Thói quen sử dụng mạng xã hội để tiếp cận thông tin báo chí qua kết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội của giới trẻ Hải Phòng (Trang 48 - 67)

Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG FACEBOOK ĐỂ TIẾP CẬN

2.3. Thói quen sử dụng mạng xã hội để tiếp cận thông tin báo chí qua kết

quả khảo sát bằng bảng hỏi

Thực tế cho thấy, gần như mỗi cá nhân đều sử dụng mạng xã hội. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội như thế nào, thời gian sử dụng ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích, nhu cầu của từng cá nhân. Việc khảo sát sử dụng mạng xã hội đã được nhiều người thực ở quy mô, vị trí địa lý khác nhau. Nhóm công chúng của Hải Phòng ở một vị thế địa đặc thù như đã phân tích, việc tiếp cận thông tin qua mạng xã hội được biểu hiện như thế nào?

Thông qua điều tra bằng bảng hỏi, tác giả tổng hợp số kiệu điều tra, qua đó phân tích, so sánh các số liệu để đo thói quen, tần suất chia sẻ thông tin thời sự qua mạng xã hội, nhóm chủ đề giới trẻ thích tiếp cận.

Tác giả đã xây dựng bảng hỏi với 12 câu hỏi liên quan đến vấn đề tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội. Có 150 sinh viên của hai trường Đại học Hàng Hải Việt Nam và 150 sinh viên Trường Đại học Hải Phòng tham gia khảo sát.

Sau khi có phiếu khảo sát, tác giả làm việc với Ban chấp hành Đoàn của 2 trường Đại học Hàng hải Việt Nam và Đại học Hải Phòng, nêu rõ mục đích triển khai luận văn và gửi lại bảng hỏi để Ban Chấp hành 2 trường phát tới các sinh viên đang theo học tại Trường theo phương pháp ngẫu nhiên.

Thu hồi bảng hỏi, tiến hành tổng hợp số liệu qua phân tích mẫu của Google. Các em là sinh viên năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba thuộc các khoa Kinh tế ngoại thương, Kinh tế vận tải biển, Logistics và chuỗi cung ứng của Đại học Hàng hải; Khoa Kinh tế Vận tải và Dịch vụ, Khoa Quản Trị Kinh doanh, Khoa Ngữ văn của Trường Đại học Hải Phòng.

Đây là các khoa có điểm đầu vào cao của hai trường. Ngoài kiến thức cơ bản, sinh viên thuộc các khoa này tích cực tham gia hoạt động xã hội, tìm hiểu kiến thức bổ ích để phục vụ công việc sau này.

Tên trƣờng đại học Ngành học SV Năm Giới tính Nam Nữ HÀNG HẢI VIỆT NAM

Kinh tế ngoại thương 1 27 33

Kinh tế vận tải biển 2 37 23

Logistics và chuỗi cung ứng 3 18 12 HẢI

PHÒNG

Kinh tế Vận tải và Dịch vụ 1 39 17

Quản Trị Kinh doanh 2 36 28

Ngữ văn 3 5 25

Tổng 162 (54%) 138(46%)

Bảng 2.1: Thông tin về sinh viên 2 trường tham gia khảo sát bằng bảng hỏi

2.3.1. Tần suất sử dụng mạng xã hội và tiếp cận thông tin báo chí

Không nằm ngoài dòng chảy chung trong việc tiếp cận thông tin báo chí, giới trẻ Hải Phòng sử dụng mạng xã hội như một nguồn cung cấp thông tin hàng ngày. Với 300 phiếu điều tra được phát ra, có 298/300 phiếu tham gia trả lời câu hỏi này. Theo đó, mức độ tiếp cận thông tin cụ thể như sau: mạng xã hội dẫn đầu với 260 phiếu, chiếm 87,2%. Tiếp đến là đọc báo mạng có 149 phiếu (chiếm 50%). Ti vi vẫn là phương tiện được các bạn trẻ tiếp cận dù không nhiều như tiếp cận tin tức qua mạng xã hội hoặc báo điện ử. Có 115 phiếu xem ti vi (chiếm 38,6%), 14 phiếu đọc báo in (chiếm 4,7%), 15 phiếu nghe đài (chiếm 5%).

Bảng 2.2: Phương tiện dùng để tiếp cận thông tin của giới trẻ Hải Phòng

Như vậy, việc tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội đứng số 1, tiếp đến là đọc báo điện tử, xem ti vi, nghe đài và cuối cùng là đọc báo in. (Bảng 2.2)

Mức độ phổ biến của Facebook tại Hải Phòng dẫn đầu các mạng xã hội. Có 298/300 phiếu tham gia trả lời câu hỏi này. Theo đó, mức độ tiếp cận thông tin cụ thể như sau: tỉ lệ mạng xã hội được sinh viên sử dụng lần lượt như sau: Facebook có 287 phiếu (chiếm 98%), Youtube có 180 phiếu (chiếm 61,4%), Google Plus có 48 phiếu (chiếm 16,4%), Twitter có 22 phiếu (chiếm 7,5%). (Bảng 2.3)

Bảng 2.3: Mức độ phổ biến của các mạng xã hội tại Hải Phòng

Tin tức có thể đến với công chúng bằng nhiều cách như khi họ lướt trang chủ và nhìn thấy các bài chia sẻ từ bạn bè, vào Fanpage của các sản phẩm truyền thông họ yêu thích. Đôi khi cũng do sự tìm kiếm tình cờ trên internet. Biết được cách giới trẻ tiếp cận thông tin qua kênh nào sẽ có tác động quan trọng trong việc xây dựng chiến lược hướng tới nhóm công chúng trẻ phù hợp của các cơ quan báo chí. Trong thực tế, một số cơ quan báo chí đã phát triển các ứng dụng riêng để không lệ thuộc vào Facebook. Tính năng của các ứng dụng này rất thông minh, có tin nóng, tin hấp dẫn chúng đều hiện lên trên điện thoại thông minh. Thông tin nào công chúng quan tâm họ sẽ tiếp cận. Đây được coi là giải pháp để các cơ quan báo chí tránh lệ thuộc vào mạng xã hội.

Có 285 câu trả lời cho cho câu hỏi này, trong đó 79 phiếu (chiếm 27,7%) tiếp cận thông tin qua Fanpage của các cơ quan báo chí. 117 phiếu (41,1%) tiếp cận qua tên miền của các tờ báo điện tử. 194 phiếu (chiếm 68,1%) số người tiếp cận qua các diễn đàn trên mạng xã hội. (Bảng 2.4)

Bảng 2.4: Công cụ để giới trẻ tiếp cận tin tức qua internet

Các diễn đàn là một kênh thông tin quan trọng để bạn đọc trẻ click vào đường dẫn. Đây cũng là thực tế đã được kiểm chứng bởi rất nhiều biên tập viên phải tìm cách tăng số lượt xem, lượt thích cho một bài viết. Họ cho rằng, có hai phương cách để tăng lượt xem, lượt tiếp cận cho bài viết : một là, là quảng cáo trên Facebook; hai là tham gia các diễn đàn về các chủ đề liên quan đến bài báo.

Một tác phẩm báo chí muốn hấp dẫn công chúng phụ thuộc các yếu tố từ nội dung, hình thức đến phương tiện truyền thông. Bên cạnh đó, nội dung thông tin càng gần gũi với nhu cầu, sở thích của nhóm công chúng tác phẩm báo chí cần tiếp cận thì khả năng có nhiều người quan tâm càng cao. Kết quả khảo sát của tác giả tương tự nhận định này. Trang thông tin điện tử Kenh14.vn của Tập đoàn Vcorp đứng đầu trong danh sách các tờ báo, trang thông tin điện tử được biết đến.

Bảng 2.5: Các tờ báo, trang thông tin được giới trẻ biết đến nhiều nhất

Đây cũng là điều dễ hiểu đối với sự tiếp cận của sinh viên. Kênh 14 nói về những vấn đề mà tuổi thanh niên quan tâm, chủ yếu là thỏa mãn các nhu cầu thông tin cơ bản như học tập, phấn đấu, xây dựng lối sống.

Điều đáng nói, trong 10 tờ báo được khảo sát, Tờ Sinh viên Việt Nam cũng là một tờ báo phục vụ lứa tuổi sinh viên nhưng số sinh viên biết đến trang thông tin này rất thấp, 80/300 phiếu khảo sát (chiếm 27,2%). (Bảng 2.5)

Số liệu cụ thể về khảo sát mức độ quan tâm của sinh viên tới các tờ báo điện tử, kênh thông tin điện tử. Kenh14.vn là trang thông tin điện tử có nhiều bạn trẻ tiếp cận nhất, với 216 câu trả lời (chiếm 73,5%). Bá điện tử zing.vn với 192 phiếu điều tra (chiếm 65,3%). Tờ báo điện tử có nhiều người đọc nhất Việt Nam là Vnexpress đứng vị trí thứ tư trong khảo sát này, có 154 phiếu (chiếm 52,4%). Một tờ báo có số lượng người biết đến khác dự đoán của tác giả, đó là Báo Nhân dân. Số câu trả lời biết đến tờ báo này là 86 phiếu (chiếm 29,3%). So với Webtretho, một trang thông tin điện tử xuất hiện khá nhiều trên trang chủ của

nhiều người dùng Facebook song thực tế, tỉ lệ tiếp cận của sinh viên với trang này không cao, chỉ có 80 phiếu trả lời (chiếm 2,2%).

Fanpage là một kênh thông tin được nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng như một công cụ trong việc phát triển, quảng bá thương hiệu. Có những trang Fanpage lên tới hàng triệu lượt theo dõi. Nhiều cơ quan báo chí đã sử dụng Fanpage để thu hút thêm người quan tâm, theo dõi, tương tác. Tuy nhiên, mức độ thu hút công chúng của Fanpage phụ thuộc nhiều vào cách thức tổ chức của chính cơ quan báo chí đó.

Những trang thông tin và tờ báo nhiều người biết đến thì đa số cũng biết đến Fanpage của các cơ quan báo chí đó. Nhưng cũng có những người chỉ biết Fanpage mà không biết báo điện tử hoặc ngược lại đối với một tờ báo cụ thể.

Bảng 2.6: Thống kê tỉ lệ người biết Fanpage của các cơ quan báo chí

Có 271 phiếu có câu trả lời cho câu hỏi này. Theo đó, Kenh14 vẫn là kênh thông tin được sinh viên yêu thích nhất với 186 người biết đến (chiếm 66,6%), tiếp đó là Fanpage Zing.vn với 156 người biết đến (chiếm 56,8%). (Bảng 2.6)

Những điều chia sẻ thường gần gũi, hữu ích với người đọc. Với thống kê này, có 289/ 300 phiếu trả lời, những thông tin người đọc thích chia sẻ cụ thể

như sau: Chính trị xã hội 29 phiếu (10%), người nổi tiếng 38 phiếu (chiếm 31,1%), giáo dục việc làm 42 phiếu (chiếm 14,5%), bất cứ nội dung nào có 247 phiếu (chiếm 85,5%). (Bảng 2.7)

Bảng 2.7: Những nội dung giới trẻ quan tâm

Về tần suất chia sẻ thông tin báo chí qua mạng xã hội cho thấy: Có 295/300 phiếu có câu trả lời cho mục này. Theo đó, số người thường xuyên chia sẻ thông tin báo chí lên mạng xã hội chỉ có 30 phiếu (chiếm 10,2%). Số người thỉnh thoảng chia sẻ đông nhất, chiếm 221 phiếu (chiếm 74,9%). Số người không bao giờ chia sẻ có 44 phiếu (chiếm 14,9%). (Bảng 2.8)

Facebook có một lợi thế lớn trong tiếp cận công chúng trẻ đó là lượng bạn chung. Song trong khảo sát, yếu tố “tâm lý đám đông” lại không giữ vị trí đầu tiên khi công chúng trẻ tiếp cận thông tin qua mạng xã hội. Có 272/300 câu trả lời cho câu hỏi này. Theo đó, có 233 phiếu ( chiếm 85,7%) tiếp cận vì sự nhanh nhạy, 98 phiếu (chiếm 36%) tiếp cận vì bạn bè cũng quan tâm. (Bảng 2.9)

Bảng 2.9: Lý do tiếp cận thông tin qua mạng xã hội

Ưu việt của tiếp cận thông tin trên Facebook so với các loại hình truyền thông khác là gì? Với câu hỏi này, có 286 câu trả lời. Theo đó, có 170 phiếu (chiếm 64,6%) cho rằng tiếp cận thông tin qua facebook giúp dễ bình luận, phản hồi. 58 phiếu (chiếm 22,1%) cho rằng tiếp cận thông tin qua Facebook nhanh chóng hơn so với gõ tên miền. Và cuối cùng là yếu tố nhanh chóng tiếp cận thông tin mình cần có 147 phiếu (chiếm 55,9%). (Bảng 2.9)

Khảo sát này cho thấy, yếu tố dễ bình luận, phản hồi quan trọng hàng đầu để sinh viên tiếp cận thông tin qua Facebook.

Yếu tố làm cho bài báo được chia sẻ hấp dẫn hơn chính là tít dẫn. Cũng giống như tít dẫn, một lời “chào” bằng dòng tâm trạng của người chia sẻ cũng giúp số lượng xem tăng lên nhiều hơn. Ở thống kê này, có 286/300 phiếu trả lời.

Trong đó có 116 phiếu (chiếm 40,6%) cho rằng tít dẫn là yếu tố rất quan trọng khiến họ nhấn vào đường dẫn. (Bảng 2.10)

Bảng 2.10: Đánh giá ưu việt của tiếp cận tin tức qua mạng xã hội

Lời dẫn và tít dẫn sẽ khiến bạn đọc nhấn vào vào đường dẫn cao hơn, có 149 phiếu trả lời (chiếm 52,1%). (Bảng 2.11)

Cách thức công chúng biết đến một Fanpage là gợi ý để các cơ quan báo chí có chiến lược tiếp cận công chúng phù hợp hơn. Công chúng biết đến thương hiệu của các cơ quan báo chí qua kênh nào? Với câu hỏi này, có 287 phiếu trả lời. Trong đó, 49 phiếu (chiếm 11,7%) biết được qua quảng bá của các cơ quan báo chí, 105 phiếu (chiếm 36,6% biết được qua bạn bè), 166 phiếu (chiếm 57,8%) biết qua tìm kếm tình cờ trên mạng xã hội. 87 phiếu (33,7% biết được qua tìm kiếm tình cờ trên các diễn đàn). Như vậy, tìm kiếm tình cờ trên mạng xã hội là yếu tố hàng đầu giúp công chúng trẻ biết đến thương hiệu của một cơ quan báo chí. (Bảng 2.12)

Bảng 2.12: Vai trò của Fanpae trong quảng bá tin tức

Tỉ lệ tiếp cận Fanpage của cơ quan báo chí qua phương pháp tìm kiêm tình cờ là cao nhất (166/287 câu trả lời, chiếm 57,8%). Tiếp đến, các bạn rẻ thường tiếp cận Fanpage qua bạn bè (105/287, chiếm 36,6%) quảng bá của cơ quan báo chí (49/287 phiếu, chiếm 17,1%). Quảng bá của cơ quan báo chí về Fanpage hiện có sức lan tỏa thấp nhất (49/287 phiếu trả lời, chiếm 17,1%).

Bảng 2.13: Kênh tiếp cận Fanpage, báo điện tử của công chúng trẻ

Sau khi khảo sát điều tra về sự tiếp cận thông tin báo chí của giới trẻ Hải Phòng qua mạng xã hội, có thể rút ra một vài nhận định về vị trí, vai trò của mạng xã hội như sau:

Thứ nhất: về mức độ phổ biến của mạng xã hội đối với sinh viên

Không nằm ngoài quy luật chung về sử dụng mạng xã hội, đó là Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới hiện nay và nó là kênh tin tức quan trọng với nhiều người, 300 phiếu điều tra cũng cho thấy: Facebook là mạng xã hội được sinh viên Hải Phòng sử dụng nhiều nhất (có 298 /300 người được khảo sát sử dụng mạng này). Đa số sinh viên cũng thường xuyên tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội. Có 260/300 phiếu cho biết, mạng xã hội là kênh thông tin để họ tiếp cận tin tức hàng ngày, tiếp đó mới đến báo điện tử. Báo in và phát thanh gần như không được sinh viên tiếp cận.

Fanpage của các cơ quan báo chí chưa phải là kênh thông tin số 1 để sinh viên tiếp cận thông tin. Theo khảo sát, chỉ có 79 câu trả lời (chiếm 27,7%) tiếp cận thông tin báo chí qua fanpage. Các diễn đàn trên mạng xã hội là nơi sinh

viên thực sự yêu thích và họ thường tìm kiếm thông tin tại đây (có tới 194 phiếu, chiếm 66,1%) cho biết như vậy.

Từ những tò mò, tìm kiêm mà bạn đọc biết được tên miền của hoặc Fanpage của các cơ quan báo chí, đó là ý kiến chung của nhiều sinh viên. Theo khảo sát, có 57,8% biết về các cơ quan báo chí hoặc Fanpage qua tìm kiếm tình cờ trên mạng. Chỉ có 17,1% biết được qua quảng bá của cơ quan báo chí. Bạn bè thích, thích thông tin cũng là yếu tố khiến sinh viên quan tâm đến thông tin trên tờ báo hoặc Fanpage của cơ quan báo chí. Có 105 phiếu (chiếm 36,6%) cho biết về cơ quan báo chí đó qua bạn bè.

Fanpage vẫn là kênh truyền thông sinh viên biết đến ít hơn so với tên miền của các tờ báo điện tử hoặc trang thông tin.

BIỂU ĐỒ ĐỐI CHIẾU MỨC ĐỘ BIẾT TÊN MIỀN VÀ FANPAGE

STT TÊN TỜ BÁO, TRANG TT TỀN MIÊN (số phiếu)

FANPAGES (Số phiếu)

1 Báo Nhân dân 86 31

2 Báo Quân đội Nhân dân 63 28

3 Báo Tuổi trẻ 107 57

4 Báo Thanh niên 118 56

5 Vnexpress 154 102

6 Vietnamnet 108 68

7 Zing 192 154

8 Kenh14 216 188

9 Webtretho 80 70

10 Báo Sinh viên Việt Nam 53 46

Thứ hai: hành vi tiếp cận báo chí qua mạng xã hội

Thỏa mãn được nhu cầu của bạn đọc, đó là phương thức để các cơ quan báo chí tồn tại, phát triển. Sự tiếp cận thông tin báo chí đang thay đổi từng ngày. Mỗi cơ quan báo chí đều phải đưa ra chiến lược theo cách có giao diện thuận tiện nhất cho bạn đọc, giúp họ tiếp cận nhanh chóng những sự kiện mình quan tâm hoặc biết thông tin nào sẽ là thông tin nóng nhất trong ngày và thu hút nhiều lượt xem nhất. Với nhóm công chúng trẻ, điều này càng quan trọng vì họ là nhóm không chỉ yêu thích cái mới, tiếp cận dễ dàng với phương tiện truyền thông hiện đại mà còn là nhóm người chủ động tạo ra thông tin thông qua một chiếc điện thoại thông minh hoặc những bình luận, chia sẻ trên mạng xã hội.

Vậy, hành vi tiếp cận công chúng qua mạng xã hội biểu hiện như thế nào? Sự tiếp cận và chia sẻ thông tin của sinh viên trên Facebook ở mức độ vừa phải. Khảo sát này cho thấy, 30 phiếu cho biết, họ thường xuyên chia sẻ thông tin (chiếm 10,2%), 221 (chiếm 74,9%) cho biết họ thỉnh thoảng chia sẻ và 44 phiếu, chiếm 14,9% cho biết, họ không bao giờ chia sẻ thông tin từ các trang thông tin điện tử và báo điện tử lên mạng xã hội.

Đứng đầu trong dội dung thông tin sinh được chia sẻ là những gì họ cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội của giới trẻ Hải Phòng (Trang 48 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)