Sự ra đời của Manila (Philippine) thuộc Tây Ban Nha năm 1571

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn bạc tân thế giới và chuyển biến kinh tế xã hội trung quốc (1571 1700) (Trang 27)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Sự ra đời của Manila (Philippine) thuộc Tây Ban Nha năm 1571

Sau thành tựu từ các cuộc phát kiến địa lí, các quốc gia châu Âu, đi đầu là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, dần tiếp cận được mục đích căn bản của mình đó là đến phương Đông để buôn bán. Có thể nói, từ thế kỉ XVI, công cuộc tìm kiếm các mảnh ghép còn thiếu của thế giới đã gần như được hoàn thiện. Thông qua quá trình này, người châu Âu trên các chuyến tàu lớn vượt đại dương dần lan tỏa đi khắp các nơi trên thế giới, đặc biệt là tại khu vực châu Á.

Với vai trò là quốc gia tiên phong, sau 1498, Bồ Đào Nha đã mở tuyến hàng hải đầu tiên đi đến khu vực Đông Á. Thực tế, trong quá trình thiết lập con đường buôn bán, người Bồ Đào Nha chủ yếu hướng tới những điểm có điều kiện hoặc những vùng có tiềm năng kinh tế lớn. Dưới sự chỉ đạo của “nhà kiến trúc vĩ đại của đế chế Bồ Đào Nha ở châu Á” là Anffonso de Albuquerque, mặc dù phải tổ chức hàng loạt các cuộc đàn áp lên cư dân bản địa, người Bồ Đào Nha đã chiếm được Goa (1510), đặt trụ sở tại Malacca (1511), Hormuz (1515)… [28, tr. 354]. Trên cơ sở kế thừa mạng lưới buôn bán từcác thương nhân Hồi giáo, người Bồ Đào Nha dần chiếm lĩnh các tuyến đường thương mại truyền thống và nhanh chóng nắm thế độc quyền về buôn bán hương liệu. Giữa thế kỉ XVI, bên cạnh vai trò kết nối hệ thống các cảng thị Nội Á, Bồ Đào Nha còn can dự trực tiếp vào hoạt động trao đổi buôn bán giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong việc “tổ chức những hoạt động thương mại thường xuyên giữa các cảng khác của Kyushu và những cảng gần Quảng Châu”, có thể nói, qua đó Bồ Đào Nha đã thu được một nguồn lợi kếch xù khi nắm giữ các tuyến thương mại quan trọng trên [19, tr. 255].

So với Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha là quốc gia đến với khu vực châu Á muộn hơn. Trước đó, hiệp định Tordesillas (1494) phân định vùng ảnh hưởng và đặc quyền thương mạivà truyền giáo đã quy ước Tây Ban Nha chiếm khu vực Tây Ấn (Tân Thế giới) trong khi Bồ Đào Nha án ngữ ở miền Đông Ấn. Điểm mơ hồ của Tordesillas nằm ở chỗ giới hạn phía Đông không được quy định rạch ròi trong khi mốc ranh giới phía Tây được xác định ở 370 hải lý từ Cape Verde ở sườn tây châu

Phi lục địa. Vì vậy, sau chuyến đi vòng quanh thế giới của Ferdinand Magenllan, Tây Ban Nha tuyên bố có quyền lợi ở vùng quần đảo hương liệu Molluccas và cử hạm đội đến đóng ở Tidore. Mâu thuẫn này chỉ được giải quyết ổn thỏa khi hiệp ước Zaragoza được hai bên ký kết vào năm 1529. Tuy nhiên, do sức hấp dẫn của thị trường phương Đông cùng vị trí địa lí thuận lợi của Philippine nên vào năm 1542, người Tây Ban Nha tiếp tục xâm chiếm và xây dựng địa bàn của mình lên trên quần đảo này.10 Đến năm 1571, Manila chính thức được thành lập và trở thành tiền đồn của người Tây Ban Nha tại khu vực Đông Á.Với quan niệm xây dựng Philippine như một “kho vũ khí và ngôi nhà của lòng tin” từ cuối thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, Manila đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng ảnh hưởng chính trị, thương mại và truyền giáo của người Tây Ban Nha tại Đông Á [28, tr. 357].

1.3.2. Quá trình chinh phục Philippine của người Tây Ban Nha

Philippine là một quần đảo lớn với hơn 7.000 hòn đảo lớn nhỏ kéo dài từ bắc xuống nam với tổng diện tích 114.830 dặm vuông và trải dài trên 90 vĩ độ [26, tr. 1 - 3]. Ban đầu, những tiếp xúc giữa quần đảo Philippine với thế giới bên ngoài chủ yếu diễn ra ở phía nam quần đảo. Nhiều tài liệu ghi chép lại cho thấy người Malaya và Ấn Độ đã có sự tiếp xúc ở phía nam thuộc đế chế Majapahit (đông Java) từ giai đoạn 1292 - 1478. Vào năm 1380, một nhóm người Hồi giáo dưới sự dẫn dắt của giáo chủ Makhudum Khan đã đến sinh sống và định cư tại khu vực đảo Sulu (nam Philippine). Tới thế kỉ XVI, khu vực phía nam Philippine tập trung một số lượng lớn người Malaya và người Moro trên các đảo Mindanao [27, tr. 80]. Cùng lúc này, miền bắc Philippine là đảo Luzon, một nhóm người Trung Quốc và Nhật Bản đã định cư và sinh sống với người bản địa từ rất sớm. Trong ghi chép của Martin de Goiti, khi đến Manila ông nhận thấy có khoảng 40 người Trung Quốc định cư ở đây, tất cả bọn họ đều kết hôn với người bản địa, ngoài ra còn có khoảng 20 người Nhật Bản [47, tr. 53]. Đơn vị chính trị duy nhất không phải là một vương quốc hay một thể chế chính trị hoàn chỉnh mà chỉ là một dòng họ thân thuộc tương đối nhỏ. Hoạt động trao đổi buôn bán của người Philippine diễn ra thường xuyên với người

Borneo và người Moluccas ở phía nam, với người Xiêm và Campuchia ở vùng tây nam và với người Hoa và Nhật Bản tại khu vực phía bắc. Như vậy, có thể thấy rằng, trước năm 1521, Philippine là một khu vực giàu có và có sự pha trộn của nhiều yếu tố văn hóa, tôn giáo [27, tr. 80], [65, tr. 15 - 16].

Quá trình chinh phục vùng đất Philippine của đế chế Tây Ban Nha chính thức bắt đầu từ năm 1521 bằng chuyến đi vòng quanh thế giới của Ferdinand Magenllan. Tại lần dừng chân đầu tiên này, Magenllan và đoàn thuyền của ông đã tiến hành trao đổi một số hàng hóa với người Sulu ở Samar (Islas de San Lazaro). Trong lần đầu tiên đến quần đảo này, người Tây Ban Nha đã sớm nhận thấy những thuận lợi của Philippine về vị trí địa lí tiếp giáp với những vùng sản xuất hàng hóa lớn như: không xa vùng quần đảo hương liệu - Indonesia, Malaysia ở phía nam và Nhật Bản, Trung Quốc ở phía bắc. Có thể nói, nơi đây sở hữu những lợi thế cho phép Tây Ban Nha phát triển buôn bán và cạnh tranh với Bồ Đào Nha. Tháng 4 năm 1521, đoàn thám hiểm của Magenllan bất ngờ vướng phải cuộc xung đột giữa người Humabond và người Lapulapu. Mâu thuẫn này đã dẫn đến cái chết đột ngột của ông và phải mãi đến tháng 9 năm sau, đoàn thuyền mới về đến cảng Seville của Tây Ban Nha trên tàu Victoria cùng 19 người sống sót [26, tr. 76 - 77]. Có thể nói, tuy phải trả giá đắt bằng chính mạng sống của mình, chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới của Magenllan đã có đóng góp to lớn đối với người Tây Ban Nha nói riêng và lịch sử thế giới nói chung.

Hai thập kỉ sau, bỏ qua những quy định phân chia quần đảo Philippine có trong hiệp ước Zaragoza (1529), người Tây Ban Nha tiếp tục đến với Philippine. Chuyến đi lần thứ hai này được thực hiện bởi hai phó vương là Antonia de Mendoza và Ruy López De Villabos từ Mexico. Bắt đầu từ năm 1542, 6 tàu cùng với 370 thuyền viên đã băng qua Thái Bình Dương đi về phía Tây. Ở lần khám phá này của De Villabos, ngoài việc chỉ đặt chân lên các đảo Luzon, Samar và Leyte thì ông đã đặt tên quần đảo theo tên thái tử Philip con vua Charles V là (Las Ilas Felipinas) [65, tr. 17]. Công cuộc chinh phục Philippine tiếp đó bị gián đoạn một thời gian và chỉ đến thập niên 1560, một hành trình mới lại được tổ chức. Thông

qua sự chỉ huy của Miguel Lopez De Legaspi cùng một hạm đội với 5 tàu lớn và hơn 500 binh lính, 5 tu sĩ theo dòng Agustine, đoàn thuyền đã đến Cebu vào tháng 11 năm 1564 [27, tr. 80 - 81]. Tại đây, De Legaspi cùng những quân lính của mình đã chinh phục vùng đảo Cebu một cách chóng vánh mà không mất quá nhiều tổn thất. Tháng 4 năm sau, ông đã cho thiết lập khu định cư đầu tiên của người Tây Ban Nha tại Cébu. Trên cơ sở đó, De Legaspi nhanh chóng mở rộng sự kiểm soát của mình sang các đảo xung quanh như Leyte, Panay, Mindoro và vùng đồng bằng rộng lớn tại Luzon.

Thực tế, việc chinh phục quần đảo Philippine của người Tây Ban Nha diễn ra khá nhẹ nhàng so với quá trình xâm chiếm châu Mỹ. Ngoại trừ vùng đảo Mindanao thuộc phía nam Philippine - nơi sinh sống của người Hồi giáo Moro - là khu vực nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền thuộc địa. Với mục tiêu thiết lập một chỗ đứng vững chắc cho người Tây Ban Nha tại khu vực cũng như cạnh tranh tầm ảnh hưởng với Bồ Đào Nha, De Legaspi đã tiến hành các cuộc cải cách và thiết lập chính quyền ngay tại Philippine. Thành tựu nổi bật nhất của quá trình này chính là việc cho chuyển dời tổng hành dinh từ vùng Cebu đến Manila vào tháng 5 năm 1571 bên bờ sông Pasig [24, tr. 34 - 35]. Quyết định này của De Legaspi đã mở ra một thời kỳ phát triển trong hoạt động thương mại với người châu Á. Kể từ thời điểm đó, Manila được công nhận như một “kinh đô của lãnh địa mới cho vua Philip II” và có vị thế như một “linh hồn và trái tim của cả quần đảo” [7, tr. 390], [112, tr. 185].

Về các chính sách cai trị ở Philippine, hình thức cai trị ban đầu được đóng khung theo nguyên mẫu chính quyền ở các thuộc địa châu Mỹ của Tây Ban Nha. Đứng đầu Philippine là viên Toàn quyền (Gorvernor) - người thay mặt cho nhà vua ở thuộc địa. Ông nắm mọi quyền hành pháp, tư pháp, quân sự, tôn giáo và cả những công việc đại diện cho chính quyền Tây Ban Nha ở chính quốc để tiến hành ngoại giao, xây dựng quan hệ với chính quyền các quốc gia lân cận trong khu vực. Bên cạnh Toàn quyền và nắm giữ vị trí không kém phần quan trọng là Hội đồng cố vấn

(Audience) được thành lập vào năm 1583 là những người đại diện cho luật pháp của

quyền và báo cáo những hoạt động của viên Toàn quyền đó về chính quốc [24, tr. 37]. Thực tế, giữa Toàn quyền và hội đồng cố vấn luôn có sự kiềm chế lẫn nhau khi một bên đại diện cho uy quyền của hoàng gia và một bên có khả năng nắm toàn bộ quyền lực như một tiểu vương.

Vào cuối thế kỉ XVI, toàn bộ vùng Luzon và Visaya được phân chia thành 15 tỉnh (alcadia) riêng biệt. Đứng đầu mỗi alcadia là tỉnh trưởng (alcade mayor), họ thường là những người được Toàn quyền chỉ định. Các tỉnh trưởng thường hầu hết đều là người Tây Ban Nha, có vị trí thân cận và nhận được sự tín nhiệm từ Toàn quyền. Chức vị này không đem lại nhiều lợi lộc nhưng lại có đặc quyền về các hoạt động buôn bán tư nhân. Vì vậy, vào thời kì phát triển thương mại, nguồn thu nhập chính của giới tỉnh trưởng ở Philippine là tiền hối lộ từ các thương nhân. Dưới cơ quan cấp tỉnh là các quận, thị xã (pueblo) đứng đầu là các quận trưởng

(gobernadorcillo). Trong quá trình quản lí, quận trưởng được các trưởng làng

(cabeza) hỗ trợ trong các việc kiểm soát chặt chẽ lượng cư dân, tình trạng buôn bán

và các yếu tố khác [82, tr. 832]. Đơn vị hành chính cấp cơ sở là các làng (barangay) do các cabeza - vốn là người bản địa có uy tín trong cộng đồng quản lí. Những người này chịu trách nhiệm thu thuế và thực thi các chính sách cai trị cho thực dân Tây Ban Nha. Một nét nổi bật trong chính sách cai trị của Tây Ban Nha đối với Philippine là do vị trí địa lí nằm xa sự can thiệp của hoàng gia và bộ Thương mại, người Tây Ban Nha hoàn toàn đặt niềm tin vào cộng đồng cư dân địa phương, tạo nên một sự quản lí thống nhất trên toàn bộ quần đảo [82, tr. 832].

1.3.3. Chính quyền thực dân Tây Ban Nha tại Manila

Trong những năm đầu thành lập Manila và xây dựng căn cứ tại Philippine, hoàng gia Tây Ban Nha hướng đến ba mục tiêu chính: cạnh tranh với người Bồ Đào Nha để giành phần lợi nhuận kếch xù từ buôn bán hương liệu trong khu vực, đặt cơ sở liên hệ với Trung Quốc và Nhật Bản để mở đường cải đạo và biến Philippine trở thành vùng đất của đạo Cơ Đốc [7, tr. 391]. Thế nhưng, kể từ khi thành lập Manila vào năm 1571 cho tới đầu thế kỉ XIX, thực dân Tây Ban Nha mới chỉ đạt được thành công được ở mục tiêu thứ ba, khi cả ý đồ giành thị phần trong buôn bán

hương liệu từ tay Bồ Đào Nha và quá trình truyền bá và cải đạo ở Trung Quốc và Nhật Bản đều đi đến thất bại. Trong một bức thư Toàn quyền Philippine gửi đến vua Philip II có đề cập đến nỗ lực của người Tây Ban Nha trong việc truyền giáo tới Trung Quốc, Nhật Bản và khẳng định rằng ý tưởng có thể cải đạo cho người Trung Quốc và Nhật Bản là một điều không tưởng.11

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, Philippine không sở hữu một đặc điểm nổi bật nào khác ngoài nguồn tài nguyên ít ỏi, nền nông nghiệp chậm phát triển vốn chỉ sản xuất được một lượng lương thực giới hạn. Trong những bản tấu trình gửi về chính quốc, De Legaspi luôn phàn nàn về tình trạng nghèo nàn tài nguyên ở Philippine. Năm 1568, De Lagaspi đã gửi một bản tấutới vua Philip II đề cập đến tình hình đang diễn ra tại Philippine: “vùng đất này sẽ không thể duy trì được lâu ngoại trừ phát triển hoạt động thương mại”. Ông nhấn mạnh rằng, việc sử dụng bạc khai thác từ các mỏ ở Tân Thế giới và dùng chúng để thu mua tơ lụa từ người Hoa có thể giúp chính quyền ở Philippine thu hẹp khoảng cách và giảm thiểu những thất thoát trong buôn bán gia vị với người Bồ Đào Nha [102, tr. 23 - 27]. Nhận định này càng thêm được củng cố trong các ghi chép của Juan Grau y Monfalcon.12 Trước tình hình đó, chính quyền Tây Ban Nha từ khi thành lập Manila đã đưa ra hàng loạt các chính sách nhằm khuyến khích phát triển sản xuất (chế độ lao động sản xuất - polo, khuyến khích bán các sản phẩm cho chính quyền -

vandala) và quan trọng nhất là tập trung đầu tư vào ngoại thương.Tuy nhiên, trong

nhiều năm sau đó, nguồn thu từ thương mại ở Philippine phần lớn đều rơi vào tay Hoa thương hoặc các lực lượng buôn bán khác chứ không phải đổ vào ngân khố của chính quốc. Theo đó, mạng lưới thương mại Manila - Acapulco hay “Manila

galleon”13 được thiết lập và kéo dài cho đến năm 1815 chính là mắt xích quan trọng.

11 Nguyên văn trong bức thư mà Legaspi gửi vua Philip II có nói: “Một trong các trở ngại lớn của người Tây Ban Nha tại khu vực này đó là việc cải đạo cho cư dân sinh sống ở Trung Hoa cũng như ở các quốc gia khác cho tới nay vẫn chỉ là ảo tưởng” [37, tr. 195].

12Ghi chép của Juan Grau y Monfalcon viết vào năm 1637 đề cập về những gánh nặng mà chính quyền Tây Ban Nha sẽphải chịu khi quyết định duy trì Philippine là với tư cách là tiền đồn quan trọng của mình trong khu vực Đông Á [35, tr. 64-65].

13 Một trong những niềm tự hào của đế chế Tây Ban Nha trong suốt thời kỳ phát triển các tuyến thương mại đường dài xuyên đại dương đó là kỹ thuật đóng thuyền buồm lớn hay còn gọi là galleon. Trong lịch sử hàng

Về cấu trúc của thành phố Manila, chính quyền Tây Ban Nha đã áp dụng mô hình thành phố khép kín (Intramuros) như đã thực hiện ở Mexico và những thuộc địa khác trên vùng trung và nam Mỹ. Các khu phố, và quảng trường đều được thiết kế song song chia ra thành các khối kiến trúc đều đặn. Trung tâm chính được bao bọc bởi hệ thống các tòa nhà lớn và nhà thờ, ở những phạm vi nhỏ hẹp hơn là những khu nhà của các quan chức làm việc dưới triều đình hoàng gia Tây Ban Nha nằm gọn trong hệ thống thành lũy kiên cố [112, tr. 184 - 185]. Có thể nói, suốt nhiều năm, người Tây Ban Nha ở Manila luôn tìm cách tách biệt cuộc sống sinh hoạt của mình với những cộng đồng dân bản địa và người nhập cư. Việc thiết lập nên thành phố Manila với trung tâm “nằm phía sau các bức tường lớn” nhằm đảm bảo cho nhà quản lí có thể kiểm soát dễ dàng tình hình hoạt động của các thương nhân đến đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn bạc tân thế giới và chuyển biến kinh tế xã hội trung quốc (1571 1700) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)