiếp cận thông tin

“Tiếp cận và tự do thông tin là quyền cơ bản với mỗi con người, của công dân thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên. Ở nước ta, Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên xác định quyền được thông tin là quyền cơ bản của công dân. Cụ thể hóa Hiến pháp, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền được thông tin của công dân trong một số lĩnh vực.

Trên thế giới, phong trào vận động cho quyền được thông tin đã phát triển mạnh mẽ từ nhiều thập kỷ qua. Nếu tính đến năm 1990, mới chỉ có 13 quốc gia thông qua Luật tiếp cận thông tin. Đến thời điểm hiện tại có gần 100 quốc gia trên thế giới đã ban hành Luật Tự do thông tin điều chỉnh toàn diện vấn đề tiếp cận những thông tin, tài liệu do các cơ quan của Chính phủ nắm giữ [31].

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng quy định tại điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.

Trong bài viết “Các nguyên tắc của Luật tự do Thông tin”, nhóm nghiên cứu định nghĩa về “thông tin” như sau: “Thông tin bao gồm tất cả các tài liệu được nắm giữ bởi một tổ chức, cơ quan nào đó. Thông tin không phân biệt hình thức và cách thức được lưu trữ (văn bản, băng, bản ghi âm điện tử”, nguồn gốc thông tin (bất cứ đâu có thể tạo ra thông tin, ở các cơ quan công hay những nơi khác) và ngày sản xuất.” [trg 41,31].

Theo “Luật tiếp cận thông tin”: “Thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra”. “Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin”.

Theo James D. Wolfenshn, Chủ tịch nhóm Ngân hàng thế giới: Tiếp cận thông tin là một phần then chốt của chiến lược phát triển hiệu quả vì việc làm này sẽ phổ biến kiến thức và tăng cường tính minh bạch. Báo chí, truyền thông là cốt lõi của sự phát triển công bằng. Nó cho phép người dân bày tỏ quan điểm khác nhau về sự quản lý của nhà nước và cải cách, cũng góp phần tạo ra sự đồng thuận trong công chúng để tạo ra sự thay đổi. Tuy nhiên, hiệu quả của truyền thông, báo chí có thể bị hạn chế do con người có học vấn thấp, công nghệ nghèo nàn. [trg, IX, 29]. Như vậy, công nghệ có vai trò rất quan trọng trong vấn đề tiếp cận thông tin nói chung, thông tin báo chí, truyền thông nói riêng.

Vấn đề tiếp cận thông tin báo chí tại Việt Nam được biểu hiện như thế nào? “Đến nay, Việt Nam đã có có 859 cơ quan báo chí in; 135 cơ quan báo điện tử; 258 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 67 đài phát thanh, truyền hình.

Hiện nay, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn báo chí lớn. Hiện ở Việt Nam có tới 75 kênh truyền hình nước ngoài phát trực tuyến, trong đó có các kênh lớn thuộc các quốc gia khác nhau trên thế giới như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg.

Có hơn 20 cơ quan báo chí nước ngoài đã có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành

rộng rãi. Qua Internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức, bài vở của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới, như: AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times.

Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển Internet hàng đầu khu vực, đặc biệt là mạng Facebook. Theo cơ quan thống kê của Facebook, hiện tại Việt Nam có 35 triệu người, bằng 1/3 dân số (92 triệu người) sở hữu tài khoản Facebook. Trong đó, 21 triệu người truy cập hằng ngày thông qua thiết bị di động. Được biết nhiều cơ quan, tổ chức và công chức Việt Nam đã sử dụng mạng Facebook để trực tiếp liên hệ với người dân”. (cần hiểu đúng về tự do báo chí, tự do ngôn luận tại Việt Nam hiện nay)

Về vấn đề cung cấp, tiếp cận thông tin trên mạng xã hội cũng đã được nghị định Số: 72/2013/NĐ-CP, Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2013, quy định cụ thể tại điều 26 về Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng mạng xã hội gồm: “ Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hội trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật; Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật; Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội; Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập”. [37]

Như vậy, vấn đề tiếp cận thông tin nói chung, trên báo chí và mạng xã hội nói riêng đều được công nhận thông qua pháp luật hoặc qua sự cấp phép sử dụng.

Lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” bắt đầu từ thập kỷ 40 của thế kỷ XX ở Mỹ, được triển khai nghiên cứu ở cả ba loại hình báo in, phát thanh, truyền hình. Năm 1944, Herta Herzog chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Phát thanh - Đại học Columbia (Mỹ) đã phỏng vấn sâu 11 thính giả về chương trình phát thanh với tên gọi: “Cuộc thi tìm hiểu kiến thức chuyên gia” để tìm hiểu tâm lý tiếp cận thông tin. Theo đó, có 3 nhu cầu hứ nhất, khiến thính giả tham gia chương trình này: Thứ nhất, nhu cầu tâm lý cạnh tranh - thông qua việc giành quyền trả lời khiến bản thân họ và những khách mời có mặt trong chương trình hoặc thính giả đang đón xem ở trong trạng thái “thi đua” và nhận được niềm vui qua cuộc cạnh tranh đó; Thứ hai, nhu cầu học hỏi kiến thức mới - thông qua chương trình phát thanh, giúp bản thân hiểu biết hơn;Thứ ba, nhu cầu tự đánh giá bản thân - thông qua việc trả lời câu hỏi để phán đoán vốn hiểu biết của mình, xác định năng lực của bản thân.

Đối với Bernard Berelson - nhà khoa học Mỹ là người tiến hành đầu tiên về cách thức sự dụng phương tiện truyền thông in ấn của công chúng.

Năm 1949, Bernard Berelson còn công bố kết quả đề tài nghiên cứu “Không có báo in thì thế nào?”. Ông đã tổng kết 6 cách sử dụng báo in của con người như sau:

Nguồn cung cấp thông tin - nếu không có báo in sẽ mất đi kênh tìm hiểu thế giới bên ngoài;

Công cụ của đời sống hàng ngày - không xem được giới thiệu chương trình phát thanh, không nắm bắt được những thông tin về thời tiết, giao thông, mua sắm, khiến mọi sinh hoạt trong cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn;

Hình thức để giải trí - trong quá trình đọc báo, con người sẽ được nghỉ ngơi và yên tĩnh;

Hình thức để có được uy tín trong xã hội - nếu thường xuyên đưa ra thông tin hoặc kiến thức đọc được trên báo, người đọc sẽ được những người xung quanh kính trọng hơn;

Hình thức xã giao - báo chí có thể cung cấp những chủ đề phong phú, giúp đời sống xã giao trở nên đa dạng hơn;

Đọc báo mỗi ngày đã trở thành thói quen của công chúng, không có báo đọc, cuộc sống sẽ trống trải, vô vị

Đối với truyền hình, công trình của chuyên gia truyền thông người Anh Denis McQuail - Giáo sư trường Đ.ại học Amsterdam, Hà Lan, điều tra năm 1960 cho thấy: Thứ nhất, hiệu quả chuyển đổi tâm trạng - chương trình truyền hình có thể cung cấp các hoạt động tiêu khiển, giải trí, giúp con người “chạy trốn” những áp lực, gánh nặng của cuộc sống thường nhật và được giải phóng về tinh thần.

Thứ hai, hiệu quả quan hệ giữa con người với con người gồm hai loại: Một là, mối quan hệ giữa con người với con người “ảo”, nghĩa là khán giả có cảm giác như được gặp “người quen” hoặc bạn bè đối với các nhân vật xuất hiện trong chương trình, người dẫn chương trình; Hai là, quan hệ giữa con người với con người trong thực tế, tức là thông qua quá trình bàn luận về nội dung chương trình, có thể khiến mối quan hệ trong gia đình trở nên hài hòa hơn, mở rộng các mối quan hệ xã giao.

Giáo sư Denis McQuail cho rằng, mối quan hệ giữa con người “ảo” vẫn có thể thỏa mãn nhu cầu tâm lý tương tác với xã hội của con người trên hai phương

diện: Thứ nhất, là hiệu quả xác nhận bản thân - tức là các nhân vật, sự kiện, tình huống, phương pháp giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong chương trình truyền hình…, có thể cung cấp cho công chúng khung tham khảo tự đánh giá bản thân. Qua đó, khán giả có thể tự kiểm điểm và đánh giá về hành vi của mình. Thứ hai, là hiệu ứng giám sát môi trường - thông qua việc đón xem các chương trình truyền hình, công chúng có thể thu thập được các thông tin có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với bản thân, kịp thời nắm bắt những thay đổi của môi trường

Qua đó có thể khẳng định, công chúng tiếp xúc với phương tiện truyền thông đều dựa vào các nhu cầu cơ bản, như thông tin, giải trí,quan hệ xã hội và các nhu cầu về tinh thần và tâm lý. Thực tế cho thấy, lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” coi việc có đáp ứng được nhu cầu của công chúng hay không là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hiệu quả truyền thông, giác độ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Thứ nhất, hành vi tiếp xúc với truyền thông của công chúng là hoạt động lựa chọn những nội dung trên phương tiện truyền thông dựa trên nhu cầu của công chúng, sự lựa chọn này có “tính linh hoạt” nhất định, điều này có lợi cho việc điều chỉnh quan điểm “công chúng hoàn toàn bị động” thành công chúng là người hoàn toàn chủ động tiếp nhận thông tin trong môi trường truyền thông hiện đại.

Thứ hai, lý thuyết này nhấn mạnh tính đa dạng trong cách thức sử dụng phương tiện truyền thông của công chúng, đồng thời chỉ rõ vai trò chi phối của nhu cầu công chúng đối với hiệu quả truyền thông, phát huy vai trò quan trọng trong việc phủ định những lý thuyết về hiệu quả truyền thông thời kỳ đầu như lý thuyết “Viên đạn thần kỳ” hay “Mũi kim tiêm”.

Thứ ba, lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” chỉ ra rằng, truyền thông đại chúng có hiệu quả cơ bản đối với công chúng.[48]

1.2.4. Lý thuyết “Tâm lý học đám đông”

Đây là lý thuyết được tác giả Gustave Le Bon đưa ra. Theo lý thuyết này. Theo tác giả, một đám đông sẽ có những nhận định như nhau về một vấn đề. Đám đông suy nghĩ như thế nào phụ thuộc nhiều vào người dẫn dắt. Luận văn muốn sử dụng học thuyết này cùng với học thuyết “dòng chảy hai bước” để xem một cá nhân có thể tác động như thế nào đối với việc làm bùng phát thông tin. [12]

1.2.5. Lý thuyết “Dòng chảy hai bước”

Mô hình hai bước được phát triển bởi Lazarfeld và các đồng nghiệp của ông (Lazarsfeld, Berelson & Gaudet, 1948), khi nghiên cứu của họ về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Mô hình cho thấy rằng các phương tiện truyền thông không giúp thay đổi quyết định của cử tri, mà là củng cố thái độ và quyết định đã được hình thành trước đó của họ. Nếu cử tri thay đổi quyết định là do ý kiến của bạn bè, hàng xóm hay đồng nghiệp mà họ xem là “chuyên gia” hoặc người theo dõi sâu sát lĩnh vực chính trị. Học thuyết “dòng chảy hai bước” vẫn giữ giá trị quan trọng trong môi trường truyền thông hiện đại, bởi một người không thể biết tất cả mọi thứ. Họ cần những ý kiến từ các chuyên gia và người xung quanh để đưa ra nhận định tốt nhất.

Dù là học thuyết nghiên cứu nào, mục đích cuối cùng của chúng vẫn là tìm được nhu cầu sở thích, thói quen của công chúng để đưa ra các sản phẩm truyền

thông hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người đọc, người nghe và người xem. Hay khái quát như chuyên gia truyền thông nổi tiếng Denis McQuail đã tổng kết và chia thành ba tuyến nghiên cứu công chúng gồm: nghiên cứu mang tính cấu trúc, nghiên cứu mang tính hành vi và nghiên cứu mang tính văn hóa xã hội. Ba tuyến nghiên cứu này phản ánh mục đích và phương pháp nghiên cứu khác nhau, những tư tưởng và quan niệm khác nhau. Nghiên cứu công chúng mang tính cấu trúc bắt nguồn từ nhu cầu của ngành công nghiệp truyền thông, mục đích để nắm bắt một số dữ liệu liên quan đến quy mô công chúng và hành vi tiếp xúc với phương tiện truyền thông, như số lượng người nghe, người xem, người đọc. Nghiên cứu công chúng mang tính hành vi nhằm phân tích và nâng cao hiệu quả truyền thông, thông qua tìm hiểu các thông tin về sự lựa chọn, sử dụng phương tiện truyền thông và thái độ của công chúng để giải thích sự ảnh hưởng của phương tiện truyền thông, từ đó đề xuất những giải pháp có giá trị mang tính quyết sách.[39]

1.2.6 Quá trình truyền thông

Để hiểu rõ hơn về động cơ, hành vi tiếp cận thông tin của công chúng, ngoài việc ứng dụng các lý thuyết về truyền thông, việc sử dụng các mô hình quá trình truyền thông là cần thiết. Mô hình sẽ giải thích rõ hơn những hiện tượng, quá trình, sự kiện phức tạp.

Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các mô hình truyền thông. Song mô hình 5W Harold Dwight Lasswell mô hình kinh điển. Lasswell đã chỉ ra, quá trình truyền thông diễn ra theo tiến trình:

Who? (speaker) What? (message) Channel? (medium) To whom? (listener) Effect (effect)

Ai (người nói)- Nói cái gì (thông điệp)- Nói bằng kênh nào (Phương tiện)- Tác động tới ai (Người nghe)- Hiệu quả của hoạt động truyền thông là gì (Who; Says What; In Which Channel;To Whom;With What Effect). Mô hình này được Harold Dwight Lasswell đưa ra cùng với một câu khái quát là “Who says what to whom in what channel with what effect” (Ai nói cái gì, bằng kênh nào, hiệu ứng thế nào?)”.

Theo Tiến sĩ Trần Hữu Quang, mô hình này “là một công thức rút gọn gợi ý giúp chúng ta có những ý chính cho một bản tin”. Tuy nhiên, “với công thức này người ta dễ rơi vào khuynh hướng chỉ quan niệm người nhận tin như một cách nhận tin thụ động”.[41]

Khoảng một năm sau khi Lasswell đưa ra mô hình quá trình truyền thông một chiều, năm 1949, Clause Shannon cũng công bố kết quả của mình trong lĩnh vực truyền tín hiệu và đưa ra mô hình truyền thông hai chiều, tức là có sự phản hồi của công chúng sau khi tiếp nhận thông tin. Người tiếp tục hoàn thiện hơn mô hình truyền thông hai chiều là Roman Jakobson.

Theo mô hình này, giai đoạn phát tin (emisssion) sẽ bộc lộ ý tưởng của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội của giới trẻ Hải Phòng (Trang 28 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)