Kinh nghiệm tiếp cận công chúng của một số cơ quan báo chí đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội của giới trẻ Hải Phòng (Trang 72 - 79)

Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG FACEBOOK ĐỂ TIẾP CẬN

3.1. Kinh nghiệm tiếp cận công chúng của một số cơ quan báo chí đƣợc

khảo sát

Trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4, mạng xã hội được coi là công cụ truyền thông thiết yếu. Đối với các cơ quan báo chí, mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích. Nhiều nhà báo, nhiều cơ quan báo chí đã sử dụng thông tin từ mạng xã hội để phát triển thành tuyến tin bài nóng, hấp dẫn. Mạng xã hội cũng làm cho mỗi người dân có cơ hội bày tỏ ý kiến của bản thân với cộng đồng và trở thành cộng tác viên của các cơ quan báo chí.

Bên cạnh những tác động tích cực, mạng xã hội đặt ra những thách thức cho cơ quan báo chí. Các cơ quan này sẽ phải cạnh tranh với mạng xã hội về tốc độ đưa tin. Những thông tin ban đầu trên Facebook gần như xuất hiện cùng thời điểm xảy ra sự kiện và đã có thể thút hút lớn lượng công chúng theo dõi. Nhiều thành viên sử dụng Facebook, mạng xã hội ở một sự xuất hiện ở một sự kiện sẽ chia sẻ quan điểm, cách nhìn nhận, thông tin về vấn đề khá đầy đủ. Các cơ quan báo chí cần phải có cách thức tiếp cận, nắm bắt nguồn thông tin này và phát triển thành thông tin chuyên sâu, tránh chạy theo, lệ thuộc, không có chính kiến trước thông tin trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, thông tin trên Facebook bộc lộ nhiều hạn chế về độ tin cậy, chính xác, về mục đích đăng tải thông tin. Để thu hút công chúng trẻ, các cơ quan báo chí cần xây dựng chiến lược như thế nào?

3.1.1 Sử dụng Facebook tương tác giữa tòa soạn và bạn đọc tại báo Hải Phòng

Báo Hải Phòng là cơ quan trực thuộc Thành ủy Hải Phòng. Tờ báo thành lập ngày 21/3/1957. Trài qua các giai đoạn phát triển của lịch sử thành phố Cảng, báo Hải Phòng giữ vững sứ mệnh là tiếng nói của Đảng bộ và nhân dân thành phố Hải Phòng. Báo Hải Phòng có quan điểm như thế nào về sử dụng mạng xã hội?

Theo bà Lê Thị Quỳnh, Phó Tổng Biên tập Báo Hải Phòng: “Sử dụng mạng xã hội cũng làm tăng lượng người xem, người tiếp cận với chính trang báo điện tử. Vì vậy, chủ trương của Báo Hải Phòng cũng thông qua Fanpage trên mạng xã hội để tăng lượng bạn đọc tương tác, lan truyền bài viết, hay tạo thành cộng đồng người đọc quen thuộc. Ngoài ra, thông qua các công cụ tìm kiếm dựa trên các từ khóa, mức độ, số lượng người quan tâm, bình luận, từ đó đưa ra những đánh giá, giúp Báo Hải Phòng nhanh chóng nắm bắt được các vấn đề nóng đang lan truyền trên không gian mạng, không để xảy ra tình trạng bỏ sót thông tin, kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý thông tin phù hợp.”

Bên cạnh đó, từ thông tin cá nhân trên mạng xã hội, người dân, Báo Hải Phòng góp phần đưa ra công luận những việc làm sai trái của một số đơn vị ở các địa phương.

Vẫn theo bà Lê Thị Quỳnh, việc sử dụng mạng xã hội vừa tạo ra cơ hội để các nhà báo có nguồn tin phong phú nhưng cũng mang đến những thách thức trong việc kiểm chứng thông tin, Ban biên tập Báo Hải Phòng xác định sự tác động qua lại giữa báo chí – kênh thông tin chính thống và mạng xã hội tạo ra nhiều tiện ích và cả những hệ lụy đòi hỏi người làm báo cần nhận thức về nó chuẩn xác và rõ ràng hơn. Nếu không kiểm chứng nguồn tin trên mạng xã hội, dẫn đến những hậu quả khó lường. Vì vậy, ban biên tập quán triệt tới đội ngũ phóng viên những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng tác nghiệp trong môi trường mạng xã hội; trách nhiệm khi đưa tin, thông tin của nhà báo phải chính xác,

trung thực, có kiểm chứng; thực hiện lồng ghép các thông tin ở mọi lĩnh vực để hấp dẫn người đọc, tăng hiệu quả tuyên tuyền và bảo đảm tính định hướng của thông tin. Việc lựa chọn thời điểm để đăng tải cũng rất quan trọng trong việc đưa thông tin tiếp cận đến độc giả nhanh và nhiều nhất, tạo tính lan tỏa rộng rãi.

3.1.2. Sử dụng Facebook tương tác với công chúng tại báo điện tử Vietnamnet

Một cơ quan báo chí khác có trên 1,6 triệu lượt thích và theo dõi Fanpage đó là báo điện tử Vietnamnet. Để tiếp cận công chúng trẻ, cơ quan này xây dựng kênh riêng và chiến lược tiếp cận riêng. Đánh giá về mối tương tác giữa Facebook và báo chí, Phó Tổng Biên tập Báo điện tử Vietnamnet Lê Thế Vinh cho biết: Facebook là một trong những kênh truyền thông để đưa tin tức của báo đến gần hơn với độc giả, thu hút thêm lượng người dùng lớn của mạng xã hội lớn nhất thế giới. Các tin tức đưa lên Facebook được lựa chọn và viết lại lời giới thiệu sao cho phù hợp với cách đọc của người dùng Facebook; đồng thời phối hợp với các video, hình ảnh thu hút sự quan tâm để tạo ấn tượng với công chúng

Báo Vietnamnet sử dụng công cụ đo lường công chúng Facebook insight và Google Analytics cung cấp dữ liệu chi tiết về hành vi độc giả, mức quan tâm, tương tác của độc giả đối với thông tin đăng tải.

Vietnamnet đã tiếp cận nhóm công chúng học sinh, sinh viên thông qua chuyên trang 2Sao.vn và Fanpage cùng tên, hiện đã có một lượng tương tác rất mạnh mẽ.

Về chiến lược của báo Vietnamnet trong việc sử dụng mạng xã hội để tiếp cận công chúng, ông Thế Lê Vinh khẳng định: “Mạng xã hội giúp cơ quan báo chí tiếp cận độc giả nhanh chóng, thúc đẩy lượt truy cập vào website. Tuy nhiên, nếu không có sự kiểm soát về thông tin, kiểm soát bình luận sẽ biến kênh truyền thông

mạng xã hội của báo thành diễn đàn thiếu văn hoá, không phù hợp thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng đến uy tín của tờ báo. “

Và với những thông tin báo chí được chia sẻ trên Facebook của Vietnamnet, dòng trạng thái khi chia sẻ thông tin dẫn dắt độc giả, tạo sự chú ý, quan tâm đến link bài viết đính kèm. Tuy nhiên, các yếu tố khác, như hình đại diện bài viết, tiêu đề bài viết, video bài viết cũng là những yếu tố quyết định người dùng có nhấn vào đường link hay không- ông Vinh cho biết.

3.1.3. Sử dụng Facebook để tương tác với công chúng tại Thông tấn xã Việt Nam

Thông tấn xã Việt Nam có lợi thế đặc biệt lớn, là cơ quan thông tin duy nhất đầy đủ các loại hình: Tin văn bản, ảnh, tin truyền hình, tin âm thanh và tin đồ họa. Lực lượng phóng viên, biên tập viên của Thông tấn xã Việt Nam lên đến hơn 1.000 người, theo dõi tất cả các lĩnh vực thông tin, có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và 30 địa bàn tại 28 quốc gia trên thế giới. Một tỷ lệ không nhỏ phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, đặc biệt là các phóng viên ở cơ quan thường trú, có khả năng tác nghiệp đa dạng, từ quay phim, chụp ảnh đến viết tin văn bản. Đây cũng chính là nguồn thông tin vô cùng phong phú cho các sản phẩm thông tin của Thông tấn xã Việt Nam nói chung, và đưa lên các tài khoản mạng xã hội của Thông tấn xã Việt Nam nói riêng.

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo cơ quan, Ban Thư ký Biên tập đã tiến hành các bước để đưa thông tin của Thông tấn xã Việt Nam lên mạng xã hội, bắt đầu từ tháng 8/2015.

Căn cứ vào mức độ phổ biến của các mạng xã hội tại Việt Nam cũng như trên thế giới, các tài khoản mạng xã hội của Thông tấn xã Việt Nam đã được kích hoạt trên nhiều hệ thống, nền tảng khác nhau, bao gồm Facebook, Twitter, Google+, Instgramm...

Trong thời gian thực hiện thí điểm vừa qua, Ban Thư ký Biên tập của Thông tấn xã Việt Nam đã tập trung đưa thông tin lên mạng xã hội Facebook tại các địa chỉ: http://facebook.com/thongtanxavietnam (thông tin bằng tiếng Việt) và http://facebook.com/vietnamnewsagency (thông tin bằng tiếng Anh). Các loại hình thông tin được Ban Thư ký Biên tập lựa chọn xử lý từ kho tin nguồn phổ biến và các báo, đơn vị trong ngành bao gồm:

- Bản tin text: Bản tin tóm tắt, chứa đầy đủ thông tin cần thiết, kèm theo ảnh minh họa. Một số trường hợp thông tin nóng nhưng chưa hoặc không có ảnh, các bản tin text cũng được đưa ngay lên mạng xã hội để đáp ứng tính thời sự của thông tin.

- Link các tin bài đã xuất bản: Lựa chọn các bài viết nổi bật do các báo trong ngành tự sản xuất và được đưa lên báo điện tử hoặc trang thông tin điện tử của đơn vị như Báo Tin tức, Báo VietnamPlus, Báo Vietnam News, Báo Thể thao & Văn hóa, Báo ảnh Việt Nam...

- Ảnh: Ảnh/chùm ảnh kèm lời dẫn/chú thích, thông tin ngắn gọn, có logo TTXVN.

- Tin đồ họa: Ảnh đồ họa do Trung tâm Dữ kiện Tư liệu thực hiện, được đăng tải trên trang infographics.vn của TTXVN.

- Video: Các tin, clip riêng biệt có logo bản quyền của TTXVN, được trích từ các chương trình, bản tin của Truyền hình Thông tấn - Vnews.

Ngoài việc đưa thông tin lên mạng xã hội, Ban Thư ký Biên tập cũng đồng thời bố trí nhân sự theo dõi để xử lý các tình huống phát sinh như các bình luận (comment) không phù hợp, trả lời các tin nhắn, tương tác với người dùng, thu nhận các ý kiến góp ý về thông tin... Trong một số trường hợp, người dùng đã phát hiện thông tin chưa chính xác, Ban Thư ký Biên tập đã liên hệ với các đơn vị để kiểm tra, chỉnh sửa, cập nhật vào các bản tin.

Một trong những đơn vị trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam sử dụng Facebook để tương tác với công chúng là Truyền hình Thông tấn. Đơn vị này xây dựng kế hoạch tiếp cận công chúng,đội ngũ làm Fanpage bài bản. Theo đó, nhân sự được chia thành 3 khối chính gồm: chỉ đạo thông tin, điều hành nội dung, quảng bá sản phẩm.

Từng nhóm có vai trò riêng trong quy trình xử lý sản phẩm thông tin để đăng tải trên Facebook.

Biểu đồ 3.1: Chỉ đạo nội dung thông tin quảng bá trên Facebook của Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam

Biểu đồ 3.2: Điều hành nội dung quảng bá trên Facebook của Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam

Biểu đồ 3.3: Cách thức quảng bá tin tức trên Fanpage Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội của giới trẻ Hải Phòng (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)