Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu được hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân HIV AIDS (nghiên cứu trường hợp người chăm sóc tại khoa truyền nhiễm bệnh viện đa khoa đống đa, hà nội) (Trang 32 - 36)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và thực thực tiễn của nghiên cứu

1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.3.1. Tổng quan về lĩnh vực y tế Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam nên tập trung nhiều bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh cũng như đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao. Theo con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì trong năm 2010, thành phố Hà Nội có 650 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế thành phố, trong đó có 40 bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 575 trạm y tế. Số giường bệnh trực thuộc Sở Y tế Hà Nội là 11.536 giường,

chiếm khoảng1/20 số giường bệnh toàn quốc; tính trung bình ở Hà Nội có 569 người/giường bệnh so với 310 người/giường bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này dẫn đến tình trạng giường bệnh có đến 2-3 bệnh nhân nằm điều trị là thường xuyên gặp.

Cũng theo thống kê năm 2010, thành phố Hà Nội có 2.974 bác sĩ, 2.584 y sĩ và 3.970 y tá. Do sự phát triển không đồng đều, những bệnh viện lớn của Hà Nội cũng là của cả miền bắc, chỉ tập trung trong khu vực nội thành thành phố. Các bệnh viện Việt Đức, Nhi, Bạch Mai, Phụ sản Hà Nội đều trong tình trạng quá tải. Cùng với hệ thống y tế của Nhà Nước, Hà Nội cũng có một hệ thống bệnh viện, thành phố tư nhân đang dần phát triển. Năm 2007, toàn thành phố có 8 bệnh viện tư nhân với khoảng 300 giường bệnh. Theo đề án đang được triển khai, đến năm 2010, Hà Nội có thêm 8 đến 10 bệnh viện tư nhân. Khi đó, tổng số giường bệnh tư nhân sẽ lên tới khoảng 2.500 giường.[25]

Hà Nội là nơi tập trung nhiều bệnh viện có chức năng xét nghiệm, điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. Có thể kể đến những bệnh viện tiêu biểu như: Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia là bệnh viện tuyến Trung ương. Thu nhận tất cả bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nặng đang điều trị tại cơ sở y tế tuyến dưới chuyển lên, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị các bệnh chuyên khoa truyền nhiễm. Ngoài ra có các Bệnh viện: Viện Lao và Bệnh phổi Hà Nội,Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Đống Đa…tư vấn và xét nghiệm tự nguyện HIV miễn phí, lập hồ sơ sức khoẻ chăm sóc hỗ trợ, điều trị các nhiễm trùng cơ hội, điều trị bệnh lao, theo dõi điều trị ARV miễn phí cho bệnh nhân Lao/HIV từ tuyến dưới chuyển lên. Bệnh viện Nhi Trung ương là địa chỉ tin cậy xét nghiệm, điều trị các nhiễm trùng cơ hội, dự phòng nhiễm trùng cơ hội, theo dõi cấp thuốc điều trị ARV miễn phí cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS. Đặc biệt, Hà Nội có thêm BV thuộc Sở Y tế HN được kiện toàn lại trên cơ sở Trung tâm điều trị 09 với quy mô 200 giường bệnh, 4 phòng chức năng và 10 khoa chuyên môn. Ngoài nhiệm vụ chính là khám, chữa bệnh cho người nhiễm HIV và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối đang cư trú hợp pháp trên địa bàn TP. Hà Nội, BV 09 còn có chức năng nghiên cứu khoa học, hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực phòng chống, khám, điều trị, chăm

sóc bệnh nhân HIV/AIDS. Những bệnh viện trên đang không ngừng hoạt động hết sức lực để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người bệnh HIV/AIDS ở thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

1.3.2. Tổng quan đặc điểm bệnh viện đa khoa Đống Đa, Hà Nội

+ Lịch sử hình thành và phát triển

Bệnh viện đa khoa Đống Đa được thành lập từ năm 1970 trên cơ sở sát nhập bệnh xá Đống Đa và trạm Mắt Hà Nội với biên chế 190 giường bệnh và 180 CBNV, cơ sở tại quận Đống Đa. Thời gian mới thành lập trong kháng chiến chống Mỹ, nên bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực, trang thiết bị…

Sau năm 1975, đất nước thống nhất, bệnh viện bắt tay vào xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, đổi mới TTB và đào tạo cán bộ. Đến năm 1984, bệnh viện được tăng lên 300 giường và là cơ sở đầu ngành Mắt của ngành y tế Hà Nội, mỗi năm bệnh viện điều trị và phẫu thuật mắt cho hàng ngàn bệnh nhân. Tháng 11/1995, 100 giường mắt của bệnh viện được tách ra để thành lập Trung tâm Mắt (nay là bệnh viện Mắt Hà Nội). Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện được thành lập trên cơ sở sát nhập bộ phận Truyền nhiễm của bệnh viện và khoa Truyền nhiễm của bệnh viện Hai Bà Trưng (bệnh viện Thanh Nhàn). Từ đó đến nay, bệnh viện được Sở Y tế Hà Nội giao nhiệm vụ là đơn vị đầu ngành Truyền nhiễm của thành phố Hà Nội với biên chế 50 giường bệnh truyền nhiễm trên tổng số 270 giường bệnh của toàn bệnh viện.[26]

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là đầu ngành Truyền nhiễm của ngành, năm 2000 UBND Thành phố và Sở Y tế Hà Nội đã đầu tư xây dựng thêm cho bệnh viện 1 khu nhà 3 tầng dành riêng cho khoa Truyền nhiễm. Đồng thời trang bị thêm nhiều máy móc TTB hiện đại phục vụ chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân như máy xét nghiệm ELISA, máy Xquang kỹ thuật số, máy định danh và làm kháng sinh đồ tự động… Đội ngũ cán bộ nhân viên bệnh viện với trình độ chuyên môn tốt, tinh thần thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo nên đã thu hút người bệnh đến khám chữa bệnh ngày càng đông, trở thành địa chỉ tin cậy của người dân Thủ đô.Năm 2003, thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác y tế, Bệnh viện đã triển khai thực hiện các hình thức dịch vụ y tế như buồng điều trị theo yêu cầu, giường dịch vụ, khám chữa bệnh

tự nguyện, cổ phần hoá một số trang thiết bị y tế hiện đại, đơn giản hoá các thủ tục hành chính… Hiệu quả của công tác xã hội hoá là đã tạo được động lực cho cán bộ, nhân viên hăng say làm việc; tạo điều kiện cho bệnh nhân khám chữa bệnh nhanh chóng, thuận lợi.Tháng 12/2005, bệnh viện được công nhận là bệnh viện đa khoa hạng II của Thành phố.

+ Cơ cấu tổ chức

Đến nay trong tổng số 389 CBVC, bệnh viện đã có: 06 TS/CKII, 39 ThS/CKI, 45 bác sĩ và 217 điều dưỡng, kỹ thuật viên. Bệnh viện có 21 khoa, phòng (11 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng, 5 phòng chức năng

Bệnh viện đa khoa Đống Đa đã có cơ sở hạ tầng khang trang, sạch đẹp, trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ thầy thuốc “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn được bệnh viện quan tâm. Nhiều năm nay bệnh viện liên tục cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, trình độ ngoại ngữ, tin học…

Với nhiệm vụ được Sở Y tế Hà Nội giao là chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực Truyền nhiễm, bệnh viện là nơi tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh về truyền nhiễm trên địa bàn và từ các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế Hà Nội chuyển về khi vượt quá khả năng điều trị. Khoa Truyền nhiễm có 50 giường bệnh (30 giường truyền nhiễm, 20 giường điều trị cho các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS), 1 phòng khám truyền nhiễm, 1 phòng khám quản lý ngoại trú HIV/AIDS. Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, giảng bài, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới... Với sự nỗ lực không ngừng Khoa Truyền nhiễm là địa chỉ tin cậy của người dân Thủ Đô, góp phần vào sự phát triển ngày càng lớn mạnh của bệnh viện đa khoa Đống Đa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu được hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân HIV AIDS (nghiên cứu trường hợp người chăm sóc tại khoa truyền nhiễm bệnh viện đa khoa đống đa, hà nội) (Trang 32 - 36)