Nhìn lại những vấn đề lý thuyết tiếp cận công chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội của giới trẻ Hải Phòng (Trang 79 - 81)

Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG FACEBOOK ĐỂ TIẾP CẬN

3.2. Nhìn lại những vấn đề lý thuyết tiếp cận công chúng

3.2.1. Xây dựng thông điệp hiệu quả

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Quỳnh Nam: “Thông tin được chia thành ba loại: a) rất cần thiết, b) có thể cần thiết, c) không cần thiết. Ba loại thông tin này quyết định nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng trên ba cấp độ: a) rất quan tâm, b) có quan tâm, c) không quan tâm. Trong truyền thông có thể xảy ra hiện tượng không có phản hồi. Nghĩa là thông tin không tạo nên sự quan tâm của công chúng”.

Qua khảo sát của tác giả cho thấy, nội dung tin tức (thông điệp) là yếu tố quan trọng số một để thu hút công chúng. Thông tin báo chí chia sẻ trên Facebook đa dạng, phong phú song mức độ tiếp cận phụ thuộc vào yếu tố tin tức đó công chúng có cần hoặc quan tâm không? Trong phần điều tra bằng bảng hỏi, những nội dung công chúng trẻ thích (bảng 2.9) sẽ được tiếp cận nhiều hơn. Những dòng giới thiệu và lời dẫn của bài viết cũng là yếu tố quyết định công chúng có truy cập vào bài viết hay không (bảng 2.11). Trong trả lời phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu, những người tham gia đều khẳng định, nội dung thông tin họ quan tâm là yếu tố quan trọng hàng đầu. Họ đọc tin tức vì thông tin đó phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giải trí, cho dù tin tức đó xuất hiện ở bất kỳ phương tiện truyền thông nào. Qua đó có thể khẳng định, nội dung luôn là yếu tố số một quyết định sự quan tâm của công chúng- “content is King- nội dung là vua”.(nội dung là vua, link là hoàng hậu VTC).

3.2.2. Mạng xã hội trở thành kênh tiếp cận công chúng hiệu quả

Theo khảo sát của tác giả, mạng xã hội là kênh truyền thông được phần lớn công chúng trẻ sử dụng để tiếp cận tin tức (bảng 2.2). Mức độ chia sẻ tin tức là

một trong những yếu tố quan trọng đánh giá sự quan tâm của công chúng đối với thông tin báo chí đăng tải. Nếu một tin được chia sẻ trên Facebook, nó có có cơ hội tăng lượt tiếp cận lên hàng nghìn lần. Tỉ lệ người chia sẻ thông tin hay lên trang cá nhân của mình thường xuyên không nhiều. Nhưng đáng lưu ý, những người thỉnh thoảng chia sẻ thông tin chiếm đa số (bảng 2.7) Nếu tiếp cận được nhóm công chúng này, cơ hội quảng bá thông tin của một cơ quan báo chí sẽ lan tỏa nhanh hơn.

Công chúng cũng thích tiếp cận tin tức qua mạng xã hội vì tính tương tác và sự nhanh nhạy (bảng 2.9 và bảng 2.10).

Tuy nhiên, các cơ quan báo chí cần xây dựng chiến lược tiếp cận hiệu quả hơn nhóm công chúng trẻ. Tỉ lệ biết về Fanpage của các cơ quan báo chí thấp hơn tỉ lệ biết tên miền. Những người biết về Fanpage của một cơ quan báo chí thường do tìm kiếm tình cờ trên mạng xã hội.

3.2.3. Vai trò của người dẫn dắt thông tin thể hiện mờ nhạt

Dù Facebook là kênh truyền thông được hầu hết những người tham gia khảo sát sử dụng và tương tác thông tin nhưng họ chưa bị “tâm lý đám đông” tác động đến thái độ tích cực, tiêu cực đối với một tin tức trên báo chí được chia sẻ. Trong thời điểm khảo sát, tổ chức đoàn sử dụng Facebook để tuyên truyền những nội dung liên quan đến công việc học tập chứ hiếm khi chia sẻ các bài viết, trừ khi bài viết đó liên quan trực tiếp đến ngôi trường họ đang học tập, làm việc. Yếu tố dẫn đến việc người dẫn dắt thông tin báo chí không có sự ảnh hưởng vì người truyền và người nhận thông tin đều không coi Facebook là kênh truyền thông chính thống. Người tiếp cận và người định hướng chỉ coi Facebook là kênh để tham khảo thông tin, phục vụ mục đích nhắn tin, tập hợp sinh viên tham gia các thảo luận nhóm, hoạt động ngoại khóa.

Ngoài mục đích sử dụng Facebook của nhà trường và sinh viên, các cơ quan báo chí không có chiến lược tiếp cận nhóm công chúng trẻ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng, người ta không tin tưởng hoặc không tiếp cận thông tin nhiều qua Facebook. Trong phần phỏng vấn nhóm, có ý kiến đã tỏ ra e ngại về vấn đề tin tức giả được chia sẻ trên mạng xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội của giới trẻ Hải Phòng (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)