Đánh giá hoạt động du lịch lịch văn hóa của tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh (Trang 98 - 102)

2.2.6 .Hoạt động quản lý du lịch

2.2.7. Đánh giá hoạt động du lịch lịch văn hóa của tỉnh Quảng Ninh

2.2.7.1. Điểm mạnh

Tỉnh Quảng Ninh có thế mạnh về sự đa dạng phong phú của tài nguyên du lịch, trong đó có nhiều tài nguyên độc đáo có đẳng cấp khu vực và thế giới như Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, di tích thắng cảnh n Tử… Sự cơng nhận của UNESCO đã mang lại nhận thức toàn cầu và thú vị về các đến điểm đến, cũng như một cơ sở vững mạnh của ngành du lịch nội địa, đó là nền tảng giúp tỉnh phát triển du lịch mạnh hơn và trở thành một trung tâm du lịch của Việt Nam và tiến tới là của khu vực.

2.2.7.2. Điểm yếu

Do còn thiếu kinh nghiệm trong ngành du lịch, hiện nay tỉnh gặp phải rất nhiều thách thức cần vượt qua. Sự suy thối mơi trường cần phải được giải quyết một cách nhanh chóng, với tình trạng q tải và ơ nhiễm từ các khách sạn và các hoạt động công nghiệp đã làm giảm hoặc có thể có nguy cơ làm mất dần vị thế danh

hiệu của UNESCO. Các xung đột với các ngành công nghiệp nâu khác của địa phương như ngành công nghiệp khai thác than cũng cần phải được giải quyết và phối hợp chặt chẽ cho quy hoạch trong tương lai. Những điểm yếu mà tỉnh cần chú trọng giải quyết càng sớm càng tốt bao gồm: khả năng tiếp cận từ các địa phương phụ cận, đặc biệt từ Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng bằng đường bộ và đường không đến Quảng Ninh và từ thành phố Hạ Long đến những điểm du lịch chính quan trọng của tỉnh; hạn chế về hệ thống khách sạn và nhà hàng chất lượng cao, có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị phần khách du lịch cao cấp, có khả năng chi trả cao; ảnh hưởng sâu sắc của “tính mùa” trong hoạt động du lịch và hạn chế về nguồn lao động chất lượng cao có khả năng đáp ứng dịch vụ đẳng cấp thế giới và trải nghiệm cho khách du lịch.

2.2.7.3. Cơ hội

Cầu du lịch ở Việt nam, trong khu vực và trên thế giới tiếp tục tăng; du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam được quan tâm phát triển. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tiếp tục xác định Quảng Ninh là địa phương có vị trí quan trọng đặc biệt đối với phát triển du lịch Việt Nam. Trong bối cảnh thay đổi của ngành công nghiệp du lịch tồn cầu hiện nay, tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển và trở thành một điểm đến mang tính khu vực và tồn cầu. Với xu thế du lịch sinh thái trở thành nhu cầu lớn của du lịch, tỉnh có tiềm năng rất lớn để tận dụng lợi thế từ những tài sản tự nhiên và văn hóa của mình nhưng điều này địi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng. Quốc gia phát triển thị trường du lịch nhanh nhất trên thế giới là Trung Quốc, nằm liền kề với Quảng Ninh, tạo sự dễ dàng tiếp cận với một phân khúc khách du lịch tiềm năng. Xu thế phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh cũng đang ngày càng trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam và Quảng Ninh cũng trong xu thế đó, đó là cơ hội rất lớn cho ngành du lịch của tỉnh.

2.2.7.4. Thách thức (đe dọa)

Do còn thiếu kinh nghiệm trong ngành du lịch, hiện nay tỉnh gặp phải rất nhiều thách thức cần vượt qua. Sự suy thối mơi trường cần phải được giải quyết

một cách nhanh chóng, với tình trạng q tải và ô nhiễm từ các khách sạn và các hoạt động công nghiệp đã làm giảm hoặc có thể có nguy cơ làm mất dần vị thế danh hiệu của UNESCO. Năng lực cạnh tranh của du lịch chưa cao, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam với khu vực và quốc tế; Quảng Ninh đã và đang phải đối mặt với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Mặc dù vấn đề này không được đề cập đến trong khuôn khổ quy hoạch này, tuy nhiên đây là thách thức rất lớn với du lịch Quảng Ninh cần được nhận thức đầy đủ. Bên cạnh đó các xung đột về chủ quyền trên biển Đông cũng là thách thức không nhỏ đối với du lịch Biển của Việt Nam nói chung và du lịch biển của Quảng Ninh nói riêng trong khu du lịch đường biển là một trong những lợi thế so sánh của du lịch Quảng Ninh. Một vấn đề nữa cũng cần đề cập đến như một thách thức đối du lịch Quảng Ninh là việc cân bằng giữa phát triển với bảo tồn, đặc biệt khi tài nguyên du lịch cốt lõi của Quảng Ninh là Di sản thiên nhiên thế giới. Điều này càng trở nên lớn hơn khi năng lực tạo sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển của các cấp quản lý, lãnh đạo ngành du lịch tỉnh còn hạn chế.

Tiểu kết chƣơng 2.

Trong khuôn khổ chương 2, tác giả đã phân tích tổng quan chung về tỉnh Quảng Ninh, phân tích tiềm năng, tài nguyên có giá trị đặc biệt để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa và thực trạng các hoạt động du lịch văn hóa tại Tỉnh Quảng Ninh dựa trên từng nhóm cụ thể. Bằng việc phân loại này, tác giả đồng thời đưa ra được thông tin và nhận định chi tiết của từng hạng mục trong từng nhóm nhằm làm nổi bật thực trạng hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh Quảng Ninh.Tác giả tập trung vào phân tích các sản phẩm du lịch văn hóa được xem là đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất của tỉnh, phân tích những cái được, cái chưa được trong từng sản phẩm du lịch tiêu biểu. Thơng qua việc phân tích số liệu thống kê trong vòng 5 năm từ 2010 - 2014, tác giả tiếp cận được với quá trình phát triển và các kết quả đạt được của hoạt động du lịch văn hóa tại đây, Qua đó chỉ ra những thế mạnh từng sản phẩm du lịch, những đặc trưng riêng… chỉ ra được những hạn chế cịn tồn đọng trong q trình khai thác sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh.

Tác giả tập trung phân tích thực trạng các điểm du lịch văn hóa, điểm tham quan văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, lịch sử tiêu biểu như Chùa Yên tử, Miếu vua Bà, Đền Cửa Ông, Đền Trần Hưng đạo, Bảo tàng Bạch Đằng… nhằm tìm ra các điểm đã làm tốt, điểm chưa làm tốt của từng điểm đến cụ thể, thơng qua đó có cái nhìn tổng quan hơn, khái quát hơn về thực trạng các sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh. Thơng qua đó đưa ra các đề xuất giải pháp cụ thể nhát, thực tiễn nhất trong chương tiếp theo.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)