1.1.1 .Khái niệm du lịch văn hóa
1.2. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa
1.2.2. Những bài học kinh nghiệm nước ngoài
Những quốc gia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ..."Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước. Loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để có những bước phát triển vượt bậc. Trong các thành công của Singapore thời gian qua phải kể đến sự thành cơng của chính sách phát triển du lịch. Kết quả và kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore sẽ là bài học rất tốt cho quá trình hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch của Việt Nam nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Quảng Ninh là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển du lịch với danh thắng nổi tiếng Vịnh Hạ Long – kỳ quan thiên nhiên của thế giới, với các lễ hội truyền thống, địa điểm du lịch tâm linh, với các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo. Năm 2012, tỉnh Quảng Ninh chọn chủ đề là “Năm xây dựng chiến lược và quy hoạch”. Bên cạnh việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Quảng Ninh đang triển khai xây dựng hàng loạt các quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển các địa phương, trong đó có Quy hoạch phát triển du lịch.
Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có và để du lịch đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Quảng Ninh, chúng ta cần có tầm nhìn dài hạn, lựa chọn được những ý tưởng, phương án quy hoạch phù hợp, lựa chọn được các nhà tư vấn thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch và phải đúc kết, học tập kinh nghiệm từ sự thành công cũng như thất bại trong xây dựng, thực thi chính sách phát triển du lịch của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Quảng Ninh cần phải chú ý quy hoạch, xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể, thống nhất với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác; giải quyết tốt mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp với du lịch, giữa phát
triển du lịch với bảo vệ môi trường sinh thái; tăng cường bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, các lễ hội truyền thống; phát triển các sản phẩm du lịch mới, tăng cường tổ chức các sự kiện du lịch, các giải thể thao, văn hóa, nhất là trong mùa thu, mùa đơng để thu hút khách du lịch; có chiến lược quảng bá phù hợp đối với từng khu vực, từng đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch; tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, sự đóng góp của du lịch, trách nhiệm của người dân đối với việc phát triển du lịch đi đôi với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch để tránh tình trạng lộn xộn, tăng giá dịch vụ, “chặt chém” khách du lịch ở một số khu du lịch như hiện nay.
Tỉnh Quảng Ninh nên nghiên cứu, triển khai việc đấu thầu quản lý và phát triển các hoạt động dịch vụ trên vịnh Hạ Long. Ban quản lý Vịnh chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, bảo tồn, phát huy giá trị ngoại hạng của Vịnh Hạ Long, cịn việc phát triển dịch vụ thì để cho các doanh nghiệp. Thực tế chứng minh việc quản lý, tổ chức hoạt động của lễ hội Yên Tử có sự tham gia của doanh nghiệp trong những năm gần đây rất hiệu quả. Đó chính là kết quả của q trình tập trung quảng bá, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường du lịch, vận động sự tham gia của người dân đối với hoạt động phát triển du lịch. Kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore sẽ là bài học rất quý giá cho Quảng Ninh trong việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch và càng có giá trị hơn đối với các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch.
- Nhắc tới du lịch Châu Á, không thể không nhắc tới Thái Lan và Chiang Mai, Chiang Rai đang là điểm đến hấp dẫn từ năm 2013 đến nay. Điểm đến du lịch này nổi lên là một điểm đến du lịch văn hóa, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá và nghiên cứu về văn hóa của du khách thập phương.Để phát triển du lịch văn hóa tỉnh Quảng Ninh còn nhiều việc cần làm. Cùng với nỗ lực trong xây dựng hình ảnh, tạo nếp sống văn minh thì việc học hỏi kinh nghiệm của những quốc gia khác, nhất là trong khu vực như Thái Lan - quốc gia có thương hiệu về dịch vụ du lịch là điều đáng suy ngẫm.
Thực tế, nước ta có tiềm năng to lớn nhưng ngành du lịch vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Trong khi đó, Thái Lan biết tận dụng thế mạnh có sẵn về vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên để phát triển "ngành cơng nghiệp khơng khói" này. Bên cạnh đó là chiến lược quảng bá du lịch rộng rãi, hiệu quả, lâu dài cùng với sự đầu tư hợp lý. Ngoài ra, giá thành rẻ, dịch vụ chuyên nghiệp cũng là lý do để khách du lịch lựa chọn Thái Lan là điểm đến trong các kỳ nghỉ. Thái Lan vẫn là quốc gia được khách du lịch yêu mến gọi bằng cái tên “Đất nước của nụ cười”. Du lịch Thái Lan có lẽ đã trở thành món ăn tinh thần của nhiều người trên thế giới, đồng thời Thái Lan cũng là một trong những điểm du lịch “Must – travel” của những người đam mê du lịch. Đây là một bài học kinh nghiệm hữu ích đối với
phát triển du lịch văn hóa tỉnh Quảng Ninh góp phần giới thiệu sản phẩm du lịch văn hóa và bản sắc văn hóa của mình một cách quy mô và khoa học.
- Bali, Indonesia là một ví dụ tốt về việc làm du lịch văn hóa tốt, du lịch văn hóa đem lại những thành quả tích cực cho Bali. Indonesia có chủ trương phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Chính phủ hỗ trợ phát triển bằng việc cho thuê đất với giá rẻ để cộng động làm du lịch, đồng thời hướng dẫn và đào tạo cộng đồng về nghiệp vụ du lịch. Các sản phẩm chính được định hướng: du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch đánh golf, du lịch lặn biển, du lịch MICE. Ở Indonesia, Vụ Thị trường của Cục Xúc tiến Indonesia có nhiệm vụ theo dõi diễn biến thị trường, định hướng và tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bà du lịch ở cấp quốc gia. Từ việc theo dõi thị trường và đánh giá tình hình, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và du lịch, Indonesia chuyển hướng thu hút thị trường khách du lịch ASEAN. Ngân sách xúc tiến quảng bá du lịch năm 2010 của Indonesia vào khoảng 40 triệu USD.
Đối với việc phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt tại địa bàn đảo Bali – một trong những điểm du lịch nổi bật của Indonesia thì những thành cơng chính nằm ở vấn đề như tơn trọng ý kiến, tập tục và tư duy của người bản địa; nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo một quá trình; ban hành các quy định chặt chẽ và rõ
Quảng Ninh rút ra bài học kinh nghiệm từ Bali là việc xây dựng hệ thống quảng bá, cung cấp thông tin về điểm đến cho khách du lịch một cách có hệ thống, hồn thiện, phong phú và sinh động hơn. Đây là điểm còn yếu của Quảng Ninh bởi
hệ thống thông tin của Quảng Ninh về điểm đến còn sơ sài, kém sinh động, chưa có tính quảng bá rộng rãi nên du khách ít biết đến tính hấp dẫn của các điểm thăm quan ở Quảng Ninh. Thơng qua những phân tích kinh nghiệm về quy hoạch phát triển du lịch có thể rút ra cho Quảng Ninh trong phát triển du lịch văn hóa một số bài học trong q trình quy hoạch và phát triển du lịch văn hóa Quảng Ninh như sau:
Đối với nội dung quy hoạch, kế hoạch du lịch cần tập trung những vấn đề thực tế hơn cho giai đoạn trung hạn nhằm đảm bảo tính khả thi của các mục tiêu quy hoạch đặt ra.Tổ chức không gian du lịch cần xác định rõ các địa bàn, không gian trọng điểm du lịch với chức năng du lịch chính. Ví dụ Kinabalu được xác định là địa bàn trọng điểm về du lịch sinh thái của Malaysia, trong khi Kuala Lumpur được xác định là địa bàn phát triển du lịch MICE, du lịch vui chơi giải trí, du lịch mua sắm. Tổ chức khơng gian du lịch ở phạm vi quốc gia hầu như khơng có sự thay đổi trong thời gian dài (thực tế ở Malaysia và Indonesia các địa bàn trọng điểm du lịch như Kinabalu, Bali…đã hình thành và khơng đổi cách đây hàng chục năm).
Quy trình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của một điểm điều có sự tham gia của cộng đồng ngay từ giai đoạn đầu nhằm bảo đảm các nội dung quy hoạch, kế hoạch có thể thực thi. Chính quyền tơn trọng ý kiến cộng đồng trong q trình xây dựng cũng như trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch du lịch. Một trong những ngun nhân chính dẫn đến thành cơng của du lịch Bali chính là kinh nghiệm này.
Để có thể thực hiện thành cơng các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, ngoài sự hỗ trợ của tỉnh về hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, cần có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch (hiện nay Malaysia đầu tư cho hoạt động này khoảng 150 triệu USD/năm và Indonesia khoảng 40 triệu USD/năm).
Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch văn hóa cần chú trọng việc nghiên cứu đề xuất những trọng tâm phát triển cho từng giai đoạn, chú trọng đề xuất những loại hình du lịch văn hóa mới phù hợp với nhu cầu thị trường.
Phải hết sức coi trọng công tác thống kê du lịch phục vụ xây dựng và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch.
Bài học kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và quản lý phát triển du lịch có thể vận dụng ở tỉnh Quảng Ninh. Có thể thấy rằng, ngành Du lịch Quảng Ninh rất cần tham khảo và học tập các nước trong phát triển du lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch về năm vấn đề chủ yếu: Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch và đề ra các chính sách, giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa. Hai là, mạnh dạn đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất nhằm phát triển du lịch văn hóa. Ba là, tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của du khách. Bốn là, tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch văn hóa, điểm đến văn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng. Năm là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch văn hóa.
Tiểu kết chƣơng 1
Như vậy, ở chương 1, tác giả tập trung vào việc hệ thống lại cơ sở lý luận về du lịch văn hóa trên cơ sở những khái niệm, định nghĩa ở những khía cạnh khác nhau, các góc nhìn khác nhau có liên quan đến đề tài để tập trung trọng tâm vào vấn đề du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa. Qua đó tác giả xác định lại các nhân tố liên quan và có ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu như: vị trí địa lý, lịch sử phát triển, yếu tố con người, yếu tối tài nguyên, nền văn hóa bản địa,…và từ đó sắp xếp, hệ thống hóa lại các giá trị của các tài liệu tham khảo mà tác giả đã có những kế thừa khoa học từ các đề tài nghiên cứu liên quan. Tác giả cũng chỉ ra những tài nguyên du lịch văn hóa, là yếu tố hình thành nên sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh. Đồng thời đề cập tới những điều kiện hỗ trợ phát triển du lịch cho tỉnh như hạ tầng cơ sở, vật chất, nguồn nhân lực…
Cuối cùng tác giả tổng hợp và phân tích một số bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch văn hóa của trong và ngồi nước nhằm làm rõ xu hướng du lịch văn hóa trên toàn cầu đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tác giả mong muốn rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu về việc xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù, về cơng tác quản lý du lịch và định hướng phát triển du lịch văn hóa theo hướng bền vững trong q trình phát triển du lịch văn hóa sao cho nguồn tài nguyên văn hóa được sử dụng như nguồn tài nguyên du lịch văn hóa một cách tối ưu nhất đồng thời hạn chế được những tác động tiêu cực gây ảnh hưởng tới du lịch văn hóa và các di sản.
Cũng trong chương này, tác giả đã đưa ra những bài học kinh nghiện trong nước và quốc tế trong việc phát triển du lịch văn hóa, từ đó áp dụng vào thực tế rút ra bài học kinh nghiệm và học hỏi kinh nghiệp cho phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Quảng Ninh.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH QUẢNG NINH