Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG FACEBOOK ĐỂ TIẾP CẬN
2.4. Nội dung hấp dẫn là yếu tố quyết định hành vi chia sẻ thông tin báo chí
báo chí qua mạng xã hội
Facebook giữ vị trí như thế nào trong truyền thông đối với nhóm công chúng trẻ đang là sinh viên? Thông tin trên báo chí nếu được chia sẻ từ các tổ chức đoàn có sức ảnh hưởng, lan tỏa tốt hơn hay không? Phần phỏng vấn sâu Bí thư Đoàn Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam Nguyễn Vương Thịnh và Bí thư Đoàn Trường Đại học Hải Phòng Nguyễn Quang Đạt tập làm rõ hơn những nội dung này.
Theo hai Thủ lĩnh đoàn, Facebook đã được hai nhà trường coi là một trong những công cụ truyền thông hữu ích trong việc tập hợp, chia sẻ thông tin với sinh viên về học tập, tư tưởng. Bí thư Đoàn Nguyễn Vương Thịnh cho biết: “Nhà trường có 2 Fanpages, một liên quan đến các thắc mắc về thi cử, một là diễn đàn để các em tham gia, giao lưu, chia sẻ tâm tư, tình cảm. Fanpage Đại học Hàng Hải do Phó Trưởng phòng Công tác học sinh sinh viên làm admin. Nội dung của Fanpage này chủ yếu thông báo các tin tức liên quan đến việc giải đáp thắc về thi cử, tuyển dụng, các vấn đề khác liên quan đến học tập. Bên cạnh đó, nhà trường còn có Fanpage Vimaru Confesstions do một thày Phó Hiệu trưởng nhà trường cùng tôi và một số thày khác trực tiếp tham gia quản trị. Fanpage là công cụ hữu hiệu để lắng nghe tâm tư của các bạn sinh viên và được sử dụng như một hình thức tuyên truyền không thể thiếu trong công tác đoàn hiện nay.”
Tại Trường Đại học Hải Phòng, nhà trường sử dụng Facebook chủ yếu để tăng tải các thông tin liên quan đến việc học tập; những nội dung nhà trường,
khoa hay một nhóm cần thông báo. Theo đánh giá của Bí thư Nguyễn Quang Đạt: “Đối với Facebook, công cụ nhắn tin nhóm phát huy hiệu quả rất tốt trong tập hợp sinh viên. Một thông tin chúng tôi chia sẻ, mọi người cùng vào đó thảo luận, trao đổi thông tin. Nhà trường cũng có Fanpage facebook/ Đại học Hải Phòng để các thày cô, các em trao đổi một số thông tin liên quan đến công việc, học tập.”
Những thông tin chia sẻ, đăng tải trên Fanpage của hai trường Đại học chỉ được coi là một trong những công cụ tuyên truyền, không được coi là kênh thông tin chính thức của Trường Hàng hải. Thông tin chính thức phải thông qua website của nhà trường. Các bài báo chia sẻ trên Fanpage là những thông tin liên quan đến những chủ trương lớn song hữu ích cho các bạn học sinh sinh viên: như tuyên truyền về về biển đảo, tấm gương sáng, thông tin liên quan đến nhà trường. Ban quản trị Fanpage lựa chọn nội dung chia sẻ đểp Fanpage có dấu ấn, phong cách riêng của Trường Đại học Hàng Hải.
Trường Đại học Hải Phòng cũng có chiến lược tương tự trong sử dụng Fanpage để chia sẻ thông tin. Họ cũng trao đổi với cán bộ đoàn trực thuộc có chiến lược chia sẻ những nội dung tốt, có tính giáo dục, không chia những nội dung thiếu tính xây dựng.
Với cá nhân hai thủ lĩnh đoàn, họ không coi Facebook là kênh tiếp cận thông tin hàng ngày. Do đặc thù cong việc, mỗi ngày hai Bí thư Nguyễn Vương Thịnh, Nguyễn Quang Đạt sử dụng Facebook từ 2-4 tiếng, song họ đọc báo qua các ứng dụng, trang chủ. Theo họ, nội dung của bài báo phải đảm bảo tiêu chí đúng, phân tích sâu sắc mới có sức thuyết phục. Hình thức trình bày không giữ vai trò quyết định. Với những thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội, Nguyễn Quang Đạt cân nhắc đến yếu tố ai chia sẻ, nội dung bài viết là gì rồi mới quyết
định có nhấn vào đường dẫn hay không. Bí thư Nguyễn Vương Thịnh cho biết, anh là một giảng viên về công nghệ thông tin nên hiếm khi chia sẻ tin tức vì biết, mỗi đường link đều có nguy cơ tiềm ẩn về khả năng lây lan vi rus.
Đánh giá chung về phần phỏng vấn sâu Thủ lĩnh đoàn
Thứ nhất: Facebook được coi là công cụ hữu ích để các nhà trường gửi thông báo, tin nhắn, tạo diễn đàn đến với sinh viên nhưng đó không phải là những thông tin mang tính khẳng định. Tất cả các thông tin mang tính khẳng định đều được đăng tải trên website của 2 trường.
Thứ hai: Việc đọc báo trên trang chủ đối với thủ lĩnh đoàn của hai trường là điều khá mất thời gian. Đọc báo qua Facebook chỉ giữ một vai trò nhỏ trong hoạt động tiếp cận thông tin hàng ngày. Thông tin tiếp nhận qua các ứng dụng như Báo mới, hoặc các app của cơ quan báo chí được sử dụng nhiều nhất. Theo họ, đó là cách tối ưu để tiếp cận thông tin nhanh, gọn.
Thứ ba: Nội dung, hình thức là những yếu tố thứ yếu khi đọc trên app. Họ chỉ quan tâm đến thông tin nào là hữu ích mới tiếp cận.
Thứ tư: Những thông tin mang tính định hướng, dẫn dắt từ phía Nhà trường có tác dụng làm các em sinh viên chú ý nhưng chưa chắc đã quan tâm, chia sẻ.
Thứ năm: Ban quản trị Fanpage hai trường và cá nhân 2 thủ lĩnh đoàn không tùy tiện chia sẻ bài viết từ các báo lên Fanpage. Trường Đại học Hàng hải còn cân nhắc cả việc chia sẻ đường link của trường lên Fanpage hay chỉ đăng tóm tắt nội dung bằng một vài dòng status để thu hút các em. Tùy từng nội dung, nhà trường sẽ sử dụng các phương án khác nhau để tăng lượt thu hút sinh viên. Như vậy, ngay tại 2 trường cũng đã có chiến lược riêng trong chia sẻ và tiếp cận thông tin.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 2, tác giả đã tiến hành phân tích kết quả khảo sát bảng hỏi, phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu hai Bí thư Đoàn- người có vai trò dẫn dắt, định hướng thông tin quan trọng với giới trẻ.
Kết quả khảo sát, phỏng vấn cho thấy: Facebook là mạng xã hội được giới trẻ Hải Phòng sử dụng nhiều nhất. Họ dùng Facebook để kết nối bạn bè, trao đổi thông tin về học tập, các lĩnh vực họ quan tâm và tiếp cận thông tin báo chí.
Ưu thế của tiếp cận thông tin báo chí trên Facebook là nhanh chóng. Chỉ cần lướt qua trang chủ, theo dõi Fanpage của một số cơ quan báo chí thì tất cả các vấn đề thời sự hàng ngày đều cập nhật qua kênh này. Song sự tin tưởng của công chúng trẻ với những thông tin được chia sẻ trên Facebook không cao. Họ cho biết, vẫn có tình trạng, tít dẫn một đằng, nội dung một nẻo. Có những tin đồn không đúng sự thật. Có những thông tin đưa phiến diện, một chiều. Muốn nhận định đúng về một vấn đề, cần phải tham khảo nhiều nguồn thông tin trên các phương tiện truyền thông khác.
Nội dung thông tin hấp dẫn, có chiều sâu, phù hợp với nhu cầu của người đọc sẽ luôn luôn được công chúng trẻ tìm kiếm. Họ tìm đến Facebook chỉ để nắm bắt thông tin ban đầu. Để bấm vào đường dẫn, họ quan tâm đến tít dẫn, nội dung phần giới thiệu của người chia sẻ. Người chia sẻ càng có uy tín trong đời thường thì thông tin họ chia sẻ càng dễ được tiếp cận. Tâm lý chia sẻ thông tin trong giới trẻ không nhiều do họ e ngại nguy cơ bị virus đính kèm trong đường link, sợ lộ bí mật cá nhân, thấy không cần thiết. Những người chia sẻ thông tin chủ yếu để lưu giữ những nội dung mình quan tâm. Số ít cho rằng, chia sẻ để bạn bè, người thân biết và tham khảo.
Như vậy, Facebook vẫn chỉ là mạng xã hội đơn thuần. Công chúng vẫn đang chờ đợi những thông tin nhanh, đúng, trúng, hay từ các cơ quan báo chí.
Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ TRONG VIỆC QUẢNG BÁ TIN TỨC PHÙ HỢP VỚI
NHU CẦU CỦA GIỚI TRẺ