Trong khuôn khổ phần phân tích này, tác giả tập trung vào thực trạng của từng sản phẩm du lịch tiêu biểu nhất của Quảng Ninh để từ đó giúp người đọc hình dung được lợi thế và hạn chế mà từng sản phẩm đang mắc phải, tạo cơ sở cho việc đưa ra các đề xuất giải pháp hợp lý và có tính thực tế nhất có thể áp dụng cho từng sản phẩm về sau.
2.2.2.1.Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh gắn với nhà Trần.
- Vương triều Trần ở địa danh Yên Tử: Sở dĩ nhà Trần chọn Yên Tử là nơi tu hành bởi địa thế Yên tử rất hiểm yếu, hung vĩ, có sơng, có núi, có biển. Là nơi thắng địa hùng vĩ, sơn thủy hữu tình, có “âm” và “dương” hịa hợp.n Tử như một điểm nhấn về di lịch văn hóa tâm linh, nhắc tới Yên tử túc là nhắc tới nhà Trần là đó là nhắc tới câu truyện của Hồng Đế hóa thành sa mơn, ý nói đến Phật giáo thời Trần lan tỏa rất mạnh sang đời sống chính trị, Phật giáo nhập thế, chi phối đời sống chính trị, đất nước, có cơng với dân tộc, nhà Trần sử dụng tơn giáo như một lợi thế để thể hiện sự nghiệp chính trị. Mà điển hình là vua Trần Nhân Tơng. Nói tính thống nhất giữa phương quyền và quyền lực tối cao và phật quyền. Nhà Trần sử dụng tôn giáo Việt Nam như một cơng cụ chính trị nhằm đồn kết tinh thần Đại Việt chống giặc ngoài xâm. Chọn Yên Tử bởi địa thế hiểm yếu của địa danh này, từ đây có thể quan sát giặc từ xa, nhìn cánh cửa biên giới…Nói đến n Tử nói đến Phật giáo “Trúc Lâm tam tổ” lấy tinh thần dân tộc làm căn bản, lựa chọn yếu tố Phật giáo làm ái quốc, thống nhất nhân dân hoàn thành chiến tranh vệ quốc.
Như vậy ta thấy, Sản phẩm điển hình nhất của du lịch tâm linh Quảng Ninh là quần thể di tích danh thắng Yên Tử (thành phố ng Bí) với hệ thống cáp và khá nhiều dịch vụ kèm theo. Đây là một sản phẩm du lịch được tổ chức, điều hành tập trung, thống nhất, có chất lượng và tương đối đồng bộ.Tuy nhiên, sự thành công của Yên Tử chủ yếu xuất phát từ nhu cầu tâm linh của cộng đồng người Việt Nam là chính. Mặc dù Yên Tử có rất nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa nhưng đối tượng khách du lịch đến với Yên Tử vì các mục đích này chưa nhiều, đặc biệt là khách
khách du lịch trong nước và quốc tế, sức hấp dẫn du lịch của các di tích cịn lại chủ yếu xuất phát từ đặc trưng văn hóa, nhu cầu tâm linh, vị trí địa điểm, cảnh quan, điều kiện giao thông, quy mô kiến trúc xây dựng và hiệu quả quảng bá của từng di tích cụ thể.
- Vương triều Trần ở Đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả), chùa Cái Bầu (huyện Vân Đồn), đình Quan Lạn (huyện Vân Đồn) chùa Long Tiên, đền thờ Trần Quốc Nghiễn (thành phố Hạ Long), chùa Quỳnh Lâm (huyện Đông Triều), đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà (thị xã Quảng Yên)…vương triều Trần tại những địa
danh này mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc bởi tượng trưng cho tinh thần quật khởi chống xâm lăng bằng sức mạnh của thủy chiến, nhìn thấy sức mạnh của thủy chiến, nhằm thống nhất sức mạnh của những mặt trận, tư tưởng văn hóa. Độc lập về tư tưởng, văn hóa, chính trị. Nhà Trần đã cải cách Phật giáo tại bệ vững chắc cho ý chí của dân tộc cũng như chiến lược lâu dài đối phó chống quân Ngun Mơng nói chung và phương bắc nói riêng. Hiện nay chúng ta vẫn đối phó với Trung Quốc ở Hải Đảo. Từ nghìn năm bắc thuộc văn hóa của người Việt ảnh hưởng một cách lơ dịch văn hóa Phật giáo. Đến thời Lý, Trần văn hóa Phật giáo là một mệnh đề đứng riêng ngồi Trung Hoa, nhưng tiếp thu có chọn lọc phù hợp với căn bản của người phương nam. Đó là các điểm du lịch nổi bật, thể hiện sức hấp dẫn của loại hình du lịch văn hóa - tâm linh nhưng phần lớn các dòng khách đến đây thường mang tính tự phát do các nhóm gia đình, người thân hoặc bạn bè tổ chức nhân dịp lễ hội mùa Xuân hàng năm. Các công ty du lịch chưa khai thác được nhiều trong loại hình này. Tuy nhiên, do quy mô nhỏ và không được truyền bá thường xuyên nên chưa có điều kiện phát huy.
Trên bản đồ du lịch, Quảng Ninh sớm được biết đến bởi có Vịnh Hạ Long, thắng cảnh đã 2 lần được Unessco công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Những năm gần đây, Quảng Ninh còn được coi là điểm đến thú vị của du lịch văn hoá, du lịch tâm linh. Các điểm di tích của Quảng Ninh trải dài từ Đơng Triều đến Móng Cái, kết nối thành các tuyến du lịch nhiều ý nghĩa. Đặc biệt, từ thời nhà Trần - một triều đại phong kiến huy hoàng thịnh trị ở Việt Nam đã đầu tư xây dựng Yên Tử thành
khu quần thể kiến trúc chùa, tháp có qui mơ lớn. Khởi đầu là Vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) đến Yên Tử tháng 4 năm Bính Thân (1236). Từ xa xưa, Yên Tử là nơi thuhút các tín đồ đạo Phật Việt Nam đến dựng am cầu kinh niệm Phật. Nhiều thế hệ tăng ni phật tử Việt Nam liên tục tìm đến Yên Tử tu hành, xây dựng chùa, tháp và nhiều cơng trình khác. n Tử là một địa danh nổi tiếng ở Quảng Ninh, nơi gắn liền với tín ngưỡng Phật Giáo Việt Nam. Các vị tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang đều đã về tu ở chùa. Ngày nay chùa đã được xây dựng lại, là nơi thu hút các tăng ni, phật tử và khách thập phương về lễ Phật và vãn cảnh chùa.
Nói đến Yên Tử người ta nghĩ ngay đến lễ hội đầu năm từ mùng 10 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Cứ mỗi dịp lễ hội, Yên Tử lại thu hút hàng vạn người từ khắp nơi trong cả nước. Nếu các bạn đến Yên Tử để tham gia lễ hội thì khơng thể tránh khỏi cảnh đơng đúc bởi dịng người đổ xơ về đây trẩy hội Yên Tử đầu năm. Cịn nếu đi để vãn cảnh thì du khách có thể đi bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Hoạt động du lịch tín ngưỡng tại Quảng Ninh nhìn chung phát triển khá phong phú và đang dạng. Hoạt động du lịch tín ngưỡng diễn ra hầu hết trên địa bàn của tỉnh. Song hoạt động du lịch tín ngưỡng này lại tập trung nhiều nhất và phát triển mạnh nhất tại các điểm du lịch có các tài nguyên du lịch văn hóa như có di tích lịch sử, các chùa, đền, miếu, lăng mộ.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cịn rất nhiều di tích có giá trị như chùa Quỳnh Lâm (huyện Đông Triều), đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đình Phong Cốc (thị xã Quảng Yên), đình Trà Cổ, nhà thờ Trà Cổ, chùa Xuân Lan, đền Xã Tắc (thành phố Móng Cái), nhà thờ Hịn Gai (thành phố Hạ Long), đình Quan Lạn (huyện Vân Đồn)…nhưng hoạt động du lịch tín ngưỡng tại khu vực này chưa thực sự thu hút được nhiều khách tham quan đặc biệt là du khách quốc tế..
Tuy nhiên, để biến chương trình du lịch nói trên trở thành hiện thực, ngành du lịch và các doanh nghiệp Quảng Ninh cần phải đầu tư nhiều hơn cho sản phẩm, giao thơng, dịch vụ và con người.
Theo đó, một xu hướng chung dễ nhận thấy là: Những di tích lịch sử - văn hóa có cảnh quan đẹp, điều kiện giao thông thuận lợi, được đầu tư quy mô lớn và được quảng bá giới thiệu tốt thì khả năng thu hút khách du lịch tín ngưỡng sẽ tốt hơn. Điển hình là đền Cửa Ơng (thành phố Cẩm Phả), chùa Cái Bầu (huyện Vân Đồn), chùa Long Tiên, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn (thành phố Hạ Long), chùa Ba Vàng (thành phố ng Bí)…Gắn liền với những di tích này là các Lễ hội truyền thống, các tín ngưỡng được tổ chức chủ yếu vào mùa Xuân. Đây là một nét đặc trưng văn hóa truyền thống của Việt Nam. Tiêu biểu cho xu hướng nói trên là chùa Cái Bầu, chùa Ba Vàng và đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn. Mặc dù mới được đầu tư tôn tạo trong thời gian gần đây, nhưng 3 di tích nói trên đã nổi lên như những điểm thu hút khách tâm linh văn hóa sơi động.
Một số Tour du lịch tiêu biểu:
-Hà Nội – Cửa Ông – Thiền viện giác tâm (Chùa Cái Bầu) – Đền Trần Quốc Nghiễn – Chùa Long Tiên – Yên Tử ( 2 ngày 1 đêm)
Quý khách tham quan tháp Phật Hoàng và chùa Hoa Yên- Chùa Hoa Yên - Chùa Đồng, - quảng trường Phật Hồng Trần Nhân Tơng - dâng hương trước tượng Phật Hoàng - Quảng trường Phật Hoàng, thưởng ngoạn phong cảnh hùng vĩ của núi rừng Yên Tử - Chùa Đồng - Chùa Một Mái -
Ngày 01 : Hà Nội – Thiền viện Giác Tâm – Đền Cửa Ông – Đền Trần Quốc Nghiễn – Chùa Long Tiên.
Ngày 02: Hạ Long – Yên Tử – Hà Nội
Du khách tham quan tháp Phật Hoàng và chùa Hoa Yên- Chùa Hoa Yên - Chùa Đồng, - quảng trường Phật Hồng Trần Nhân Tơng - dâng hương trước tượng Phật Hoàng - Quảng trường Phật Hoàng, thưởng ngoạn phong cảnh hùng vĩ của núi rừng Yên Tử - Chùa Đồng - Chùa Một Mái.
- Tuyến du lịch tâm linh tiêu biểu: Chùa Lôi Âm – Đền Cái Lân – Chùa Long Tiên – Bài thơ cổ trên vách đá núi Bài Thơ - đền thờ đức ông Trần Quốc Nghiễn – Trung tâm văn hóa núi Bài Thơ.
Du khách thăm Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. - Bảo Hùng Điện, Tương phật Quan Thế Âm, Hồ Tĩnh Tâm Quý khách sẽ được tham gia một số hoạt động tại Thiền viện - nghe Quý Đại Đức thuyết giảng phật pháp và giúp chúng ta hiểu về “ý nghĩa của Thiền trong cuộc sống” - hướng dẫn các pháp môn Thiền - thực hành Thiền tọa tại Thiền Đường. - nhận quà may mắn của Thầy trụ trì - thưởng thức bữa cơm chay tại Thiền Viện cùng các tăng ni, phật tử của Thiền Viện - lên viếng thăm Huệ Quang Kim Tháp - chùa Hoa Yên – hướng dẫn và thực hành Yoga 60 phút tại sân khuôn viên Công ty Tùng Lâm - nghe Lương y nhiều kinh nghiệm tư vấn về cách ăn uống, chăm sóc sức khỏe. Hướng dẫn những bài thuốc đơn giản từ những cây thuốc xung quanh ta để chữa những bệnh đơn giản thường mắc phải hàng ngày - đi thực tế tại Vườn Thuốc Tùng Lâm.
- Tour hành hương lễ phật Hà Nội – Chùa Ba Vàng – Yên Tử.
Du khách sẽ Tham quan chùa Ba Vàng, Quý khách đi cáp treo hoặc tự mình leo bộ lên Chùa Hoa Yên, điểm đầu tiên trong quần thể Núi Chùa Yên Tử, làm thủ tục Qúy khách tiếp tục cuộc hành trình du lịch Yên Tử bằng cáp treo lên Chùa Đồng, với điểm dừng chân tiếp theo là Quảng trường Phật Hồng Trần Nhân Tơng, nơi đặt pho tượng Phật Hoàng bằng đồng. Quý khách dâng hương trước tượng Phật Hoàng và nghỉ ngơi thư giãn tại quảng trường Phật Hoàng, thưởng ngoạn phong cảnh hùng vĩ của núi rừng Yên Tử. Quý khách tiếp tục lên Chùa Đồng, cịn có tên gọi khác là chùa Thiên Trúc. Chùa Đồng tọa lạc trên đỉnh núi Yên Tử, với độ cao 1068m. Vào Năm 2007, chùa Đồng đã được xác lập kỷ lục là ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Sau khi dâng hương qúy khách quay trở về. Trên đường xuống núi, quý khách có thể ghé thăm, thắp hương ở chùa Một Mái - là ngơi chùa có kiến trúc độc đáo nhất khu Yên Tử (cùng với chùa Đồng), ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử hoặc quý khách có thể tham quan suối Giải Oan – nơi mà các cung tần mỹ nữ xưa kia đã trẫm mình để bày tỏ lịng trung với nhà vua khi người về Yên Tử tu hành.
Tuyến du lịch tâm linh được hình thành, gồm:
- Tuyến Hà Nội - Côn Sơn - Kiếp Bạc - Yên Tử - Bái Đính; tuyến Hà Nội - Chùa Hương - Tam Chúc - Ba Sao - Bái Đính - Đền Trần (Nam Định);
- Tuyến kinh đô Việt cổ Đền Hùng (Phú Thọ) - Thăng Long (Hà Nội) - Hoa Lư (Ninh Bình) - Lam Sơn (Thanh Hóa) - Cố đơ Huế (TT-Huế).
Đây là những tuyến du lịch sẽ tập trung quảng bá, không chỉ thu hút khách nội địa mà hướng tới cả khách quốc tế. Có một thực tế là, ngoại trừ danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long, phần lớn các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mới chỉ có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nội địa, trong đó chủ yếu là dịng khách tâm linh. Sức hút đối với khách du lịch nước ngoài chưa đáng kể.
2.2.2.2. Hoạt động tham quan các di tích lịch sử - văn hóa gắn với vương triều Trần *)Các di tích lịch sử - văn hóa gắn với vương triều Trần.
Theo thống kê của Sở Văn hố, Thể thao và Du lịch, tồn tỉnh Quảng Ninh có trên 600 di tích lịch sử, văn hố và thắng cảnh, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt (Vịnh Hạ Long, Yên Tử, khu di tích (KDT) lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, KDT lịch sử nhà Trần), hơn 100 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Các điểm di tích trọng điểm của tỉnh đều nằm ở những địa phương gần hoặc có trục quốc lộ đi qua. Huyện cửa ngõ Đơng Triều của tỉnh có 133 di tích, trong đó, 8 di tích cấp quốc gia và 15 di tích cấp tỉnh. Các KDT trải rộng trên địa bàn 4 xã (Thuỷ An, An Sinh, Tràng An, Bình Khê), trong đó nổi bật là KDT lịch sử nhà Trần (xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt 4, tháng 12-2013).
+)Khu di tích các lăng mộ vua Trần:
Quần thể di tích lăng mộ, đền, chùa của Triều Trần - một triều đại huy hoàng thịnh trị ở Việt Nam trên vùng đất An Sinh (địa danh cổ), hiện nay là huyện Đông Triều. Theo lịch sử, những cơng trình tại đây có quy mơ lớn, có giá trị tinh thần, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc đặc sắc, được đánh giá là trung tâm Phật giáo của Việt Nam, là trung tâm văn hóa, nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu, đặc sắc, duy nhất, lớn nhất của triều đại nhà Trần.
Đây là một quần thể gồm 14 điểm di tích bao gồm hệ thống lăng mộ, đền, chùa và các cơng trình tơn giáo thời nhà Trần, như: Chùa Hồ Thiên, chùa Ngoạ Vân, chùa Quỳnh Lâm, đền Sinh…Mỗi di tích đều có tính chất và giá trị đặc biệt với ý nghĩa lịch sử to lớn. Hiện nay, thị xã Đông Triều đã và đang phối hợp với Ban
Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh huy động sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nhân dân phát tâm công đức xây dựng, trùng tu, tôn tạo chùa Ngọa Vân, Đền Thái; chùa Non Đông và mở tuyến đường lên di tích chùa Ngọa Vân; xây dựng nâng cấp khu di tích Bắc Mã, hồn thành cụm tượng đài văn hóa, triển khai xây dựng cơng trình cổng tỉnh và khu dịch vụ cổng tỉnh; Cổng tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về Khu di tích nhà Trần ở Đơng Triều, tuyến cáp treo lên chùa Ngọa Vân và một số cơng trình khác với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Khu lăng mộ nhà Trần là niềm tự hào của người dân Quảng Ninh, là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.
+) Khu di tích lịch sử - danh thắng Yên Tử:
Khu di tích danh thắng Yên Tử là nơi gắn liền với sự nghiệp tu hành của Tam tổ Trúc Lâm, đánh dấu sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm. Đức vua Trần Nhân Tông là người sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm đã hội tụ đầy đủ những tinh thần của Phật giáo, nhưng chứa đựng được những nét độc đáo của Việt Nam.
Khu di tích danh thắng Yên Tử là nơi gắn liền với sự nghiệp tu hành của Tam tổ Trúc Lâm, đánh dấu sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm. Đức vua Trần Nhân Tông là người sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm đã hội tụ đầy đủ những tinh thần của Phật giáo, nhưng chứa đựng được những nét độc đáo của Việt Nam. Vì vậy Yên Tử cũng được xem là kinh đô Phật giáo Việt Nam.