Sự du nhập của các yếu tố khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn bạc tân thế giới và chuyển biến kinh tế xã hội trung quốc (1571 1700) (Trang 90 - 115)

6. Kết cấu của luận văn

3.6. Một số nhân tố mới từ Tân Thế giới vào Trung Quốc

3.6.3. Sự du nhập của các yếu tố khác

Ngoài ra, cùng thời gian này, một số cây trồng khác từ châu Mỹ cũng nhanh chóng được du nhập và xã hội Trung Quốc, đơn cử như các loại cây trồng : ngô, lạc, hạt tiêu đỏ, bí ngô, dưa hấu… Sự xuất hiện các loại hình cây trồng này đã góp phần làm và đặc biệt, giúp bổ sung các dưỡng chất như betarotine và vitamin A vốn thiếu vắng trong các bữa ăn truyền thống trong gia đình Trung Quốc [81, tr. 36]. Có thể cho rằng, sự du nhập các giống cây trồng từ Tân Thế giới đến Trung Quốc giai đoạn này đã gia tăng thêm sự lựa chọn đối với nguồn lương thực, thực phẩm nói chung. Không những vậy, những giống cây trồng của Trung Quốc cũng đã có mặt ở Tân Thế giới thông qua tuyến thương mại Manila - Acapulco như: chuối, xoài, cây cọ, hoa lily… [76, tr. 71].

Bên cạnh đó, những yếu tố trao đổi khác về kĩ thuật đóng thuyền, chế tạo súng ống, tri thức về vùng đất Tân Thế giới phía bên kia đại dương… cũng được những

người buôn bán của Trung Quốc đem về từ Manila qua những chuyến thuyền của mình. Một số ngành nghề thủ công từ Tây Ban Nha như chế tạo các bộ phận yên ngựa, móng ngựa hay chế tác kim hoàn cũng đều được Hoa kiều học tập nhanh chóng và tiếp tục truyền thụ lại cho những thương nhân đến từ cảng thị phía Nam để đem về chính quốc. Hoạt động này diễn ra khá thường xuyên và đem lại cho Trung Quốc những tri thức mới về hàng hải, chế tạo vũ khí cùng hàng loạt những hiểu biết mới về châu Mỹ. Nói cách khác, sự giao lưu, trao đổi này đã có những tác động không nhỏ đến nền kinh tế - xã hội và văn hóa của Trung Hoa sau này.

Tiểu kết

Thế kỉ XVI - XVII là thời kỳ khởi đầu cho những chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt từ kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Sự xâm nhập ồ ạt của dòng bạc từ châu Mỹ qua Manila nói riêng và các dòng bạc khác nói chung đã tạo dựng nên một thị trường rộng lớn và làm biến đổi lên tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế, xã hội Trung Quốc. Không những vậy, những yếu tố khác như: xu hướng đô thị hóa, các luồng di cư sang Tân Thế giới… cũng đã có mặt trong giai đoạn này. Có thể cho rằng, dưới tác động của dòng bạc Tân Thế giới những yếu tố mới từ bên ngoài đã theo đó có cơ hội xâm nhập sâu và từng bước biến Trung Quốc trở thành một phần của thị trường thế giới. Trong số đó, một số tác động mang tính tiêu cực như hệ thống tiền tệ và xu hướng giá cả đã góp phần gây ra sự sụp đổ của nhà Minh vào năm 1644.

Ngoài ra, quá trình trao đổi yếu tố mới mà đặc biệt là sự du nhập của các giống cây trồng mới đã có những tác động quan trọng lên nền sản xuất của Trung Quốc. Hay nói một cách khác, “sự trao đổi của Magenllan” [62, tr. 95] đã xuất hiện trong nền kinh tế - xã hội Trung Quốc thế kỉ XVI - XVII và đã góp phần xây dựng nên bộ mặt Trung Hoa của những thế kỉ sau. Như vậy, bên cạnh nhân tố chính đưa người châu Âu đến với châu Á nhất là đến với Trung Quốc là sự trao đổi về hàng hóa thì còn kết hợp cả những yếu tố trao đổi về cây trồng, công nghệ và văn hóa nói chung.

KẾT LUẬN

Có thể nói từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII, xu hướng nguồn bạc Tân Thế giới đi qua Manila vào khu vực Đông Á cùng những tác động của nó lên sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, là một hiện tượng nổi bật diễn ra trong lịch sử tiền tệ của thế giới. Sau khi được thành lập vào năm 1571, thành phố Manila là nơi tập trung mọi hoạt động thương mại, trong đó, bạc được khai thác ở châu Mỹ góp phần quan trọng trong quá trình liên kết với các thị trường khác trong khu vực. Không những vậy, quá trình bạc lưu thông trong nền kinh tế còn bao gồm cả những yếu tố văn hóa, xã hội và thậm chí, xuất hiện cả những trao đổi mang tính thế giới. Từ những nội dung xuất hiện trong các chương trước, người viết nhận thấy rằng nguồn bạc Tân Thế giới đi qua Manila vào Trung Quốc thời kì này có những đặc điểm đáng chú ý như sau:

1. Bạc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Xuất phát từ bối cảnh trong nước cùng những chính sách về thương mại, nhu cầu về bạc của Trung Quốc tăng cường hơn bao giờ hết. Trên cơ sở đó, nền kinh tế Trung Quốc thời Minh sau thế kỷ XV dần chuyển sang xu hướng dựa vào các hoạt động mậu dịch, buôn bán bạc với bên ngoài để điều tiết hệ thống tiền tệ của mình. Trong mối tương quan giữa cung và cầu của thị trường thì có thể nói, Trung Quốc đã trở thành một vị khách hàng lớn đối với các thị trường có bạc. Nhu cầu cao đối với loại hình hàng hóa duy nhất là bạc đã vô hình chung đưa đến nguồn lợi dồi dào cho các thương nhân trong và ngoài khu vực. Đổi lại, ngoài bạc các thương nhân phương Tây và các nhà buôn của các nước trong khu vực không thể nào tìm ra loại hình hàng hóa thích hợp hơn. Xu hướng lan tỏa từ các cảng thị phía Nam tới các trung tâm mậu dịch lớn của khu vực của các Hoa thương diễn ra liên tục, đặc biệt là sau khi chính sách Hải cấm được gỡ bỏ. Đồng thời cùng giai đoạn này, trên các khu vực khác nhau của thế giới như Nhật Bản, trung và nam châu Mỹ, một lượng bạc khai thác khổng lồ được đưa ra thị trường, góp phần dẫn đến sự ra đời của các dòng chảy bạc tập trung đến với thị trường Trung Quốc. Trên cơ sở đó, bạc trở thành một chủ thể mậu dịch lớn với tư cách vừa là một loại “tiền tệ”, đồng thời, là một dạng “hàng hóa” phổ biến trên thị trường Đông Á.

2. Từ vị trí và tầm quan trọng của bạc đối với sự phát triển thương mại khu vực Đông Á nói riêng và thế giới nói chung, nguồn bạc Tân Thế giới đi qua Manila là một trong những nguồn bạc nổi bật trong khu vực Đông Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII. Với vị trí địa lí thuận lợi, cận kề với thị trường Trung Quốc và Nhật Bản, Manila nắm trong tay nhiều ưu thế vượt trội để mở rộng thị trường cũng như thu lợi từ hoạt động thương mại. Hàng năm, những thương thuyền lớn của Tây Ban Nha từ các mỏ bạc lớn ở châu Mỹ đã chở hàng vạn tấn mỗi năm đi qua Thái Bình Dương để đưa đến Đông Á. Đỉnh cao phát triển của nguồn bạc Tân Thế giới nằm trong khoảng những năm của thập niên 1620s, khi ở cả châu Mỹ và Trung Quốc đều tập trung mở rộng các hoạt động buôn bán bạc thông qua điểm trung gian duy nhất đó là thành phố Manila của Philippine. Bên cạnh đó, số thương thuyền từ các khu vực khác nhau của Trung Quốc cũng cập cảng Manila với số lượng ngày càng tăng, từ năm 1571 cho đến cuối thế kỉ XVII, một nửa tổng số thuyền buôn Trung Quốc xuống khu vực Đông Nam Á là đến đảo Luzon. Hệ quả của sự phát triển mạnh mẽ này đó là sự gia tăng tần suất trao đổi hàng hóa trong khu vực nói riêng và cả những mặt hàng có nguồn gốc từ các châu lục khác nói chung. Tóm lại, việc có mối liên hệ trực tiếp với thị trường tiêu thụ đã giúp Manila trở thành một trong nhiều trung tâm buôn bán lớn nối liền tuyến thương mại trải dài trên nửa vòng trái đất.

3.Thực tế, bạc được lưu thông đi qua Manila vào Trung Quốc, từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVII, luôn có những biến động nhất định về số lượng và tần suất lưu thông.Với rất nhiều các lý do có thể kể đến như việc buôn bán với quy mô khổng lồ các mặt hàng thương phẩm từ Trung Quốc dẫn đến sự đe dọa làm suy vong các ngành sản xuất địa phương của Tây Ban Nha, sự thất thu lợi nhuận do chênh lệch giá cả ở các đầu mút của các tuyến đường hàng hải, không thể không tính đến chính sách kềm tỏa không để phát triển quá mức của vương triều Tây Ban Nha đối với thuộc địa Philippine… Tổng hòa các lý do trên đã lý giải cho việc xuất hiện các chính sách hạn chế thương mại như giới hạn số kiện hàng trên một thương thuyền, đặt ra định mức hàng hóa tới thuộc địa Philipine... Nhưng vì siêu lợi nhuận từ hoạt động buôn bán giữa Tân Thế giới và Trung Quốc hay cụ thể là tuyến thương mại

Acapulco - Manila đem lại, việc buôn lậu của đủ các thành phần thương nhân lại càng diễn ra một cách sôi động hơn, phát triển một cách chóng mặt vượt khỏi tầm kiểm soát của đế chế Tây Ban Nha. Chỉ đến khi, đế chế Tây Ban Nha bắt đầu xem xét lại các lợi ích kinh tế mà thuộc địa Philippine và tuyến thương mại Acapulco - Manila mang lại, tiến hành gỡ bỏ các giới hạn thương mại vào những năm 1630 nhưng đây cũng là thời điểm tương ứng với giai đoạn việc khai thác bạc tại các mỏ thuộc Tân thế giới chạm đến điểm trần và đi vào suy thoái. Do buôn lậu lại là hoạt động chủ đạo suốt một thời gian dài tương ứng với thời kỳ đỉnh cao của năng suất khai thác bạc tại các mỏ ở Tân thế giới nên việc thống kê chính xác được có bao nhiêu lượng bạc Tân Thế giới đi qua Manila vào thị trường Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn.

4. Nếu như xác định Trung Quốc là một thị trường có nhu cầu chủ yếu là bạc thì ngược lại với những thị trường khác, các thương phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc chính là yếu tố cân bằng thị trường. Trong số các mặt hàng đó, tơ lụa là một chủ thể mậu dịch quan trọng không thua kém hạt tiêu của vùng đảo hương liệu hay các sản phẩm giá trị khác trong khu vực. Giống như bạc, tơ và lụa Trung Quốc trên các tuyến đường thương mại đã lan tỏa đi khắp các châu lục từ những thuộc địa ở châu Mỹ của Tây Ban Nha đến các các khu vực khác nhau ở châu Âu, châu Phi. Cũng tương tự như vậy, tơ sống và lụa Trung Quốc đem đến nguồn lợi nhuận đáng kể cho các nhà buôn ở Manila. Hoạt động trao đổi bạc lấy lụa là trọng tâm của nền mậu dịch Trung Quốc - Manila thế kỉ XVII và kéo dài sang đến cả thế kỉ XVIII.

5. Bên cạnh những tác động chung, bạc Tân Thế Giới đi qua Manila cũng ảnh hưởng đến một số chuyển biến kinh tế xã hội của Trung Quốc. Một điều rất rõ đó là khi bạc đổ vào thị trường đã làm thay đổi mặt bằng của nền kinh tế Trung Quốc. Những thay đổi này đều mang cả hai yếu tố tích cực và tiêu cực. Có thể nói, quá trình lưu hành bạc với tư cách là bản vị tiền tệ đã có tác dụng thúc đẩy Trung Quốc phát triển một nền kinh tế hàng hóa đa dạng phục vụ cho hoạt động ngoại thương với các thị trường trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, một trong những tác động tiêu cực của xu hướng sử dụng bạc đó là tình trạng biến động về giá cả các mặt

hàng. Do phụ thuộc vào nguồn cung bạc từ bên ngoài, thị trường Trung Quốc trở nên bất ổn định, đặc biệt là trong các giai đoạn giữa thế kỷ XVII. Hệ quả, sau hàng loạt các cuộc khủng hoảng trong kinh tế, nền chính trị Trung Quốc thời Minh đã xuất hiện những dấu hiệu suy yếu nghiêm trọng và bị thay thế vào năm 1644.

Không những vậy, dòng chảy của bạc và hoạt động buôn bán trao đổi hàng lấy bạc cũng góp phần làm chuyển biến toàn bộ bộ mặt xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. Từ các vấn đề về dân số, phân hóa giàu nghèo cho đến những đặc điểm về văn hóa của Trung Quốc đều chịu sự tác động mạnh của dòng bạc cùng những biến động trong hoạt động thương mại. Điều này đặc biệt được biểu hiện rõ ở trong các cảng thị phía Nam Trung Quốc - những nơi có mối quan hệ giao lưu buôn bán một cách thường xuyên với Manila.

6. Ngoài ra, quá trình trao đổi yếu tố mới mà đặc biệt là sự du nhập của các yếu tố mới từ Tân Thế giới đã có những tác động quan trọng lên nền sản xuất của Trung Quốc. Thông qua sự du nhập của các giống cây trồng, nổi bật là cây khoai lang và cây thuốc lá, bộ mặt kinh tế và xã hội Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều sự thay đổi đáng kể. Không những vậy, các quá trình trao đổi của các giống cây trồng, vật nuôi khác cùng các tri thức hiểu biết mới cũng đồng thời xuất hiện tại Trung Quốc thời kỳ này. Tóm lại, dưới tác động của dòng bạc Tân Thế giới những yếu tố mới từ bên ngoài đã theo đó có cơ hội xâm nhập sâu và từng bước biến Trung Quốc trở thành một phần của thị trường thế giới.

Vấn đề nguồn bạc Tân Thế giới cùng những tác động của nó vào đến Trung Quốc vẫn còn nhiều nội dung chưa được làm sáng tỏ như lưu lượng bạc về Trung Quốc sau thế kỷ XVII, những tác động của bạc trên khía cạnh văn hóa, xã hội hay quá trình du nhập các tri thức khoa học mới từ Tây Ban Nha. Do vậy, người viết cho rằng hiện tượng bạc Tân Thế giới là một vấn đề cần được nghiên cứu và tìm hiểu kĩ hơn nữa, từ đó rút ra được sự vận động chi tiết của bạc Tân Thế giới và vai trò của người Tây Ban Nha trong khu vực Đông Á và các hệ quả của nó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt

1. Châu Thị Hải (2007), “Vai trò kết nối của người Hoa trong hệ thống thương mại Đông Nam Á thế kỉ XVI - XVII”, trong Việt Nam trong hệ thống thương mại

châu Á thế kỉ XVI - XVII, Hà Nội: Nxb. Thế giới, tr. 276 - 292.

2. Dương Văn Huy (11/2010), “Những mối liên hệ thương mại giữa Philippine với khu vực Thế kỷ XVII”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11 (117), tr. 40 - 50.

3. Dương Văn Huy (2/2014), “Người Hoa ở Philippine dưới thời thuộc Tây Ban Nha (1565 - 1898)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 (131), tr. 20 - 34.

4. Dương Văn Huy (2007), “Nhìn lại chính sách “Hải Cấm” của nhà Minh (Trung Quốc)”, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 10 - 11, tr.71 - 78 - tr. 65 - 70.

5. Dương Văn Huy (2010), “Thương Cảng Manila (Philippine) Thế kỷ XVII”,

Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3 (120), tr. 19 - 31.

6. Giraldez, Arturo (2009), “Philippine và toàn cầu hóa lần đầu tiên, Tạp chí

Nghiên cứu lịch sử, số 12, tr. 54 - 65.

7. Hall, D. G. E. (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia.

8. Hoàng Anh Tuấn (2010), Tư liệu các Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về

Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII, Hà Nội: Nxb. Hà Nội.

9. Hoàng Anh Tuấn (2011), “Mạng lưới thương mại nội Á và bang giao Hà Lan - Đại Việt (1601 - 1638)”, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 6, tr. 14 - 30

10. Hoàng Anh Tuấn và Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2012), “Manila và dòng chảy bạc Tân Thế Giới thế kỷ XVI - XVII”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7 (148), tr. 11 - 18.

11. Lê Thanh Thủy (2007), “Tiếp xúc và Hội nhập Thương mại ở Đông Nám Á từ Thế kỷ XVI đến XIX”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5, tr. 54 - 63.

12. Lý Kim Minh (7/2008), “Sự hình thành và phát triển của mậu dịch quốc tế khu vực biển Đông Á đầu thế kỉ XVII”, in trong: Thương cảng Vân Đồn, lịch sử,

tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu văn hóa, Quảng Ninh, tr. 213 - 230.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn bạc tân thế giới và chuyển biến kinh tế xã hội trung quốc (1571 1700) (Trang 90 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)