Những giải pháp tiếp cận công chúng trẻ hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội của giới trẻ Hải Phòng (Trang 81 - 114)

Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG FACEBOOK ĐỂ TIẾP CẬN

3.3. Những giải pháp tiếp cận công chúng trẻ hiệu quả

Tin tức của một cơ quan báo chí có được chú ý, tiếp cận, tiếp nhận hay không phụ thuộc vào các yếu tố: Tin đó xuất hiện trên kênh nào, vào thời điểm nào, nội dung có phù hợp với người tiếp nhận hay không? Từ khảo sát thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm của một số tòa soạn thành công trong sử dụng mạng xã hội để quảng bá tin tức, tác giả đề xuất 3 phương án để thu hút sự chú ý của công chúng, nâng cao vị thế của cơ quan báo chí.

3.3.1. Phát triển các sản phẩm truyền thông đa phương tiện, tập trung vào nội dung

Làm thế nào để có một sản phẩm báo chí hấp dẫn? Theo công ty Gannett, nơi đã xuất bản hơn 100 tờ báo, thiết lập một nhóm chuyên trách để tạo ra một tờ báo kiểu mẫu sẽ hấp dẫn những độc thả thế kỷ 21. Tin tức viết cho độc giả mới, theo báo cáo của nhóm này cần phải có những tính chất sau:

Hình thức bắt mắt: Tờ báo phải nhiều màu sắc, hấp dẫn, sinh động, thỏa mãn mắt người xem cũng như thách thức trí óc của họ hoạt động.

Thông tin dày đặc, nhiều tầng lớp: Những cột văn bản không đồ thị, hình ảnh, biểu đồ, danh sách và phần tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau sẽ thỏa mãn được bạn đọc cần thông tin hữu ích nhưng lại bị áp lực về thời gian.

Tính tương tác: Cho bạn đọc biết cách cùng tham dự vào tờ báo, cách phản hồi tin tức, cách liên hệ với chuyên gia, với độc giả hay với tờ báo.

nào. Đưa những con người gần gũi với độc giả vào bài báo của bạn. Thuật lại tác động và tầm quan trọng của tin tức.

Tính đa dạng: Xã hội có nhiều mặt hơn là những gì tin tức bạn phản ánh. Hãy tin chắc rằng bạn bao quát được toàn bộ cộng đồng. [28, tr.26]

Các cơ quan báo chí lớn của thế giới và Việt Nam đã và đang phát triển theo mô hình truyền thông đa phương tiện. Một cơ quan báo chí tích hợp nhiều loại hình báo chí khác nhau đang là xu thế tất yếu. Video, hình ảnh chính là một trong những thế mạnh của cơ quan nào biết tận dụng nó, đặc biệt trong môi trường truyền thông xã hội phát triển, tất cả các tin tức đều có thể phát trực tiếp nhờ tính năng live stream.

Nhiều phương thức đưa tin bằng hình ảnh theo cách cũ đã bị lãng quên. Theo một khảo sát của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters (Đại học Oxford - Anh) với 130 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kỹ thuật số, hầu hết đều cho rằng năm 2016, video sẽ là phần được tập trung đầu tư phát triển lớn nhất của họ. Cùng với sự phát triển của mạng wifi 4G và 5G, sự cất cánh của các thiết bị di động, video trực tuyến sẽ tăng đến 14 lần trong năm nay và chiếm đến 70% lưu lượng xem trên di động.

Các trang mạng xã hội và báo chí tập trung đầu tư cho video. Các hãng sản xuất nội dung không đủ tiềm lực tài chính để cung cấp các thiết bị, cơ sở hạ tầng sản xuất video như các báo lớn nhưng cũng quyết theo bằng được xu hướng này. Ví dụ như NowThis dùng các phần mềm trên máy tính thông thường gọi làSwitchboard, dựa trên các dữ liệu đã có để làm các video ngắn mô tả một vụ đâm máy bay hay một câu chuyện chính trị. Trong khi đó, một số hãng khác dùng các mẩu video đơn giản với phần mềm iMovie miễn phí cũng có thể thu hút hơn 100.000 lượt xem.

Trong thời gian tới, ngoài sử dụng video, ảnh, đồ họa, thực tế ảo cũng sẽ là xu hướng phát triển tất yếu. Hiện tại, CNN đã dựng rất nhiều chương trình thực tế ảo, là cơ quan báo chí tiên phong trên toàn thế giới có mục VR (Virtual Reality).

Tờ Theguardian cũng nhấn manh đến tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ thực tế ảo trong sản xuất các sản phẩm báo chí. Theo tờ báo này, VR sẽ mang lại cho báo chí cơ hội để mang đến bạn đọc những thông tin giàu cảm xúc và trải nghiệm. Đây là xu thế của báo chí trong tương lai. Mạng xã hội chính là nơi những câu chuyện được chia sẻ nhiều nhất, bởi người ta thường chia sẻ với nhau cảm xúc hơn là thông tin. Các mạng xã hội cũng bắt ngay xu hướng kể chuyện này và đẩy nó thành những công cụ mạnh như Snapchat Stories, Oculus Rift... nhằm thu hút mối quan tâm của người dùng. Có thể thấy, khi báo chí“công nghệ cao”(dựa trên dữ liệu từ các thiết bị cảm ứng, phần mềm tự động cập nhật, camera và máy bay không người lái) đang phát triển ngày càng mạnh, thì cùng lúc báo chí, mạng xã hội lại chọn xu hướng kể chuyện và hướng đến cảm xúc cá nhân của con người hơn.

Tổng biên tập tờ New York Times khẳng định, để tờ báo phát triển, đội ngũ phóng viên của tờ báo này phải biết cách kể chuyện đa phương tiện cho ngành công nghiệp tin tức và chứng tỏ là người đi tiên phong. Các nhiếp cần nhiếp ảnh gia, nhà quay phim và biên tập viên hình ảnh đóng vai trò chính trong việc đưa tin, thay vì vai trò thứ yếu như trước đây. New York Times cần nhiều hơn các hình thức báo chí giúp biến tờ báo thành một lựa chọn thường xuyên của các độc giả sáng suốt để biết những sự kiện quan trọng đang diễn ra, qua các bản tin email, thông báo khẩn, những câu hỏi thường gặp, bảng xếp hạng, âm thanh, hình ảnh và những hình thức khác còn chưa được phát minh ra.

Để làm được điều này, các nhà báo nên ứng dụng các kỹ năng đã thuần thục trên mạng xã hội, truyền hình và phát thanh, và phong cách đó cũng phù hợp với ngôn ngữ chung trên Internet.

3.3.2. Tăng cường quảng bá, tiếp cận, làm hài lòng công chúng

Những mô hình báo chí thành công bền vững sẽ dựa trên nhu cầu và được đo lường bằng tỷ lệ thỏa mãn những nhu cầu của công chúng trong một thị trường cạnh tranh. Độc giả vẫn muốn tin tức và họ di chuyển đến các websites tin tức hay mạng xã hội. Bên cạnh việc tập trung phát triển nội dung, chiến lược quảng bá tin tức, tiếp cận đến công chúng nhiều hơn.

Một cơ quan báo chí muốn thành công cần phải có mục tiêu: sản phẩm này hướng tới nhóm công chúng nào? Chân dung công chúng mới sẽ như thế nào?

Theo nhóm chuyên gia nghiên cứu “New Directions for News”- một nhóm chuyên gia về nhật báo đã làm một cuộc điều tra về nước Mỹ mới, dân số của nước Mỹ sẽ gồm có: 51% là phụ nữ, 30% là những người trẻ tuổi từ 18 -34 tuổi, 25% là người dân tộc thiểu số và các nhóm nhập cư, 21% là người trên 50 tuổi, 15% là người từ 5-17 tuổi”. Hiểu được cơ cấu dân số của quốc gia mình và thế giới các cơ quan truyền thông sẽ có chiến lược tiếp cận phù hợp với từng nhóm công chúng.

Khi đã xác định được nhóm công chúng thì việc tạo cho họ cảm giác là một phần trong sản phẩm báo chí có ý nghĩa rất quan trọng. Ví dụ thành công trên thế giới về nội dung này chính là tạp chí The Economist. Công chúng đón nhận The Economist vì họ có cảm giác chương trình được thiết kế cho những người hiểu họ. Chiến dịch áp phích quảng cáo của The Economist dí dỏm, thông minh khiến ai đọc cũng có cảm giác họ thuộc một phần về thương hiệu này.

Công chúng cũng sẽ không thể tiếp cận sản phẩm truyền thông nếu họ chưa từng nghe về nó? Vì vậy, làm tăng sự xuất hiện của thương hiệu là yếu tố không thể thiếu trong giai đoạn cạnh tranh thông tin khốc liệt như hiện nay. Một số cơ quan báo chí đã chọn hình thức phát báo miễn phí, tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm để công chúng biết và nhớ đến thương hiệu theo phương cách “mưa dầm thấm lâu”. Mark Tungate- tác giả cuốn “Bí quyết thành công của những thương hiệu truyền thông hàng đầu thế giới” gợi ý các cơ quan truyền thông cần tiếp cận công chúng ở khắp mọi nơi nếu phù hợp với tôn chỉ mục đích của cơ quan mình. Việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm báo chí có thể bằng hình thức tặng kèm ấn phẩm, logo xuất hiện trên các phương tiện truyền thông khác, sử dụng các dịch vụ quảng cáo. Cũng cần chú ý tới việc đưa các sản phẩm báo chí phù hợp với văn hóa địa phương của người tiếp nhận. Khi quảng bá, tiếp cận công chúng, cần nhớ tới giá trị cốt lõi của cơ quan báo chí mình.

Như đã phân tích ở trên, để tiếp cận công chúng, các đơn vị trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam đều có chiến lược tiếp cận công chúng trẻ với cách thức phù hợp, trong đó có việc tham gia các diễn đàn trên mạng xã hội, xây dựng các sự kiện để thu hút sự chú ý của họ.

Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong top đầu các tờ báo uy tín nhất hiện nay. Tuổi trẻ thành công nhờ liên tục tục đổi mới. Bước vào năm 2000, hội tụ nhiều yếu tố - sự kiện mang tính vận hội với nhiều chương trình kinh tế - xã hội lớn, những thông tin mới về tiến bộ nghề nghiệp sẽ giúp cho người làm báo Tuổi Trẻ chuẩn bị một bước đột phá về chất nhằm đáp ứng tin cậy và kỳ vọng của bạn đọc. Giữ ưu thế về thông tin nhanh, phong phú, bảo đảm tính chính xác, chân thật; sát sườn đời sống người dân và giới trẻ; tăng tính giao lưu - diễn đàn bạn đọc; bình luận, dự báo, phân tích các xu thế mới đã đưa Tuổi Trẻ trở thành một tờ nhật báo với chất lượng trang báo của ngày mai. Tờ báo luôn đề

cao mục tiêu, vun xới dòng thông tin tích cực, nhân văn, nhân bản trên báo chí, của báo chí. Xây dựng, tăng cường một số cơ quan báo chí chủ lực, đa loại hình, đa phương tiện làm nòng cốt, thực hiện tốt vai trò định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội.

Báo chí đã bước sang một giai đoạn phát triển mới. Đó là giai đoạn thông tin phải tìm đến công chúng chứ không phải công chúng chờ đọc, nghe, xem thông tin như thời chưa có internet. Với tốc độ sản xuất thông tin tăng theo cấp số nhân trong từng giây, nếu tin đó không mới, lạ, hấp dẫn, cơ hội để công chúng tiếp cận rất thấp. Muốn có tin tức đáp ứng nhu cầu công chúng , ngoài sự vai trò của phóng viên còn cần đến vai trò của biên tập viên làm từ khóa trên môi trường mạng. “Thực tế hiện nay có một số trường phái SEO khác nhau, đặt trọng tâm của chiến lược SEO vào một yếu tố nhất định. Có người thì chủ xướng SEO tên miền (domain) là yếu tố tiên quyết cho thành công của website; có người lại nhấn mạnh vai trò của các chiến lược phát triển link. Tuy nhiên, cách làm SEO thực chất và bền vững nhất vẫn là phát triển nội dung website sao cho tốt, càng nhiều thông tin riêng biệt, đặc sắc và dày dặn thì càng dễ được Google xếp hạng cao”.

Cần thay đổi nội dung từ khóa của tít dẫn 2-3 lần trên ngày dựa trên công cụ phân tích của Google cũng là một trong những cách làm SEO hiệu quả được nhà báo báo Philadenphia chia sẻ.

Cùng với làm SEO, các cơ quan báo chí nên tăng cường những buổi giới thiệu các sản phẩm báo chí của cơ quan mình tới công chúng. Và dù là cơ quan báo thế giới hay Việt Nam, việc không ngừng đổi mới, linh hoạt, nhạy bén, thích ứng với thời cuộc là điều không thể thiếu. Trong thời đại số, các sản phẩm truyền

thông phải được xây dựng trên cơ sở đa nền tảng để công chúng dễ tiếp nhận, tiếp cận.

Điểm cốt lõi trong giai đoạn hiện nay các cơ quan báo chí cần tập trung đó chính là chất lượng thông tin. Yếu tố tin cậy đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây cũng là yếu tố mà các cơ quan truyền thông thành công trên thế giới hay Việt Nam đều đánh giá là yếu tố hàng đầu để thu hút và xây dựng những nhóm công chúng trung thành.

KẾT LUẬN

Cơ quan báo chí, tờ báo, nhà báo muốn thành công phải có công chúng. Tìm hiểu thói quen, nhu cầu, sở thích của công chúng, tạo ra các sản phẩm truyền thông đáp ứng được đầy đủ nhu cầu này là yêu cầu quan trọng đối với mỗi cơ quan báo chí trong giai đoạn hiện nay, khi mà báo chí phải liên tục đổi mới để thích ứng với nền tảng truyền thông hiện đại, đa phương tiện. Một thách thức khác của báo chí đó chính là sự cạnh tranh với truyền thông xã hội. Facebook từ một mạng kết nối sinh viên đã trở thành mạng xã hội có gần 1,9 tỉ người dùng. Nhiều cơ quan báo chí phải thay đổi chiến lược tiếp cận công chúng, tiếp cận tin tức khi mạng xã hội ra đời. Với các tính năng hữu ích như sự gần gũi (những người trong cùng một nhóm, cộng đồng là bạn bè, thích những nội dung giống nhau kết nối với nhau), tính tương tác tốt (bình luận, chia sẻ), tính tức thì, có thể đăng tải thông tin bất cứ lúc nào, bất cứ nội dung gì, Facebook đã thu hút nhiều nhà quảng cáo đến với mình và bỏ qua các cơ quan báo chí truyền thống.

Phát triển mạnh mẽ như vậy nhưng tin tức trên Facebook có được công chúng đón nhận, tin tưởng? Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi những nội dung liên quan đến tiếp cận thông tin báo chí qua Facebook của giới trẻ Hải Phòng. Kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ sinh viên sử dụng Facebook cao (chiếm 98%), tỉ lệ sinh viên tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội là xu thế tất yếu (chiếm 87%) so với tiếp cận thông tin từ các loại hình báo chí khác. Tuy nhiên, sự ưu việt về độ nhanh nhạy, kịp thời, dễ phản hồi chưa phải là tất cả đểu thu hút người đọc.

Trong phần phỏng vấn với 4 nhóm sinh viên thuộc Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam và Đại học Hải Phòng, tác giả luận văn tập trung thảo luận với sinh viên về các nội dung: những thế mạnh của tiếp cận thông tin báo chí qua

Facebook; thái độ của công chúng trẻ với thông tin báo chí trên Facebook; nội dung thông tin báo chí giới trẻ quan tâm, chia sẻ trên Facebook; lý do chia sẻ, không chia sẻ thông tin báo chí trên Facebook. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy: 50-75% lượng thông tin báo chí sinh viên tiếp cận hàng ngày thông qua mạng xã hội. Tuy nhiên, họ nhận định, thông tin đó chưa chắc đã tin cậy, vẫn cần phải kiểm chứng ở những kênh thông tin khác. Khi bạn bè họ chia sẻ sẽ tạo nên độ tin cậy hơn của một đường dẫn. Song, để sinh viên quyết định có đọc bài báo đó hay không, thương hiệu của tờ báo vẫn là yếu tố số 1. Cũng có trường hợp, các em vẫn ấn vào những thông tin mình nghi ngờ, đọc cho biết hoặc vì tít dẫn quá gây tò mò. Bên cạnh đó, đôi lúc sinh viên cảm thấy mệt mỏi vì dùng Facebook quá nhiều, gây lãng phí thời gian, mất riêng tư. Trước đây một số sinh viên thường xuyên chia sẻ trạng thái về cuộc sống cá nhân, những bài viết hay nhưng sau đó các em ngừng chia sẻ trên Facebook.

Nếu người chia sẻ thông tin đáng tin cậy, lời dẫn của người chia sẻ, tít dẫn hấp dẫn, những người dùng Facebook sẽ đọc bài báo được chia sẻ hiện lên trên trang chủ hoặc trong Facebook của bạn bè mình. Dù vậy, đa số sinh viên vẫn giữ chính kiến phải kiểm chứng nguồn tin và chỉ tìm đọc những thông tin hữu ích cho bản thân như liên quan đến việc học hành, giải trí. Về phía những người có trách nhiệm trong việc định hướng chia sẻ thông tin như Bí thư Đoàn trường, họ cho rằng: các thông tin được chia sẻ phải liên quan đến trường của họ, hữu ích

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội của giới trẻ Hải Phòng (Trang 81 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)