Nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 93)

2.2.4 .Cơ sở hạ tầng

2.2.5. Nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch

Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 Diện tích (Km2) Dân số trung bình Diện tích (Km2) Dân số trung bình

(Nghìn ngƣời) Mật độ dân số (Ngƣời/Km2) Tổng số 6.102,3 1.196,2 197 Thành phố Hạ Long 272 229,3 843 Thành phố Móng Cái 518,4 93,8 181 Thành phố Cẩm Phả 343,2 183,4 534 Thành phố ng Bí 256,3 111,9 436 Thị xã Quảng Yên 314,2 134 427 Huyện Bình Liêu 475,1 29,5 62

Huyện Tiên Yên 647,9 47,4 73

Huyện Đầm Hà 310,3 35,9 116

Huyện Hải Hà 513,9 55,6 108

Huyện Ba Chẽ 608,6 20,3 33

Huyện Vân Đồn 553,2 42,1 76

Huyện Hoành Bồ 844,6 49,4 58

Huyện Đông Triều 397,2 164,8 415

Huyện Cô Tô 47,5 5,5 115

(Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và Du Lịch Quảng Ninh)

Quan bảng số liệu ta thấy Mật độ dân số của Quảng Ninh phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 843

Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 33 người/km2, Cô Tô 115người/km2, Vân Ðồn 76 người/km2.

Qua phân tích về dân số cơ cấu theo độ tuổi lao động cho thấy Quảng Ninh có nguồn lao động khá dồi dào, đặc biệt số người trong độ tuổi lao động khá cao. Đây là điều kiện thuận lợi đứng từ góc độ nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch.

Bên cạnh nguồn lực lao động tại chỗ, Quảng Ninh còn là điểm đến hấp dẫn của lao động thời vụ, đăc biệt là từ các địa phương phụ cận đối với một số ngành như xây dựng, công nghiệp và dịch vụ trong đó có du lịch. Như vậy, với sức “hấp dẫn” của một địa phương năng động và phát triển, nguồn lao động “thứ cấp” khá dồi dào cũng là nguồn lực quan trong cho phát triển kinh tế - xã hội.

Những thách thức chính của nguồn nhân lực trong phân khúc khách sạn là lượng nhân lực được đào tạo chưa đủ cả về số lượng và chất lượng. Hiện tại, Quảng Ninh có 25 nghìn nhân viên du lịch, bao gồm tất cả nhân viên làm việc trong các khách sạn, các hãng tàu du lịch, các công ty du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xét về tổng thể, lực lượng lao động nói chung là đủ, do Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ và đơng đảo.

Bảng 2.4.Trình độ học vấn của nhân viên khách sạn tại Hạ Long

Hạng sao Hệ đại học (4 năm) Hệ cao đẳng (2-3 năm) Hệ dạy nghề/kỹ thuật Hệ PTTH hoặc thấp hơn 4 34% 9% 27% 30% 3 30% 3% 54% 13% 1-2 31% 6% 33% 30%

(Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Quảng Ninh)

Qua bảng số liệu trên ta thấy Có tới một phần ba số lao động du lịch không tiếp tục học lên sau phổ thông trung học và hầu hết không được đào tạo chính quy về nghiệp vụ du lịch. Đây là tình trạng chung ở các khách sạn, không phân biệt hạng, loại khách sạn. Ở các khách sạn đã được xếp hạng sao, phần lớn các nhân

viên vẫn chưa có bằng đại học hoặc cao đẳng, chỉ khoảng 40% người lao động được đào tạo chính quy về du lịch sau khi học xong phổ thông trung học. Ta thấy lượng lao động du lịch được đào tạo yếu kém trầm trọng

Bảng 2.5. Trình độ kỹ năng cần thiết tính đến năm 2020 Trình độ kỹ năng Số lượng lao động cần thiết tính đến năm Trình độ kỹ năng Số lượng lao động cần thiết tính đến năm

2020

Tay nghề thấp 30%

Tay nghề trung bình 42%

Có kỹ năng 23%

Tay nghề Cao 5%

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh)

Căn cứ theo nhiệm vụ nhà nước giao cho, Quảng Ninh phải mở rộng các chương trình đào tạo có sẵn. "Quy hoạch Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020" đã đề ra nhiệm vụ đến năm 2015, đảm bảo 60% lực lượng lao động được đào tạo dạy nghề hoặc đại học và 70 % vào năm 2020 . Tăng cường năng lực đào tạo du lịch sẽ đóng một vai trị quan trọng trong việc đạt được chỉ tiêu này.

Những hạn chế về mặt thủ tục cũng là một yếu tố cản trở giáo viên nước ngoài vào Việt Nam nhưng so với các vấn đề về tiền lương thì điều đó khơng phải là lý do chính gây trở ngại khi họ muốn vào làm việc. Những sinh viên du lịch có kỹ năng tiếng Anh tốt lại không muốn ở lại phục vụ cho du lịch Quảng Ninh. Các khách sạn và nhà hàng ở Quảng Ninh không đưa ra mức lương cạnh tranh so với các ngành công nghiệp và các thành phố khác. Ở Quảng Ninh, mức lương khách sạn trung bình là khoảng 3 triệu VNĐ/tháng (bao gồm cả tiền boa), so với trung bình 5- 6 triệu VNĐ/tháng làm việc trong ngành khai thác than hoặc dịch vụ chuyên nghiệp khác. Sinh viên có kinh nghiệm quản trị đặc biệt có thể kiếm được việc làm trong các dịch vụ chuyên nghiệp khác có mức lương cao hơn. Sinh viên du lịch thường chọn học chuyên ngành quản trị du lịch để phát triển linh hoạt kỹ năng kinh doanh, rồi sau này tìm kiếm việc làm được trả lương cao hơn so với làm du lịch. Thủ đô Hà

Nội cũng chiêu mời được sinh viên bởi mức lương làm ở Hà Nội thường cao hơn khoảng 50% so với cùng cùng một loại hình cơng việc. Hiện tại, Quảng Ninh chưa thể phát triển và giữ chân được nhân tài cần thiết đủ để cung cấp nhân lực cho ngành du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)