Nhu cầu nâng cao kiến thức về bệnh HIV và kỹ năng chăm sóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu được hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân HIV AIDS (nghiên cứu trường hợp người chăm sóc tại khoa truyền nhiễm bệnh viện đa khoa đống đa, hà nội) (Trang 66)

Chƣơng 2 : Hoạt động và nhu cầu đƣợc hỗ trợ của ngƣời chăm sóc bệnh nhân

2.2.3.Nhu cầu nâng cao kiến thức về bệnh HIV và kỹ năng chăm sóc

sóc cần bổ sung nhân lực có đủ trình độ chuyên môn để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tốt nhất.

2.2.3. Nhu cầu nâng cao kiến thức về bệnh HIV và kỹ năng chăm sóc người bệnh người bệnh

HIV/AIDS không phân biệt giai tầng xã hội, bề ngoài, tuổi tác, học vấn, nghề nghiệp, dân tộc hay bất kỳ yếu tố nào khác. HIV lây lan do hành vi và những ai thực hiện những hành vi nguy cơ hoặc tiếp xúc với nguồn lây đều có thể bị nhiễm. Căn bệnh HIV/AIDS đã và đang là mối lo sợ, ám ảnh của mọi người.

Chính vì vậy, mọi người cần cung cấp cho mình những kiến thức cơ bản nhất về bệnh HIV để bảo vệ chính mình và người khác. Nhu cầu cần được trang bị kiến thức về bệnh HIV/AIDS là nhu cầu chung của nhiều người, không chỉ riêng với người chăm sóc bệnh nhân. Tuy nhiên, kiến thức về bệnh HIV/AIDS là rất rộng,

người chăm sóc bệnh nhân cần được trang bị nhiều kiến thức chuyên sâu hơn để chăm sóc tốt cho bệnh nhân và bảo vệ bản thân tránh nguy cơ lây nhiễm. Bởi vì, người chăm sóc là người hàng ngày trực tiếp chăm sóc cho người bệnh.

“Con số mắc bệnh HIV/AIDS ngày càng tăng mà bệnh này chỉ lan truyền qua các con đường lây nhiễm, điều đó chứng tỏ mọi người còn thiếu kiến thức chuyên sâu về bệnh. Người chăm sóc gia đình bệnh nhân là người hàng ngày chăm sóc, sinh hoạt với bệnh nhân, do vậy cung cấp kiến thức, thái độ cho họ về bệnh này là hết sức cần thiết. Theo đánh giá của tôi, chỉ có ¼ trong số người chăm sóc bệnh nhân ở viện có kiến thức, kỹ năng đảm bào cho vai trò chăm sóc bệnh nhân” (PVS, nữ, lãnh đạo bệnh viện)

Khi người chăm sóc được hỏi mức độ hiểu biết về bệnh HIV/AIDS có tới có 46% (23/50) chi rằng hiểu biết một ít về bệnh HIV/AIDS mà người thân họ đang mắc phải, có 28% (14/50) số người chăm sóc được hỏi cho rằng họ biết rất rõ, chỉ có 26% (13/50) người chăm sóc là chưa biết gì về bệnh HIV/AIDS.Số liệu cho thấy, đa số mức độ hiểu biết của người chăm sóc về bệnh HIV/AIDS là khá tốt và họ đã có sự tìm hiểu, trang bị cho mình những kiến thức về bệnh HIV/AIDS. Tuy nhiên, họ chỉ biết những kiến thức cơ bản nhất, khi trực tiếp chăm sóc cho người bệnh mới thấy lúng túng do thiếu nhiều kiến thức sâu rộng về bệnh. Đó là lí do, có tới 78% (39/50) người có nhu cầu được cung cấp kiến thức về bệnh HIV/AIDS.

“Cũng biết sơ sơ thôi, từ khi có người thân bị bệnh mới tìm hiểu. Anh nghĩ là mình cũng biết nhiều, nhưng khi em đưa ra những câu hỏi anh mới nhận ra kiến thức, kỹ năng của anh về bệnh còn quá hạn chế” (PVS, nam, người chăm sóc)

Gắn liền với nhu cầu trang bị kiến thức về bệnh HIV/AIDS, người chăm sóc cũng có nhu cầu nâng cao kỹ năng chăm sóc người bệnh một các chuyên nghiệp và an toàn. Nếu như nhân viên y tế được đào tạo bài bản về các kỹ năng chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS thì người chăm sóc gia đình chưa được qua đào tạo trường lớp. Những kỹ năng mà họ chăm sóc người bệnh là do những kinh nghiệm được truyền lại hoặc tự tìm hiểu rồi tự tích lũy. Số người chăm sóc nhận được sự tư vấn, trợ giúp về kỹ năng chăm sóc từ các nhà chuyên môn rất ít.

Những kỹ năng chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài bao gồm: kỹ năng động viên tinh thần người bệnh, kỹ năng giải quyết với các tình huống khó khăn trong quá trình chăm sóc, kỹ năng chăm sóc an toàn, kỹ năng tiếp cận và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài bệnh viện

Động viên tinh thần cho người bệnh được cho là khó khăn nhất đối với người chăm sóc. Bởi lẽ, người chăm sóc phải đối mặt với nhiều áp lực, nhiều căng thẳng, lo lắng nên họ không thể có đủ tâm trạng bình tĩnh, thoải mái để động viên tinh thần cho người bệnh. Hơn nữa, người chăm sóc cũng không biết phải hỗ trợ tinh thần cho người bệnh bằng cách nào là hiệu quả. Đôi khi, người chăm sóc cảm thấy buồn, bất lực khi chứng kiến người thân của mình đang chịu đựng nỗi đau về tinh thần mà không trợ giúp được. Người chăm sóc dùng chính tình cảm ruột thịt, tình thương, sự đồng cảm để động viên người bệnh với mong muốn xoa dịu đi nỗi buồn của người bệnh. Vì vậy, nhu cầu của người chăm sóc là được tư vấn về kỹ năng động viên tinh thần cho người thân của mình hay là mong muốn người thân của mình nhận được sự động viên từ các nhà chuyên môn tâm lý, nhà công tác xã hội.

“Bác động viên nó nhiều, bảo nó phải mạnh mẽ vượt qua bệnh tật, phải sống đứa con nhỏ. Có lần nó ăn cái gì lại nôn ra hết, uống thuốc cũng nôn ra thuốc, nó chán nản nằm khóc đòi chết, bác chỉ biết nằm ôm con thôi. Bác già rồi tâm lý người già không vững vàng, an ủi con nhưng bản thân cũng rối bời” (PVS, nữ, người chăm sóc)

Kiến thức về bệnh HIV/AIDS được trang bị tốt sẽ giúp người chăm sóc có kỹ năng thành thạo hơn khi chăm sóc cho bệnh nhân. Nhiều người chăm sóc nắm bắt được cách xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra với bệnh nhân và kỹ năng chăm sóc bệnh nhân an toàn. Chẳng hạn, họ biết khi bệnh nhân ở giai đoạn AIDS sẽ mắc nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm như ho lao, ung thư phổi, nấm, sụt cân… nên cần thường xuyên theo dõi những triệu chứng của người bệnh để thông báo với bác sĩ kịp thời.

“Chồng chị mắc bệnh đã lâu rồi nên những kỹ năng chăm sóc chồng chị cũng thành thạo. Khi anh có bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng cơ hội của bệnh nào là chị đều tìm hiểu thông tin và đưa anh lên viện khám” (PVS, nữ, người chăm sóc)

Nhiều người chăm sóc rất chủ quan khi chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, họ không tuân thủ các qui định để bảo vệ an toàn tránh nguy cơ lây nhiễm cho chính bản thân mình. Chẳng hạn, người chăm sóc không gọi nhân viên y tế mà tự ý thay bình truyền cho bệnh nhân mà không sử dụng bao tay. Việc làm này là vô cùng nguy hiểm nếu sơ xảy dẫn đến nguy cơ phơi nhiễm rất cao.

Nói đến kỹ năng chăm sóc tiếp cận các nguồn lực trong bệnh viện, có thể bàn đến việc người chăm sóc không tiếp cận tối đa sự hỗ trợ của phòng truyền thông nhóm “cho bạn cho tôi”. Mặc dù theo những số liệu đã phân tích ở trên, nhiều người chăm sóc thiếu kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bệnh nhưng lại có nhiều ý kiến cho rằng họ không biết sử dụng nguồn lực này.

Trước thực tế đó, người chăm sóc đưa ra ý kiến của bản thân về việc mong muốn được cung cấp kiến thức về bệnh, cách chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS. Cụ thể, nguyện vọng của họ là muốn được tham gia một buổi hội thảo, lớp tập huấn để được học một cách chi tiết chứ không dừng lại ở việc phát tờ rơi, đọc tài liệu, tư vấn cơ bản…

“Theo chị, bệnh viện nên tổ chức định kỳ các buổi hội thảo cho người bệnh và người chăm sóc để cung cấp các kiến thức, kỹ năng chăm sóc bệnh HIV/AIDS. Buổi hội thảo sẽ thu hút và đáp ứng được nhu cầu của nhiều người bởi vì có sự tham gia của các chuyên gia và nhân viên y tế.” (PVS, nữ, người chăm sóc)

“Tờ rơi, tài liệu chỉ cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiếu thực tế, đọc khó hiểu lắm. Chị lại ít học, có phải đọc mà hiểu hết được đâu, có người giảng giải phân tích là tốt nhất. Ý chị là tổ chức các buổi hội thảo để nghe ý kiến chuyên gia”(PVS, nữ, người chăm sóc).

Từ những ý kiến của người chăm sóc cho thấy được nhu cầu của họ là muốn có một buổi truyền thông có sự tham gia của chuyên gia, nhân viên y tế. Điều này bệnh viện có thể đáp ứng được. Nhưng cần phải bổ sung nguồn nhân lực đảm nhận công tác này bởi vì nhân viên y tế không có thời gian để tổ chức một cách thường xuyên.

được trang bị kiến thức cũng như cách chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS. Các thành viên của nhóm “cho bạn cho tôi”, luôn được tập huấn các kiến thức về bệnh HIV/AIDS cộng với sự nhiệt tình và tâm huyết, người chăm sóc hoàn toàn có thể đến phòng truyền thông để nâng cao kiến thức của mình. Nhiều người chăm sóc, đặc biệt là những người mới chăm sóc bệnh nhân được phòng truyền thông tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình chi tiết khi người chăm sóc có thắc mắc gì cần giải đáp. Từ tư vấn dinh dưỡng, thuốc men, phác đồ điều trị của bệnh nhân, đến hướng dẫn cách chăm sóc an toàn cho bệnh nhân.

“Ở khoa truyền nhiễm, hoạt động của nhóm “cho bạn cho tôi” là tư vấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS. Nhóm hoạt động ở lĩnh vực này anh đánh giá là rất hiệu quả. Các thành viên trong nhóm nhiệt tình, kiến thức về bệnh HIV/AIDS nắm bắt rất tốt.”(PVS, nam, điều dưỡng).

Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ này từ phòng truyền thông. Nguyên nhân là do, người chăm sóc ngại vào xin tư vấn và nhiều người chăm sóc vẫn tin tưởng đội ngũ nhân viên y tế dù họ biết nhân viên y tế bận nhiều việc

“Bác tin tưởng nhân viên y tế vì họ có chuyên môn, họ là bác sĩ nên tư vấn gì cũng đúng. Nghe và tin tưởng bác sĩ thì con mình mới khỏi bệnh. Bác biết họ bận nhiều việc nhưng khi bác cần hỏi gì bác sĩ cũng trả lời đấy.”( PVS, nữ, người chăm sóc)

2.2.3. Các nhu cầu khác

Ngoài những nhu cầu cần được hỗ trợ như kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bệnh, nhu cầu hỗ trợ giảm bớt căng thẳng tâm lý, nhu cầu tài chính, cơ sở vật chất, người chăm sóc còn có các nhu cầu khác cần được hỗ trợ. Đó là những nhu cầu: Tăng cường giao tiếp tích cực giữa người chăm sóc và cán bộ bệnh viện 62% (31/50) người, cung cấp thêm thông tin về các mạng lưới hỗ trợ bệnh nhân HIV/AIDS 58% (29/50) người, cân bằng giữa công việc chính và chăm sóc bệnh nhân 56% (28/50) người, sắp xếp người chăm sóc và hỗ trợ thay thế 56% (28/50) người.

Vì người chăm sóc luôn lo lắng, sốt ruột cho tình trạng bệnh người thân của mình nên họ có mong muốn được trao đổi với nhân viên y tế để nắm bắt được bệnh tình của người thân. Nhiều người chăm sóc gặp khó khăn trong làm các thủ tục hành chính nên nhu cầu của họ là được sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ hành chính để hướng dẫn. Hầu hết những người chăm sóc được phỏng vấn đều cho rằng cán bộ y tế ở bệnh viện khá thân thiện, nhiệt tình, hòa nhã tuy nhiên do công việc bận rộn nên người chăm sóc không có điều kiện để giao tiếp với cán bộ y tế.

Người chăm sóc thiếu thông tin về các mạng lưới hỗ trợ cho người thân của mình nhưng họ không cho đây là nhu cầu quan trọng bởi họ cho rằng đây không phải là nhu cầu quá cần thiết cho quá trình chăm sóc người bệnh.

“Nắm bắt được thông tin và tiếp cận được với các mạng lưới hỗ trợ cho người bệnh HIV/AIDS thì tốt quá nhưng đây không phải là cần thiết vì không ảnh hưởng nhiều đến vai trò chăm sóc người bệnh” (PVS, nam, người chăm sóc).

Người chăm sóc đảm nhận nhiều vai trò khác nhau nên một trở ngại đặt ra với họ là làm sao cân bằng hiệu quả giữa công việc chăm sóc bệnh nhân và các công việc khác. Người chăm sóc hầu hết ở trong độ tuổi lao động, có công việc và là nguồn thu nhập chính của gia đình nên việc cân bằng các vai trò là một khó khăn lớn. Từ nhu cầu trên lại dẫn đến một nhu cầu khác liên quan đến việc sắp xếp người chăm sóc thay thế hoặc hỗ trợ. Đối với những gia đình đông người , các thành viên có thể thay thế nhau trông nom người bệnh. Nhưng với gia đình ít người gánh nặng lại càng đặt lên vai người chăm sóc.

Như vậy, người chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS có nhiều nhu cầu nảy sinh trong quá trình chăm sóc người bệnh. Những nhu cầu nổi bật bao gồm: nhu cầu hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, hỗ trợ tâm lý, nhu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc bệnh nhân. Những nhu cầu này không chỉ để giải quyết những khó khăn cho người chăm sóc mà còn để họ hướng đến việc chăm sóc người thân của minh một cách tốt nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chƣơng 3: Công tác xã hội trong việc hỗ trợ nhu cầu của ngƣời chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS.

3.1. Vai trò của nhân viên xã hội trong việc hỗ trợ nhu cầu của ngƣời chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Hà Nội.

Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, Công tác xã hội đã phát triển trở thành một nghề chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghề Công tác xã hội mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa được phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên tất cả các khía cạnh. Thực tế cho thấy, đa phần nhân viên làm Công tác xã hội chưa được đào tạo chuyên nghiệp, mang tính tự phát và kiêm nhiệm. Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề không cao, thiếu tính bền vững. Đặt mục tiêu phát triển Công tác xã hội thành một nghề ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020. Trong đó đã xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động nhằm phát triển Công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành và phát triển nghề Công tác xã hội nói chung và Công tác xã hộitrong lĩnh vực y tế nói riêng.

Theo Đặng Kim Khánh Ly (2012), “Định hướng vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong bệnh viện Việt Nam hiện nay”. Vai trò của Nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong bệnh viện. Cụ thể: Công tác xã hội trong bệnh viện có nhiệm vụ bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân thông qua việc tư vấn các vấn đề xã hội có liên quan cho bệnh nhân và gia đình của họ trong quá trình điều trị; tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ trên cơ sở tìm hiểu và phân tích các yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân; kết nối các dịch vụ hỗ trợ cho từng bệnh nhân; nghiên cứu cung cấp bằng chứng từ thực tế hoạt động để đề xuất chính sách; hỗ trợ giải tỏa tâm lý cho bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế, giảm tải công việc cho đội ngũ nhân viên y tế.Ngoài ra, Công tác xã hội trong bệnh viện còn có nhiệm vụ giúp đỡ và tìm nguồn tài trợ cho các bệnh nhân nghèo, công tác truyền thông và quan hệ công chúng trong bệnh viện, tham gia công tác đào tạo tại bệnh viện.[12]

Hiện nay trên thực tế, hiện cả nước chỉ có Bệnh viện Nhi Trung ương đã thành lập Phòng công tác xã hội, Bệnh viện Nhân Dân 115 (thành phố Hồ Chí Minh) có bộ phận Công tác xã hội nhưng còn trực thuộc Phòng Điều dưỡng. Còn những bệnh viện khác, vai trò của Nhân viên xã hội đang được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên y tế hay những nhóm tình nguyện. Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Hà Nội đang thực hiện những hoạt động hỗ trợ người bệnh HIV/AIDS và người chăm sóc gia đình thông qua một số hoạt động như: cung cấp kiến thức và kỹ năng chăm sóc người bệnh, tham vấn tâm lý, kết nối các nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu được hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân HIV AIDS (nghiên cứu trường hợp người chăm sóc tại khoa truyền nhiễm bệnh viện đa khoa đống đa, hà nội) (Trang 66)