Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu được hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân HIV AIDS (nghiên cứu trường hợp người chăm sóc tại khoa truyền nhiễm bệnh viện đa khoa đống đa, hà nội) (Trang 29 - 32)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và thực thực tiễn của nghiên cứu

1.2. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

Abraham Maslow là một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ. Ông là người đáng chú ý nhất với sự đề xuất về Tháp nhu cầu và ông được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học.

Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con người vào những năm 1950. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.

Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người tư thấp đến cao.

Theo Christopher D. Green (2000), Từ điển Tâm lý học, hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới.[30]

Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.

Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ.

Sự hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow giúp nhà công tác xã hội xác định được những nhu cầu nào trong hệ thống thứ bậc nhu cầu còn chưa được thỏa mãn tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là các nhu cầu tâm lý của thân chủ, nhận ra khi nào thì những nhu cầu cụ thể của thân chủ chưa được thỏa mãn và cần đáp ứng. Cụ thể, khi nghiên cứu nhu cầu của người chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, tác giả cần chỉ ra được những nhu cầu cụ thể và cấp thiết cần đáp ứng của người chăm sóc. Những nhu cầu đã được đáp ứng mức độ hài lòng của người chăm sóc ra sao? Những nhu cầu chưa được đáp ứng thì họ mong muốn được hỗ trợ như thế nào?

Bất cứ ai tham gia vào các hoạt động cuộc sống hàng ngày đều có những nhu cầu nhất định, người chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS cũng như vậy. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân họ nảy sinh những nhu cầu cần được trợ giúp. Nhất là khi

chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, một căn bệnh đặc thù đòi hỏi người chăm sóc cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng, tâm lý chăm sóc đầy đủ. Vì vậy, người chăm sóc họ cần được trợ giúp để thỏa mãn những nhu cầu mong muốn của họ, để họ không những làm tốt công việc chăm sóc của mình mà còn tự bảo vệ an toàn cho bản thân tránh nguy cơ lây nhiễm.

Vai trò của Nhân viên xã hội trong việc giúp người chăm sóc thỏa mãn nhu cầu của họ thì trước hết phải xác định nhu cầu, và mong muốn của thân chủ cần được đáp ứng ra sao? Để làm được điều đó Nhân viên xã hội cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, và biết sử dụng các kiến thức, kỹ năng đó vào việc trợ giúp đối tượng.

1.2.2. Lý thuyết vai trò

Lý thuyết vai trò chỉ ra rằng: mỗi một cá nhân chiếm giữ các vị trí nhất định trong cấu trúc xã hội. Mỗi vị trí lại có một vai trò gắn với nó. Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi một chức vị nhất định của con người trong xã hội đó. Vai trò có từ kỳ vọng của chính bản thân mỗi người hoặc từ sự kỳ vọng của người khác.

Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết vai trò để tìm hiểu và phân tích những kỳ vọng đối với vai trò của người chăm sóc ra sao. Và họ đã đáp ứng những kỳ vọng đó như thế nào? Điều gì nảy sinh liên quan đến việc thực hiện các vai trò của người chăm sóc? Như vậy, đối với những người chăm sóc bệnh nhân, trong một thời điểm họ sẽ đóng các vai trò khác nhau: vai trò là người thân trong gia đình với bệnh nhân (bố/mẹ/anh/chị/em…). Đồng thời, họ cũng đóng vai trò là người chăm sóc cho bệnh nhân như hỗ trợ cán bộ y tế trong việc theo dõi tình trạng bệnh nhân (sự kỳ vọng đến bệnh viện), hỗ trợ người bệnh trong các sinh hoạt hàng ngày (sự kỳ vọng đến từ bệnh nhân).

Căn thẳng vai trò: Với vai trò là người chăm sóc, các cá nhân luôn phải chịu những áp lực. Những áp lực đó là do sự kỳ vọng từ chính người bệnh, từ gia đình và xã hội. Người bệnh thì luôn mong muốn được người chăm sóc hỗ trợ mình thật chu đáo, bản thân người chăm sóc phải chịu áp lực về các vấn đề (thời gian, vật chất, nguy cơ lây nhiễm…)

Sự mô hồ về vai trò: Người chăm sóc cảm thấy không chắc chắn về vai trò mà mình đang đảm nhận cũng như sự kỳ vọng của người khác về vai trò này. Cụ thể họ không biết trong công việc người chăm sóc họ phải làm những gì, phải thực hiện như thế nào để làm hài lòng người bệnh….Ví dụ, khi người bệnh luôn lo sợ, bi quan, mặc cảm về bệnh của mình, người chăm sóc bối rối không biết phải làm thế nào để xoa dịu đi nỗi đau tinh thần cho bệnh nhân và đôi khi họ bị “lây lan” tâm lý bi quan của chính người bệnh.

Xung đột vai trò nảy sinh khi một vai trò không tương thích với các vai trò khác. Người chăm sóc khi một lúc đóng nhiều vai trò khác nhau, họ không chỉ là người chăm sóc bệnh nhân mà còn là người thân của họ. Hơn thế, ở gia đình, xã hội họ còn đóng các vai trò khác nhau nữa, mà quỹ thời gian của họ không thể đảm nhận được tất cả các vai trò một cách chu đáo, toàn vẹn. trong thời điểm nào đó, bản thân họ chỉ có thể lựa chọn một trong những vai trò quan trọng nhất để thực hiện cho tốt vai trò đó.

Vai trò của Nhân viên xã hội là tư vấn, trợ giúp cho người chăm sóc làm tròn và hiểu được vai trò của mình, biết cách điều tiết các công việc một cách hợp lý. Để làm được điều này Nhân viên xã hội phải tìm hiểu vai trò của người chăm sóc để giúp họ vượt qua được các xung đột, mơ hồ về vai trò để làm tròn vai trò chính là người chăm sóc bệnh nhân.

Chính những vấn đề nảy sinh đến việc thực hiện vai trò nảy sinh thì những nhu cầu cần được hỗ trợ của người chăm sóc cũng bắt đầu xuất hiện. Họ cần được trợ giúp, được tham vấn, hướng dẫn giúp họ thực hiện được tốt hơn vai trò của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu được hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân HIV AIDS (nghiên cứu trường hợp người chăm sóc tại khoa truyền nhiễm bệnh viện đa khoa đống đa, hà nội) (Trang 29 - 32)