Trách nhiệm chung của cơ quanTW Đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy chế văn hóa công sở cho cơ quan trung ương đoàn TNCS hồ chí minh (Trang 79 - 118)

2.1.1 .Cơ cấu tổ chức

3.5. Trách nhiệm chung của cơ quanTW Đoàn

- Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính, VHCS: Đề xuất các ý tưởng, sáng kiến tham gia cải cách hành chính, thực hành VHCS như công tác tuyên truyền, cải cách thể chế và thủ tục hành chính giúp hiện đại hoá nền hành chính; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Tập trung nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ cho Đảng, Nhà nước, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả; Các nội dung, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; Cách thức xử lý tình huống xảy ra tại tổ chức, khả năng ứng xử, thái độ phục vụ nhân dân.

- Phối hợp với các cơ quan Nhà nuớc, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình, chăm lo, giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu niên, nhi đồng. Tổ chức các hoạt động cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc thực hiện quy định của Đảng và Pháp luật Nhà nước.

- Tích cực tham gia xây dựng Đảng, là nguồn cung cấp cán bộ trẻ cho Đảng và là người kế tục trung thành xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng của Bác Hồ.

- Đoàn tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động, giúp đỡ họ rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay.

- Thiết lập Quy chế VHCS tiên phong trong khối tổ chức chính trị - xã hội gắn kết nhiệm vụ với Đoàn khối cơ quan công quyền cùng thực hiện.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trong khi xã hội ngày càng tiến bộ, con người ngày càng văn minh thì văn hóa công sở đòi hỏi ngày càng phải được tôn trọng thực thi làm cho năng suất, hiệu quả công tác được cải thiện.

Cải cách hành chính sẽ có rất nhiều việc phải làm nhưng xây dựng thói quen có văn hóa nơi công sở là một việc vô cùng cần thiết mà mỗi cán bộ công chức hiện nay nên làm. Chính vì vậy, từ thực tế hoạt động của cơ quan TW Đoàn, việc xây dựng Quy chế VHCS tại đây là tất yếu.

Quy chế VHCS ra đời sẽ tạo nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương và dân chủ tại cơ quan. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như các thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội.

Chương 3 đã thiết lập nên phương pháp cũng như cách thức xây dựng Quy chế văn hoá công sở cho cơ quan Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, từ việc xác định đối tượng và phạm vi điều chỉnh đến việc xác định những vấn đề nội dung cần triển khai trong quy chế.

Bằng những kiến thức cũng như thực tế công tác tại cơ quan, tác giả đã dự thảo nội dung quy chế VHCS của cơ quan với hi vọng sẽ góp phần làm thay đổi tư duy của cán bộ, công chức nơi đây, cũng như tham mưu đến Lãnh đạo cơ quan nội dung Quy chế VHCS.

Quy chế VHCS ban hành, tổ chức thực hiện sẽ đảm bảo tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động cũng như xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, phong cách giao tiếp, ứng xử chuẩn mực cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiện đang làm việc tại cơ quan.

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu về cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn cùng việc khảo sát thực tế văn hoá công sở tại Trung ương Đoàn đã giúp tôi hiểu rõ hơn vể vai trò của văn hoá công sở, thấy được sự cần thiết phải xây dựng nền văn hoá ấy trong mỗi cơ quan, tổ chức.

Văn hoá công sở đã mang lại những lợi ích to lớn trong việc xây dựng hình ảnh cơ quan, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tại Trung ương Đoàn.

Với kết cấu gồm 3 chương, luận văn đã đề cập đến một số nội dung lí luận cơ bản nhất về văn hoá công sở; cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc thực hiện VHCS tại Trung ương Đoàn, thông qua đó đề xuất phương pháp và quy trình xây dựng quy chế VHCS cho cơ quan Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Với mục tiêu đề ra ban đầu, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau: Hệ thống hoá được một số vấn đề về văn hoá, văn hoá công sở, quy chế văn hoá công sở, đồng thời nêu bật được lợi ích của việc xây dựng văn hoá công sở.

Tìm hiểu được cơ sở pháp lý và thực tiễn xây dựng Quy chế VHCS cho cơ quan TW Đoàn, bằng những tiêu chí đánh giá, tác giả đã đã đi sâu phân tích thực trạng văn hoá công sở tại Trung ương Đoàn, khái quát nội dung; áp dụng cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất xây dựng Quy chế VHCS.

Do những hạn chế về nguồn lực và thời gian, quy mô mẫu khảo sát của tác giả mới chỉ khảo sát đuợc một số cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại trụ sở cơ quan TW Đoàn mà chưa khảo sát được khối cán bộ viên chức sự nghiệp nên còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn, có tính khả thi cao khi áp dụng thực tế tại cơ quan Trung ương Đoàn và có thể đượcnhân rộng cho các cơ quan, tổ chức khác cũng như đóng góp thêm vào tư liệu những công trình nghiên cứu vềVăn hoá công sở tại Việt Nam.

vụ trọng trách lớn trong các tổ chức chính trị, xã hội. Việc tổ chức thực hiện VHCS theo những quy định của Đảng, Nhà nước tại cơ quan TW Đoàn tạo ra sự kết nối chức năng, nhiệm vụ giữa tổ chức chính trị - xã hội với hệ thống cơ quan công quyền; là sự cụ thể hoá những quy định, quy chế của Nhà nước về VHCS tại một tổ chức chính trị xã hội là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói riêng; để tạo tiền đề xây dựng và thiết lập quy chế văn hoá tổ chức tại các tổ chức chính trị - xã hội nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Thành Can, Những yêu cầu cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Tạp chí Quản lý nhà nước số 5/2007.

2. Đoàn Văn Chúc, Xã hội học văn hóa, Nxb Văn hóa, Hà Nội

3. Chính phủ, Quyết định 129/2007/QĐ –TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước.

4. Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 07/11/2018 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2018.

5. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quyết định số 468/QĐ – TWĐTN ngày 24/12/2008 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

6. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận NCKH, NXB Khoa học và kỹ thuật, 1999. 7. Hữu Đạt, Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin,

Hà Nội.

8. PGS. Nguyễn Ngọc Hiến, Kỹ năng quản lý Văn phòng, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2006.

9. Nguyễn Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên), Về phát triển văn hóa và xây dựng con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB, CTQG, HN năm 2003.

10. Trần Hoàng, Văn hóa ứng xử nơi công sở, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. 11. Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2002.

12. Phan Ngọc, Văn hoá Việt Nam và các tiếp cận mới, NXB Văn hoá Thông tin, 2005.

13. Vũ Khiêu, Phạm Xuân Nam, Hoàng Trinh (1993), Phương pháp luận về vai trò của văn hóa trong phát triển, Nxb Khoa học và Xã hội, Hà Nội.

15. Vũ Đình Quyền, Trương Công Lý, Công sở và điều hành công sở trong công cuộc đổi mới phát triển đất nước, 2006.

16. PGS. TS. Vũ Quang Thọ, Xây dựng lối sống văn hóa của công dân Việt Nam -Lý luận và thực tiễn, NXB Lao Động, Hà Nội 2015.

17. PGS.TSKH Nguyễn Văn Thâm, Tổ chức điều hành hoạt động của các cán bộ công sở, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.

18. Trần Ngọc Thêm, Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2000.

19. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB TP Hồ Chí Minh, 2004.

20. Nguyễn Hữu Tri (chủ biên), Quản trị Văn phòng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005.

21. Đoàn Trọng Truyến (chủ biên), Hành chính học đại cương, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

22. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, 2006. 23. Website: + www. doanthanhnien + www.baomoi.com + https://dantri.com.vn + www.ebook.edu.vn +https://hvdic.thuvien.net/hv +www.ussh.vnu.edu.vn/d4/news/Van-hoa-cong-so-phan-anh-trinh-do-nhan-thuc- 1-4649.aspx + www.mof.gov.vn + https://vi.wikipedia.org/wiki/Văn_hoá

PHỤ LỤC 1: DỰ THẢO NỘI DUNG QUY CHẾ VHCS Chƣơng I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Giải thích từ ngữ

1. Văn hoá công sở

a. Văn hoá công sở (viết tắt là VHCS) là tổng thể những giá trị hữu hình và vô hình do cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (viết tắt là CBCC) trong cơ quan Trung ương Đoàn (viết tắt là cơ quan TW Đoàn) tạo dựng hoặc lựa chọn và chấp nhận trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của cơ quan TW Đoàn; hướng tới những mục đích tốt đẹp (chân, thiện, mỹ) và các mục tiêu, sứ mệnh của cơ quan TW Đoàn; trở thành nếp nghĩ, niềm tin, hành vi, thói quen và phong cách ổn định của tất cả CBCC; được toàn thể CBCC tự hào, đồng tâm tuân thủ, thực hiện, duy trì và bảo vệ.

b. VHCS là hệ thống các giá trị và chuẩn mực về nhận thức, hành vi, phong cách giao tiếp, ứng xử được toàn thể CBCC TW Đoàn lựa chọn, đề cao, tuân thủ và phát huy, nhằm tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, trong đó mỗi cá nhân đều được tôn trọng và tự nguyện làm việc, đóng góp cho sự phát triển chung của cơ quan TW Đoàn.

c. VHCS bao gồm các thành tố mang tính chất “hữu hình” như: biểu tượng của cơ quan TW Đoàn (tên, logo, trụ sở làm việc, cảnh quan); nghi thức lễ tân; hình ảnh và phong cách của người Lãnh đạo; thái độ, cử chỉ, lời nói, trang phục của CBCC trong giao tiếp, ứng xử; các sinh hoạt tập thể của cộng đồng (lễ hội, hiếu hỉ, dã ngoại…) và các thành tố mang tính “vô hình” như: Truyền thống, niềm tin, uy tín và ảnh hưởng của cơ quan TW Đoàn trong xã hội.

2. Công sở: Trong quy định này được hiểu là cơ quan Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

3. Bộ phận: Trong quy định này được hiểu là Khối chức năng, các đơn

Điều 2. Phạm vi, đối tƣợng điều chỉnh và những nguyên tắc chung 1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy chế này được áp dụng tại cơ quan TW Đoàn, định hướng và điều chỉnh nhận thức, hành động của cán bộ, công chức cơ quan TW Đoàn về văn hoá công sở, bao gồm những vấn đề chủ yếu sau:

a. Hệ giá trị cốt lõi của cơ quan TW Đoàn. b. Hình ảnh, biểu tượng của TW Đoàn. c. Văn hoá trong nhận thức.

d. Văn hoá trong thực thi nhiệm vụ. e. Văn hoá trong giao tiếp, ứng xử. g. Văn hoá trong cảnh quan, môi trường. h. Văn hoá trong các hoạt động đoàn thể. i. Văn hoá trong các hoạt động vì cộng đồng.

2. Đối tƣợng điều chỉnh: Toàn thể CBCC trong cơ quan TW Đoàn 3. Nguyên tắc chung khi thực hiện văn hoá công sở tại TW Đoàn

a. Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội.

b. Phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính và chủ trương hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước.

c. Phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan, Quy chế làm việc của cơ quan TW Đoàn và các văn bản quy định về văn hoá công sở được ban hành trước đó.

Điều 3. Vai trò của văn hoá công sở

1. VHCS là tài sản đặc biệt, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và trường tồn của cơ quan.

2. VHCS được xây dựng và thực hiện tốt sẽ góp phần tạo dựng niềm tin, sự đồng tâm, thống nhất của toàn thể CBCC trong cơ quan TW Đoàn;

đảm bảo cho sự phát triển bền vững; tạo dựng được uy tín và tạo động lực làm việc, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả.

3. Xây dựng và thực hiện VHCS tạo sự đồng tâm và ý thức trách nhiệm, sự đóng góp của tất cả CBCC trong cơ quan TW Đoàn, đồng thời giúp mỗi người hiểu được ý nghĩa và tự hào về công việc mình đang làm có đóng góp cho cơu quan nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng phát triển cơ quan TW Đoàn.

Điều 4. Mục đích và mục tiêu thực hiện VHCS

1. Xác định những giá trị cốt lõi và chuẩn mực văn hoá cơ quan TW Đoàn để toàn thể CBCC thấu hiểu, tự nguyện tuân thủ, có ý thức duy trì và bảo vệ nhằm góp phần tạo dựng hình ảnh, uy tín của cơ quan.

2. Xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp hướng tới mục tiêu đạt hiệu quả cao trong công việc.

3. Xây dựng mối quan hệ hỗ trợ, tin tưởng giữa CBCC trong cơ quan TW Đoàn, giữa cơ quan với cấp cơ sở và với những cơ quan Nhà nước khác.

4. Xây dựng, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; ngăn ngừa phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kệm, chống lãng phí hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCC toàn diện, có trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

5. Xây dựng cơ quan TW Đoàn thành một tập thể đoàn kết, thống nhất, CBCC cùng làm việc, cùng chia sẻ hoài bão, cùng vì sự phát triển tại cơ quan.

Chƣơng II

HỆ GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA CƠ QUAN TRUNG ƢƠNG ĐOÀN Điều 5. Tên, địa chỉ trụ sở chính, biểu tƣợng, điện thoại, email

1. Tên gọi:

a. Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

b. Tên tiếng Anh: HO CHI MINH COMMUNIST YOUTH UNION c. Tên viết tắt: TWĐ

2. Biểu tƣợng:

a. Về bố cục:

Logo bố cục gồm hình tròn có viền xanh lá, với dòng chữ “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” màu đỏ rực và có thiết kế đôi tay cầm chắc ngọn cờ đỏ sao vàng hùng dũng.

Logo giữ nguyen thiết kế của tác giả là hoạ sỹ Huỳnh Văn Thuận – nguyên Trưởng phòng Hội hoạ Trung ương Đoàn, với tâm huyết rằng “lớp thanh niên đặc biệt là Đoàn viên là những người tiên phong đi đầu cầm lá cờ đỏ sao vàng tiến lên dưới sự lãnh đạo vẻ vang của Đảng, của Đoàn. Học tập, lao động và chiến đấu vì Tổ quốc thân yêu. Từ ý tưởng ấy tôi chọn bàn tay cầm ngọn cờ phần phật tung bay trong tư thế sẵn sàng tiến bước".

b. Về màu sắc: Logo được thiết kế gồm ba màu là: Vàng, xanh lá và đỏ.

c. Về ý nghĩa: Biểu thị sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt Nam, tính

3. Địa chỉ trụ sở chính:

- Trụ sở: 60 Phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội - Điện thoại: 04-62631871/ Fax: 04-62631875

- Email : web.dtn@gmail.com /http://doanthanhnien.vn

Điều 6. Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị của cơ quan TW Đoàn

1. Sứ mệnh: Quản lý công tác thanh thiếu niên và nhi đồng hiệu quả;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy chế văn hóa công sở cho cơ quan trung ương đoàn TNCS hồ chí minh (Trang 79 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)