Nhân viên Công tác xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu được hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân HIV AIDS (nghiên cứu trường hợp người chăm sóc tại khoa truyền nhiễm bệnh viện đa khoa đống đa, hà nội) (Trang 28 - 29)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và thực thực tiễn của nghiên cứu

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.5. Nhân viên Công tác xã hội

Theo Hiệp hội các nhà công tác xã hội Mỹ (IASW) định nghĩa: “Nhân viên Công tác xã hội là những người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong Công tác xã hội. Họ có các nhiệm vụ: Trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với các vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được các nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương quan giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường taọ ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”.

Khái niệm về Nhân viên xã hội trên đã cho thấy Nhân viên xã hội là người cần được đào tạo và trang bị những kiến thức kĩ năng chuyên môn. Ở hầu hết các nước có nền Công tác xã hội khá phát triển, Nhân viên xã hội phải được đào tao ít nhất từ trình độ đại học trở lên. Không những thế có nhiều nước ở Bắc Mỹ hay Bắc Âu nước Mỹ, Canada và Anh và ngay cả một số nước trong khu vực như Sngapore, Indonesia... những Nhân viên xã hội cần phải có bằng hành nghề mới được phép thành lập các cơ sở cung cấp dịch vụ, ví dụ như tham vấn... Nhân viên xã hội được cấp giấy phép hành nghề (giấy phép cho thực hành công tác xã hội) phải thi sát hạch bởi hội đồng nghề nghiệp và được quản lý nghiêm ngặt với những quy định về kiểm tra định kì sau vài năm hành nghề.

Từ khái niệm trên có thể thấy nhân viên xã hội cần phải thực thi các hoạt động nghề nghiệp của mình như sau:

-Trợ giúp cá nhân, gia đình giải quyết vấn đề khó khăn. -Nối kết họ với các dịch vụ và nguồn lực trong xã hội.

-Thúc đẩy sự cung cấp dịch vụ trợ giúp và nguồn lực có hiệu quả.

-Tham gia vào xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội. Tại Việt Nam, Nhân viên Công tác xã hội được hiểu là những người làm việc liên quan đến các hoạt động Công tác xã hội tại các tổ chức, đơn vị của ngành lao động – thương binh và xã hội và các nghành y tế, giáo dục, đoàn thể…từ cấp trung ương tới địa phương.

Khái niệm Nhân viên Công tác xã hội trong nghiên cứu không chỉ là những người làm Công tác xã hội chuyên nghiệp, đã được đào tạo thông qua trường lớp; bên cạnh đó còn có những nhân viên y tế đang đản nhận những công việc của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện. Do đó, khái niệm nhân viên công tác xã hội trong đề tài này bao gồm cả hai đối tượng trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu được hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân HIV AIDS (nghiên cứu trường hợp người chăm sóc tại khoa truyền nhiễm bệnh viện đa khoa đống đa, hà nội) (Trang 28 - 29)