Cơ sở pháp lý xây dựng Quy chế văn hoá công sở cho cơ quanTW Đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy chế văn hóa công sở cho cơ quan trung ương đoàn TNCS hồ chí minh (Trang 34 - 38)

2.1.1 .Cơ cấu tổ chức

2.2. Cơ sở pháp lý xây dựng Quy chế văn hoá công sở cho cơ quanTW Đoàn

Để xây dựng nên một quy chế VHCS, ngoài các căn cứ lý luận, nhất thiết chúng ta phải căn cứ trên những căn cứ pháp lý để đảm bảo tính hợp pháp và tính khả thi của quy chế.

2.2.1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan TW Đoàn

Trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã quy định rất rõ: Cơ quan TW Đoàn được thành lập và lãnh đạo bởi Đảng cộng sản Việt Nam. Cơ quan TW Đoàn hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng.

Căn cứ theo một số quy định của cơ quan để tạo cơ sở thiết kế dự thảo bản Quy chế VHCS.

- Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan TW Đoàn ban hành kèm theo quyết định số 468/QĐ-TWĐTN ngày 24/12/2008 do Ban Chấp hành cơ quan TW Đoàn;

- Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng cơ quan TW Đoàn kèm theo Quyết định số 508 QĐ/TWĐTN ngày 19/12/2009;

- Quy chế đánh giá, nhận xét, bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ của cơ quan TW Đoàn ban hành kèm theo Quyết định số 469/QĐ-TWĐTN ngày 24/12/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn…

2.2.2. Căn cứ vào Quy chế VHCS của Đảng và Nhà nước

Việc ban hành Quy chế VHCS của của cơ quan TW Đoàn còn phải tuân theo hàng loạt các quy định khác của Đảng và Nhà nước về vấn đề VHCS:

a. Văn bản quy định của Đảng

- Nghị quyết TW5 khoá VIII ngày 16/8/1989 về xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã đề ra 10 nhiệm vụ cơ bản xây dựng nền văn hoá Việt Nam.

Trong 10 nhiệm vụ cơ bản trên, nhiệm vụ xây dựng “môi trường văn hoá” có tầm quan trọng được xếp vị trí thứ hai sau nhiệm vụ xây dựng “con người mới”.

Nghị quyết đặt ra mục tiêu phấn đấu xây dựng môi trường văn hoá là “Tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng bản, phường …), các vùng đân cư

(đô thị, nông thôn, miền núi…) đời sống văn hoá lành mạnh đáp ứng nhu cầu văn hoá đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân”.

Trên cơ sở Nghị quyết TW 5, Đảng ta đã phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới”.Từ phong trào này đã tách ra các phong trào khác như: xây dựng người tốt, việc tốt; xây dựng gia đình văn hoá; xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư; phong trào văn hoá công sở tại các cơ quan, tổ chức …

Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Theo tinh thần của Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị gắn với việc triển khai thực hiện chuyên đề về “Nếp sống văn hóa công sở”.

Thứ nhất: Văn hóa công sở được hình thành từ thái độ, tinh thần làm việc của mỗi cá nhân trong môi trường làm việc, một môi trường có một kỷ cương, dân chủ, đoàn kết. Một môi trường có mối quan hệ giao tiếp, phong cách làm việc, ứng xử có văn hóa với đồng chí, đồng nghiệp và những người đến công tác, là một môi trường mọi người biết trân trọng, giữ gìn của công, có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ uy tín cho tổ chức, cá nhân và cho chính bản thân mình.

Thứ hai: Để có một môi trường văn hóa, thì mỗi cá nhân trong môi trường đó phải xây dựng cho mình có được “Nếp sống văn hóa” muốn vậy: Hãy xây dựng mối quan hệ hòa đồng trong công sở, luôn nở nụ cười thân thiện, lời chào khi giao tiếp, hãy biết lắng nghe, biết xin lỗi và nói lời cảm ơn khi cần thiết. Luôn rèn luyện cho mình thói quan làm việc nghiêm túc, chấp hành quy định, nội quy của cơ quan: nhất là rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, điều đó sẽ tạo cho mỗi người một thói quen vè nếp sống văn hóa và sẽ giúp chúng ta có được môi trường thực sự văn hóa.

Vì vậy, việc xây dựng quy chế VHCS tại cơ quan nằm trong chủ trương xây dựng văn hoá của Đảng, đồng thời cũng nằm trong nhu cầu cấp thiết cần phải tập trung của công cuộc cải cách hành chính.

- Xây dựng VHCS rất cần quan tâm đến yếu tố con người. Vì vậy, Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng khoá XI Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về việc xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết đã đề ra 6 nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hoá như sau:

+ Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện + Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

+ Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế + Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa

+ Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa

+ Chủ động hội nhập quốc tế về văn hoá, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

- Ngày 12/11/2018, Văn phòng Trung ương Đảng đã ban hành Quy chế số 16-QC/VPTW “Quy chế thực hiện văn hóa công sở tại Văn phòng Trung ương Đảng” gồm 4 chương và 20 điều trong đó:

+ Chương I: Những quy định chung

+ Chương II: Tinh thần, thái độ làm việc, kỷ luật, kỷ cương, hành chính và giao tiếp, ứng xử của cán bộ công chức, viên chức và người lao động.

+ Chương III: Bài trí trụ sở và sử dụng tài sản công + Chương IV: Điều khoản thi hành.

Vấn đề VHCS không những được đề cập trong nhiều các kỳ họp của Đảng và Nhà nước, các chương trình hoạt động mà còn được cụ thể hoá bằng văn bản. Điều này khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của việc xây dựng văn hoá công sở trong các cơ quan, tổ chức, đồng thời cũng nêu ra sự cần thiết phải xây dựng nền văn hoá đó. Chính những căn cứ này sẽ là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng Quy chế VHCS cho cơ quan TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

b. Quy định của Nhà nước

- Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 về việc ban hành Quy chế VHCS tại các cơ quan hành chính Nhà nước

Trước nhu cầu cấp thiết trên, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 về việc ban hànhQuy chế VHCS tại các cơ quan hành chính Nhà nước. Quy chế được bố cục gồm 03 chương, 16 điều với nội dung như sau:

+ Chương I: Những vấn đề chung. Chương này đề cập đến các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế; đưa ra nguyên tắc thực hiện VHCS; mục đích của việc thực hiện VHCS và các hành vi bị cấm;

+ Chương II: Quy định các vấn đề về trang phục, giao tiếp ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức;

+ Chương III: Quy định về cách bài trí công sở bao gồm việc treo quốc kỳ, quốc huy và cách bài trí khuôn viên công sở.

- Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc việc trong bộ máy chính quyền địa phương gồm 6 chương 22 điều;

Văn bản này được coi là căn cứ pháp lý quan trọng cùng Điều lệ Đảng để xây dựng Quy chế VHCS của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

c. Văn bản do cơ quan TW Đoàn ban hành

Để xây dựng được một bản Quy chế VHCS hoàn chỉnh, đảm bảo tính hợp pháp và tính thống nhất thì Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh còn phải dựa trên văn bản về VHCS do chính tổ chức này ban hành: Quyết định số 475QĐ/TWĐTN ngày 26/12/2008 của BCH Trung ương về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan TW Đoàn”

Cơ quan TW Đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội, chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có tôn chỉ hoạt động, có con dấu riêng, nên đủ thẩm quyền ban hành Quy chế VHCS.

Quy chế VHCS thực chất là việc thể chế hoá VHCS nhằm nâng cao tính kiểm soát hoạt động, góp phần thúc đẩy tổ chức phát triển. Đối với tổ chức chính trị - xã hội như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, quy chế VHCS ra đời là kết quả của việc thể chế hoá các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về các vấn đề văn hoá, kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Quy chế là sự thừa nhận những giá trị nhất định của VHCS; thể hiện rõ tư tưởng và thái độ chính trị về nội dung tương ứng; Hình thành các chuẩn mực bắt buộc của VHCS làm cơ sở cho việc xây dựng quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện của tổ chức; là biện pháp thiết thực đưa VHCS vào hoạt động của mỗi tổ chức; Tạo ra sự thống nhất trong việc áp dụng VHCS trong hoạt động của tổ chức Đoàn các cấp; khắc phục sự làm việc theo cảm hứng, thiếu chuẩn mực.

2.3. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng Quy chế văn hoá công sở cho cơ quan TW Đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy chế văn hóa công sở cho cơ quan trung ương đoàn TNCS hồ chí minh (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)