Bảng thống kê tình hình phục vụ bạn đọc tại Phòng Thiếu nhi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh Hải Dương (Trang 73 - 87)

Năm Tổng số bản sách Thẻ bạn đọc Lƣợt đọc Lƣợt luân chuyển

2009 4.782 581 13.702 68.510 2010 6.381 700 15.547 77.735 2011 9.568 1.043 15.740 78.843 2012 12.795 800 15.864 79.320 2013 15.854 1.250 33.565 167.826 2014 20.000 1.500 35.000 200.000

Tổ chức bộ máy tra cứu thông tin phục vụ bạn đọc

TVHD luôn quan tâm, chú trọng tới các bộ máy tra cứu phục vụ tìm kiếm thông tin, tài liệu. Hiện nay, Thư viện đang phục vụ bộ máy tra cứu truyền thống song song với bộ máy tra cứu thông tin hiện đại như: hệ thống mục lục, thư mục, cơ sở dữ liệu…

Hệ thống mục lục truyền thống là tập hợp toàn bộ các phiếu mô tả sách được

sắp xếp theo trật tự nhất định trong các ô phiếu của tủ mục lục, phản ánh toàn bộ nội dung kho sách của thư viện. Hệ thống mục lục là công cụ tìm kiếm thông tin về tài liệu, giúp bạn đọc và thủ thư tìm đến tài liệu được dễ dàng, thuận tiện. Mặc dù đã có CSDL trên máy tính để tra cứu, TVHD vẫn duy trì hệ thống mục lục truyền thống phản ánh đầy đủ VTL của thư viện. Đó là mục lục chữ cái và mục lục phân loại. Hiện nay, thư viện vẫn có 4 tủ với 120 hộp phích mục lục.

Mục lục chữ cái

Mục lục chữ cái của TVHD gồm các phích mô tả thư mục theo qui tắc mô tả ISBD chứa các thông tin về tác giả, tên tài liệu, thông tin xuất bản, ký hiệu kho,…Các phích này được sắp xếp theo trật tự chữ cái tên tác giả hoặc tên sách.

Mục lục phân loại

Mục lục phân loại của TVHD được tổ chức theo khung phân loại DDC. Các phích mô tả được sắp xếp theo môn ngành tri thức của khung phân loại.

Tuy nhiên, việc duy trì mục lục phiếu vẫn là cần thiết trong khi CSDL của Thư viện chưa phát huy hết vai trò của mình. Qua khảo sát thăm dò cho thấy vẫn có 17 phiếu chiếm 8.5 % ý kiến vẫn sử dụng sản phẩm này để tra cứu. Trong đó chủ yếu là người già và trẻ em - những người không quen với việc sử dụng máy tính.

Thư mục là một sản phẩm truyền thống của thư viện, cung cấp cho bạn đọc

các thông tin về nguồn tài liệu của thư viện dưới dạng thư mục, theo từng lĩnh vực nội dung, theo chuyên đề mà bạn đọc quan tâm. Ví dụ: Thư mục thông báo sách mới, Thư mục Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, Thư mục Nhân vật lịch sử Hải Dương, Thư mục Tiến sĩ Hải Dương, Thư mục sách về Nam Cao,... Bên cạnh đó, Thư viện còn cung cấp Thư mục “Hải Dương qua báo chí trung ương” phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo của các nhà quản lý, lãnh đạo của tỉnh và các bạn đọc khác cần quan tâm. Thư mục này được biên soạn và chuyển tải tới bạn đọc 1 số/tháng.

Thư viện thường xuyên cung cấp những bản thư mục thông báo sách mới, thư mục chuyên đề về từng môn ngành tri thức dành cho từng đối tượng bạn đọc cụ thể. Trong các năm từ 2011 trở về trước, các sản phẩm này chỉ phục vụ tại Thư viện chưa được phổ biến rộng rãi đến các cơ quan trường học. Năm 2012, ngoài những sản phẩm đã phát hành thường niên, Thư viện tỉnh đã phát hành thêm một số thư mục sách mới, thư mục chuyên đề như: sách thiếu nhi, sách dùng cho thanh thiếu niên, sách dùng cho học sinh các cấp… và gửi về tận trường học để giúp bạn đọc tra tìm sách ngay tại nơi học tập, công tác, điều này đã thu hút đông đảo bạn đọc, giúp lượt lưu thông bạn đọc, sách báo, tài liệu được nhiều hơn.

Cơ sở dữ liệu là tập hợp các biểu ghi được lưu trữ trên máy tính, phản ánh đầy đủ những thông tin về kho tài liệu thư viện, giúp cho việc tra cứu dễ dàng, thuận tiện. Hiện nay, thư viện sử dụng phần mềm ILIB phiên bản 5.0 và phần mềm CDS/ISIS để quản lý tài liệu và phục vụ bạn đọc. Thư viện đã xây dựng được 2 CSDL thư mục sách và báo – tạp chí trên phần mềm ILIB; 3 CSDL thư mục địa chí cho sách, báo – tạp chí và bái trích báo – tạp chí; 1 CSDL sách luân chuyển; 1 CSDL toàn văn tài liệu địa chí số hóa trên phần mềm CDS/ISIS để giúp bạn đọc tra cứu dễ dàng, thuận tiện. Phần mềm ILIB hỗ trợ các chuẩn biên mục quốc tế:

MARC21, ACCR2 tạo nhiều thuận lợi trong việc liên kết, kết nối, hội nhập và chia sẻ thông tin.

Website của thư viện mới được Thư viện triển khai đưa ra phục vụ bạn đọc

vào tháng 4/2011. Thông qua trang Web của thư viện tại địa chỉ http://vhttdlhd.vn, bạn đọc có thể nắm bắt được thông tin về thư viện, có thể truy cập và khai thác nguồn tài nguyên của thư viện tại bất kỳ nơi đâu. Đây chính là công cụ rất hữu hiệu kết nối bạn đọc với thư viện mà không giới hạn về khoảng cách. Gần đây, thư viện còn mở rộng hoạt động của mình trên trang facebook với địa chỉ https://vi- vn.facebook.com/.../Thư-Viện-tỉnh-Hải-Dương/189325494575656

Tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin

Bên cạnh các sản phẩm TTTV, TVHD cũng đã không ngừng phát triển và cung cấp nhiều loại hình dịch vụ thông tin giúp bạn đọc tiếp cận và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin của thư viện.

Dịch vụ cung cấp tài liệu đọc tại chỗ dành cho tất cả mọi đối tượng bạn đọc

đến thư viện. Dịch vụ này giúp bạn đọc khai thác tài liệu ngay tại Phòng đọc tổng hợp, Phòng Báo – tạp chí và Phòng thiếu nhi của thư viện. Trước đây, dịch vụ này chỉ hoạt động theo phương thức “kho đóng”, nghĩa là bạn đọc phải viết yêu cầu ra giấy và đưa thủ thư tìm kiếm tài liệu. Từ năm 2008, xuất phát từ nhu cầu của bạn đọc, Thư viện đã chuyển sang hình thức “kho mở”, tài liệu được sắp xếp theo môn loại trên giá và bạn đọc có thể trực tiếp tìm tài liệu trên giá theo các chỉ dẫn. Phương thức này linh hoạt, “cởi mở” với bạn đọc, giúp bạn đọc tự tìm đến tài liệu mình cần dễ dàng, thuận tiện hơn.

Dịch vụ cung cấp tài liệu mượn về nhà: Với dịch vụ này, bạn đọc có thể

mượn tài liệu về nhà sử dụng trong 15 ngày. Mỗi lần mượn tối đa 3 cuốn. Dịch vụ cung cấp mượn tài liệu về nhà có nhiều ưu thế hơn so với hình thức đọc tại chỗ, vì bạn đọc thường ít có thời gian đến thư viện.

Dịch vụ sao chụp tài liệu: Dịch vụ sao chụp tài liệu tại thư viện hấp dẫn phần

đông bạn đọc sử dụng và được đánh giá là dịch vụ mang lại hiệu quả. Đối tượng phục vụ chủ yếu của dịch vụ này là học sinh, sinh viên thường sao chụp các tài liệu tham khảo phục vụ học tập …Ngoài ra, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, công chức,

viên chức cũng sử dụng dịch vụ này vì họ không có nhiều thời gian để đến thư viện. Hình thức này được áp dụng vì số bản tài liệu của Thư viện có hạn nên chỉ có thể nghiên cứu tại phòng mà không thể mượn về nhà. Nhất là đối với các tài liệu quí, tài liệu địa chí,... Dịch vụ này tạo điều kiện cho độc giả sở hữu một phần hoặc toàn bộ bản sao tài liệu gốc đang lưu tại Thư viện.

NDT có nhu cầu sẽ đăng ký với CBTV. Sau khi tiếp nhận yêu cầu, CBTV sẽ tính toán và hẹn thời gian đáp ứng, trả tài liệu theo yêu cầu của NDT.

Dịch vụ này có liên quan chặt chẽ đến dịch vụ đọc tại chỗ của Thư viện. Đối với các tài liệu quý, bản đồ, các sách ngoại văn ít xuất hiện trên thị trường,…NDT sau khi mượn đọc và có nhu cầu sở hữu một phần tài liệu đó sẽ yêu cầu được cung cấp bản sao. Dịch vụ này không nhằm mục đích đem lại hiệu quả kinh tế mà nhằm tạo điều kiện tốt cho NDT của Thư viện học tập, nghiên cứu được thuận tiện và đạt hiệu quả.

Để có thể phục vụ tốt được dịch vụ này, Thư viện đã trang bị 06 máy in, 02 máy photocopy và 01 máy scan nhằm phục vụ mọi nhu cầu sao chụp tài liệu của bạn đọc.

Dịch vụ hỏi – đáp và tư vấn thông tin: Trong xã hội thông tin, nhu cầu về

thông tin rất lớn, thông tin có giá trị quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh chóng của các nguồn tin theo cấp số nhân, phong phú hơn về nội dung, đa dạng hơn về hình thức đã tạo nên một khối lượng thông tin khổng lồ và không ngừng phát triển, dẫn đến hiện tượng bùng nổ thông tin. Việc sử dụng và tìm kiếm thông tin đang gặp không ít khó khăn, là vấn đề mà người dùng tin đang phải đối mặt. Nắm bắt được tình hình đó, TVHD đã cung cấp "dịch vụ hỏi đáp và tư vấn thông tin" để giải quyết những khó khăn của người dùng tin, giúp học có được những thông tin đầy đủ và chính xác về vấn đề họ quan tâm. NDT hỏi trực tiếp CBTV, gọi điện thoại trực tiếp hoặc gọi thông qua số máy bàn của thư viện… CBTV nhận yêu cầu của NDT, đối chiếu với các nguồn tin liên quan nhằm xác định các thông tin phù hợp. Dịch vụ này được thực hiện chủ yếu tại các phòng đọc và phòng mượn, phòng thiếu nhi của Thư viện khi NDT chưa biết cách sử dụng Thư viện, chưa có định hướng các loại tài liệu nào hiện có trong thư viện phù hợp với

nhu cầu của mình hoặc có thắc mắc về lịch hoạt động cũng như qui định cụ thể của từng phòng trong thư viện mà NDT phải thực hiện,…

Trong những năm qua, được sự quan tâm của cấp trên, TVHD đã đầu tư mua sắm được một số máy tính phục vụ cho việc tìm kiếm tài liệu trên phần mềm chuyên dụng kết hợp song song với hệ thống mục lục truyền thống. Để đảm bảo tìm tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời giúp bạn đọc tiết kiệm được thời gian, công sức chờ đợi tại mỗi phòng phục vụ đều có hệ thống máy tính tra cứu mục lục trực tuyến OPAC. Tại đây, bạn đọc sẽ được thủ thư tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ người đọc tra cứu sách trên máy tính thông qua mạng LAN, internet.

Tổ chức trưng bày, triển lãm, tuyên truyền, giới thiệu sách báo

Nhằm thu hút bạn đọc đến sử dụng sách, báo, tài liệu... Thư viện đẩy mạnh công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo bằng các hình thức như: tuyên truyền kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm, mời diễn giả về nói chuyện chuyên đề, biên soạn các loại thư mục giới thiệu, trưng bày triển lãm sách, báo, thư pháp Hán Nôm, phục vụ các đề tài nghiên cứu, các cuộc thi tìm hiểu do Tỉnh và Trung ương tổ chức, vào dịp hè tổ chức hội thi thiếu nhi kể chuyện, liên hoan, tuyên truyền giới thiệu sách... Thư viện cũng thường xuyên phục vụ các đề tài nghiên cứu khoa học, phục vụ các nghiên cứu sinh làm luận văn tiến sỹ, phục vụ các cuộc thi tìm hiểu do tỉnh và Trung ương tổ chức.

Trưng bày báo xuân và thư pháp Hán Nôm "Mừng Đảng, Mừng Xuân, tôn vinh văn hóa dân tộc" là hoạt động thường niên mỗi khi tết đến xuân về của TVHD, mỗi năm là một chủ đề khác nhau theo nhiệm vụ chính trị, kinh tế của tỉnh, của đất nước với từng giai đoạn phát triển nhằm, đáp ứng nhu cầu thông tin và thưởng thức văn hóa đọc ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Hàng năm, thư viện kết hợp với Câu lạc bộ Hán Nôm tổ chức trưng bày báo Xuân và thư pháp Hán Nôm tổ chức khai bút. Cho chữ là nét đẹp văn hoá quý báu của dân tộc được duy trì bảo tồn và phát huy. Hàng năm, THHD tổ chức trưng bày báo Xuân và triển lãm Thư pháp Hán Nôm phục vụ lễ hội mùa xuân tại các khu di tích lịch sử: Côn Sơn, Văn miếu Mao Điền, Yên Tử…

Thư viện kết hợp với các ngành tổ chức liên hoan thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách, mời các diễn giả là giáo sư và chuyên gia đầu ngành về nói chuyện chuyên đề với nhiều nội dung phong phú đa dạng và bổ ích.

Đặc biệt, nhân dịp những ngày đặc biệt liên quan đến chủ đề về sách như: Ngày Sách Việt Nam 21/4, Ngày Sách và Bản quyền thế giới 23/4... hay những ngày lễ lớn của đất nước và tỉnh nhà như: Kỷ niệm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Ngày giải phóng Thành Đông, ngày Quốc khánh 2/9, ngày giải phóng miền Nam 30/4,... thư viện cũng tổ chức triển lãm trưng bày sách và nói chuyện chuyên đề: tham gia tiển lãm sách “Năm Du lịch quốc gia” tại Hải Phòng, “Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp”...

Một hoạt động tuyên truyền nổi bật nhất của thư viện tỉnh đó là phối hợp với một số trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Dương đã tổ chức thành công triển lãm sách nhân Ngày hội sách và Bản quyền thế giới 23/4 với một số chủ đề: “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, “Phòng chống bạo lực gia đình”…. Nhằm tuyên truyền quảng bá về hoạt động phục vụ thiếu nhi tại thư viện tỉnh và hoạt động phục vụ của xe thư viện lưu động tại các xã vùng sâu, các trường học vùng cao, thư viện phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Hải Dương xây dựng một số phóng sự: “Trang sách ngày hè”; “Nhịp cầu nối những ước mơ ”. Cùng với công tác tổ chức phục vụ thiếu nhi tại phòng phục vụ thiếu nhi của thư viện tỉnh là các chuyên đề sách được lựa chọn giới thiệu theo từng chủ đề đó thu hút được đông đảo bạn đọc là các em học sinh và các bậc phụ huynh học sinh trong việc tìm đọc, lựa chọn tài liệu như chuyên đề sách: “Mẹ kể bé nghe”; “Tủ sách kiến thức thế hệ mới”; “Tuổi thần tiên”... Công tác thông tin tuyên truyền, giới thiệu sách, báo trực quan tại thư viện tỉnh.

Tăng cường công tác tổ chức, trưng bày giới thiệu sách mới tại tiền sảnh của Thư viện ngay cạnh lối đi lại, trích những câu nói hay về sách, mời diễn giả nói chuyện chuyên đề, giới thiệu trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương… Qua đó, giới thiệu và quảng bá hình ảnh Thư viện, tác dụng của sách báo tới bạn đọc nhằm thúc đẩy, lôi cuốn bạn đọc đến Thư viện nhiều hơn.

Thư viện thường xuyên cử CBTV đi tuyên truyền, giới thiệu về Thư viện và VTL có trong Thư viện tới tất cả các trường Đại học, Cao đẳng, Phổ thông trung học, Trung học cơ sở, Tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Dương.

2.2.5. Công tác địa chí

Hoạt động địa chí là một hoạt động mang tính đặc thù của Thư viện công cộng, đặc biệt là thư viện tỉnh, thành phố, đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, văn hoá, tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, lòng yêu quê hương đất nước, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá địa phương.

Nội dung hoạt động địa chí của thư viện thể hiện trên nhiều mặt hoạt động như: phát hiện, sưu tầm, bổ sung, xử lý, bảo quản, khai thác tài liệu, biên soạn thư mục địa chí để phục vụ bạn đọc và phục vụ biên soạn sách địa chí địa phương.

Nhận thức được tầm quan trọng của tài liệu địa chí và hoạt động địa chí đối với đời sống xã hội của tỉnh, công tác địa chí được Thư viện rất quan tâm. Thư viện đã xây dựng, duy trì và phát triển vốn tài liệu địa chí về Hải Dương khá phong phú, phục vụ bạn đọc. Đến nay, vốn tài liệu địa chí Hải Dương có hơn 5.000 cuốn. Trong đó có nhiều tài liệu quý hiếm như:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh Hải Dương (Trang 73 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)