Hệ thống sản phẩm thông tin khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những rào cản trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học tại viện thông tin khoa học xã hội (Trang 48 - 55)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Đánh giá sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học tại ISSI

2.2.1. Hệ thống sản phẩm thông tin khoa học

2.2.1.1. Tập san Thông tin chuyên ngành và cái mới trong khoa học xã hội

Đây là loại ấn phẩm thông tin đƣợc xuất bản từ những năm 1977- 1978 và đến cuối năm 1988 mang tên gọi chung là “Cái mới trong khoa học xã hội. Nội dung của nó là về các chuyên ngành thuộc khoa học xã hội và nhân văn, với 7 loại khoa học xã hội cơ bản: Triết học, Xã hội học, Kinh tế học, Luật học, Các khoa học lịch sử, Văn học, Ngôn ngữ học. Việc biên soạn và biên tập các tập san này do các phòng chức năng trong khối thông tin chịu trách nhiệm. Những tập san này không chỉ giới hạn trong phạm vi các khoa học xã hội cơ bản, mà có xu hƣớng rộng hơn chuyên ngành và chú trọng đến các khoa học liên ngành nhƣ: “Sử học và xã hội học”. “Cái mới trong khoa học xã hội” là sản phẩm thông tin tổng hợp vừa đa dạng vừa chuyên sâu về một ngành khoa học. Do vậy, nó có giá trị khoa học và thực tiễn phục vụ cho các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học và công nghệ, các nhà khoa học giảng dạy tại các trƣờng Đại học… Qua thời gian, ấn phẩm này đã khẳng định đƣợc vị trí của mình trong hoạt động nghiên cứu khoa học cũng nhƣ trong việc thông qua các quyết định của các cấp lãnh đạo24. Tuy nhiên, đến nay các tập san thông tin chuyên ngành và “Cái mới của khoa học xã hội” khơng cịn đƣợc xuất bản phục vụ ngƣời dùng tin, làm cho ngƣời dùng tin mất đi một sản phẩm thơng tin hữu ích, việc đình bản này rất tiếc do những điều kiện khách quan đƣa đến và phần nào ảnh ảnh đến việc cung cấp thông tin chuyên ngành của ISSI.

2.2.1.2. Các cơng trình dịch thuật

Các ấn phẩm dịch thuật này là các cuốn sách có giá rtị khoa học cao, có tính thời sự, đƣợc ISSI cập nhật, tuyển chọn. Lợi ích của các tài liệu dịch là đáp ứng nhu cầu của ngƣời dùng tin kho khơng có tài liệu gốc hoặc hạn chế về ngoại ngữ. Trong các tài liệu dịch, vấn đề dịch chuẩn xác, thông tin không

24 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Thông tin KHXH 30 năm xây dựng và phát triển, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội 2005, tr. 25

47

bị bóp méo, nội dung đúng với tài liệu gốc luôn đƣợc ngƣời làm dịch thuật coi trọng. Do đó, ngƣời sử dụng thơng tin có thể dễ dàng trích dẫn các thơng tin cần thiết theo tài liệu dịch mà khơng cần có tài liệu gốc. Một số tác phẩm điển hình đã đƣợc ISSI dịch và tổ chức xuất bản nhƣ: “Đế chế tan vỡ: cuộc nổi dậy của các dân tộc ở Liên Xô” tác giả H.C. D’Emcause (1993); “Chủ nghĩa xã hội và tin học”, tác giả N.N. Moiseev (1989); “Nhỏ là đẹp” tác giả E.F. Schumacher (1994)…25, và gần đây là “Có một nƣớc Mỹ khác - Sự nghèo khó ở Hoa Kỳ” (2006), “Những vấn đề mũi nhọn của triết học Trung Quốc” (2007)

2.2.1.3. Các hệ thống thư mục dạng in

Hệ thống thông tin – thƣ mục dạng in là một sản phẩm thông tin truyền thống và phổ biến rộng rãi nhất của hoạt động thông tin, là công cụ thiết yếu giúp chuyển tải thơng tin tín hiệu đến bất kỳ ai và ở đâu. Tính đến thời điểm hiện tại, các cơ sở này đã đƣợc lập cơ sở dữ liệu và có thể tra cứu trên máy tính. Hệ thống này bao gồm các loại sản phẩm nhƣ

- Thƣ mục thông báo sách mới

- Thông tin thƣ mục chuyên ngành, chuyên đề và tổng hợp - Thƣ mục nhân vật và thƣ mục địa chí

Đây là loại thƣ mục tập hơp tài liệu về một địa phƣơng, khu vực, vùng lãnh thổ nào đó. Mục đích của thƣ mục địa chí là giúp cho việc tìm hiểu và nghiên cứu nhiều vấn đề quan trọng của địa phƣơng)

- Các loại thƣ mục đặc biệt

Là loại thƣ mục trong đó phản ánh các bộ sƣu tập tƣ liệu đặc thù đang lƣu trữ và bảo quản tại ISSI. Đây là loại thƣ mục đặc thù phản ánh kho tài liệu có giá trị khoa học, phản ánh một giai đoạn lịch sử bằng hình ảnh của nền văn hoá nƣớc ta. Những sản phẩm này đƣợc nhiều chuyên gia đánh giá là quý trong kho tƣ liệu của hệ thống thông tin khoa học nói chung và của ISSI nói riêng. Trong số đó phải kể đến một số thƣ mục nhƣ:

48

+ Thư mục ảnh: Theo báo cáo kiểm kê năm 1999 thì ISSI có 58.003

đơn vị ảnh với nhiều nội dung khác nhau. Phần lớn các bộ sƣu tập ảnh do Trƣờng Viễn Đông Bác Cổ để lại về các chủ đề nhƣ phong cảnh, phố cổ, văn hoá, di tích lịch sử, kiến trúc, đời sống văn hố của ngƣời Việt Nam. Do vậy, đã có một số độc giả với mục đích nghiên cứu đã tập trung khai thác nghiên cứu các tài liệu này và giúp ích nhiều trong công việc của họ. Tuy nhiên qua khảo sát bằng bảng hỏi có rất nhiều độc giả khơng đƣợc tiếp cận loại hình tài liệu này do không đƣợc biết đến hoặc biết những không đƣợc đáp ứng do khơng có đủ điều kiện cần thiết

+ Thư mục hương ước Việt Nam: Là loại hình văn bản trong đó ghi chép một cách có hệ thống những quy ƣớc chung liên quan đến đời sống nhiều mặt quan trọng của từng cộng đồng làng xã ngƣời Việt chủ yếu ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Đƣợc soạn thảo từ thế kỷ XIX trở về trƣớc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nơm, cịn có những Hƣơng ƣớc mới đƣợc soạn thảo vào những năm đầu thế kỷ XX chủ yếu bằng chữ quốc ngữ. Trong số các văn bản Hƣơng ƣớc Hán – Nơm có nhiều văn bản đƣợc soạn thảo vào thế kỷ XVIII, XIX điều đặc biệt là những văn bản này đều đƣợc viết bằng bút lơng trên giấy gió và có thể coi là những văn bản gốc rất có giá trị về nhiều mặt. Trong nhiều năm trở lại đây, thƣ mục này đã liên tục phục vụ bạn đọc với số lƣợng lớn, đặc biệt là các nhà nghiên cứu cũng nhƣ cán bộ và nhân dân các tỉnh có hƣơng ƣớc đƣợc lƣu lại tại Viện

+ Thư mục “Thần tích - thần sắc”: Đây là kho tƣ liệu đặc biệt bao gồm

các bản thảo viết tay, đánh máy và tƣ liệu duy nhất có một bản bằng chữ quốc ngữ, có kèm theo các bản sự tích các thần và các sắc phong của nhiều triều đại đƣợc sao lại bằng chữ Hán. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là kho tƣ liệu thống kê hầu nhƣ đầy đủ nhất danh sách các sự tích, các vị thần đƣợc thờ cúng ở các làng quê cổ Việt Nam cũng nhƣ có nhiều thơng tin quan trọng khác về sinh hoạt văn hoá tinh thần của mỗi cộng đồng làng xã trong cả nƣớc.

2.2.1.4. Các hệ thống thư mục dạng phiếu

49 Bảng 1 STT Tủ mục lục Số lƣợng ô phiếu Số lƣợng phiếu 1 Mục lục chữ cái 224 ô >22.000 2 Mục lục phân loại 392 ô >39.000 3 Mục lục chủ đề 168 ô >16.000 4 Mục lục công vụ 280 ô >28.000

Kể từ năm 2002, ISSI đã ngừng cắm phiếu lên tủ mục lục do sách nhập về đã đƣợc quản lý, lƣu trữ và phục vụ trên máy tính và “Thơng báo sách mới nhập” xuất bản hàng quý. Cũng vì những nhƣợc điểm có nó nhƣ khơng thuận tiện trong tra cứu, công việc tra cứu mang tính thủ cơng… nên đa số ngƣời dùng tin đã chuyển hẳn sang tra cứu qua máy tính, và thực tế là chỉ cịn 21,7% thƣờng xuyên tra trên thƣ mục dạng phiếu và đối tƣợng này thông thƣờng là những ngƣời lớn tuổi, quen với cách tra tài liệu mang tính truyền thống.

2.2.1.5. Sƣu tập chuyên đề

Đây là một trong những loại hình sản phẩm thông tin khoa học quan trọng của ISSI, nó chiếm một số lƣợng khá lớn trong hệ thống ấn phẩm thông tin về nội dung. Đặc điểm của loại hình thơng tin này thể hiện ở tính năng động, có chọn lọc và mang tính định hƣớng rõ rệt. Bên cạnh đó các yếu tố khác nhƣ tính hệ thống, phổ biến rộng và tính xâu chuỗi các vấn đề ln đƣợc đề cao trong cả quá trình tạo ra sản phẩm. Các sƣu tập chuyên đề này thƣờng bao quát đƣợc nhiều nguồn tài liệu và thời gian xuất bản của tài liệu và có sự kết hợp với các chuyên đề khác để cung cấp và giới thiệu đầy đủ nhất những thơng tin khoa học đang lƣu thơng trong dịng tin. Bởi vậy, đối tƣợng của các sƣu tập chuyên đề tƣơng đối đa dạng trong đó bao gồm các nhà lãnh đạo và quản lý; các nhà khoa học ở các viện nghiên cứu và giảng dạy tại các trƣờng đại học; các đơn vị tham gia quản lý…

Hình thức xử lý các sƣu tập chuyên đề này là lƣợc thuật, dịch thuật , tổng thuật, tổng quan phân tích khoa học. Hình thức xử lý cho loại hình này rất linh hoạt, chẳng hạn nhƣ hệ số rút gọn của các bài lƣợc thuật thƣờng

50

không theo quy định về độ dài, ngắn mà cơ bản là phản ánh đầy đủ thơng tin có trong tài liệu gốc. Đôi khi với những bài lƣợc thuật từ sách, cán bộ xử lý có thể lƣợc thuật theo chƣơng với chủ đề theo yêu cầu. Các sƣu tập này lần đầu đƣợc xuất bản vào năm 1979 với nhiều sƣu tập có giá trị nhƣ: “Khoa học xã hội và Cách mạng khoa học kỹ thuật” (1982); “Những vấn đề về chính sách và thơng tin trong khoa học xã hội” (1982; “Q trình cơng nghiệp hố ở một số nước trên thế giới” (1988).

Đến nay, đã xuất bản hàng chục sƣu tập chuyên đề mang ý nghĩa khoa học đƣợc nhiều độc giả quan tâm và đánh giá cao, ví dụ nhƣ: “Thuyết tam

quyền phân lập và bộ máy nhà nước tư bản hiện đại”(1991); Nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên thế giới (1990); “Kinh nghiệm phát triển Đông Á” (1995); “Tôn giáo và đời sống hiện đại” (1997); “Khủng hoảng tài chính tiền tệ, đặc trưng và các chỉ số báo động” (1999); “Khơng gian số hố”" (2001); “Những thách thức trong xã hội thông tin”(2002); “Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới” (2005)… Và còn nhiều các sƣu tập chuyên đề khác

Các sƣu tập thông tin chuyên đề của ISSI mang những đặc điểm nhƣ: có tính chất tra cứu chỉ dẫn, mang tính chất một chuyên khảo, bên cạnh đó thơng tin mang những lập luận, lý giải chặt chẽ và giải quyết vấn đề. Do vậy, sản phẩm này đƣợc bạn đọc hết sức quan tâm và sử dụng nhƣ một tài liệu tham khảo đặc biệt. Phƣơng pháp chuyển tải thông tin ở từng bài trong sƣu tập mang đặc trƣng của thơng tin KHXH, có xử lý xâu chuỗi, xử lý chi tiết nhƣng lại không phải là mô tả mà là chắt lọc thông tin hữu ích đƣa vào ấn phẩm.

2.2.1.6. Tạp chí Thơng tin KHXH

Đây là xuất bản phẩm định kỳ duy nhất của ISSI và duy nhất đƣợc thừa nhận nhƣ là một tạp chí khoa học đầu ngành về thơng tin khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Lúc đầu là Tập san, đƣợc ra đời vào năm 1978, tạp chí Thơng tin KHXH có nhiệm vụ quan trọng là đƣa thông tin đi trƣớc một bƣớc, tức là tập trung thông báo, cung cấp thông tin về những kết quả nghiên cứu mới, những kinh nghiệm thực tiễn đã đƣợc tổng kết về mặt

51

khoa học, dự báo những “điểm nóng”, những vấn đề nổi cộm, góp phần định hƣớng cho hoạt động Thông tin KHXH. Thông tin cơng bố trên Tạp chí chủ yếu là các bài lƣợc thuật và dịch thuật các cơng trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Các bài tổng thuật dƣới dạng xâu chuỗi, phân tích, phê bình, một số bài viết của các học giả trong nƣớc, các báo cáo tại hội nghị, hội thảo….do vậy tạp chí đƣợc đánh giá là một trong những ấn phẩm khoa học quan trọng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

Từ năm 2007, ISSI xuất bản thêm tạp chí Thơng tin KHXH tiếng Anh, với nội dung chủ yếu là các bài nghiên cứu tƣơng tự nhƣ tạp chí Thơng tin KHXH và một số bài lƣợc thuật điển hình mang tính thời sự cao.

2.2.1.7. Tin nhanh – tài liệu phục vụ nghiên cứu

Đây là loại sản phẩm thông thơng khoa học mang tính sáng tạo của ISSI, đƣợc ra đời từ cuối những năm 1980. Đến nay Tin nhanh đƣợc xuất bản liên tục với 120 – 125 số /năm Nó có nhiệm vụ thơng tin kịp thời cho các chƣơng trình đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội, công tác nghiên cứu lý luận trong tình hình mới, đƣờng lối đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc. Tin nhanh bao gồm những bản dịch nguyên văn các bài viết mới đƣợc cơng bố trên các báo và tạp chí nƣớc ngồi về những vấn đề mà ngƣời dùng tin quan tâm cần phải phổ biến nhanh. Với nội dung ngày một phong phú nên đã thu hút đƣợc đối tƣợng sử dụng loại sản phẩm này ngày một rộng lớn.

Từ tháng 6 năm 1993, ISSI phát hành thêm loại hình tài liệu phục vụ nghiên cứu mới – Tin nhanh tham khảo đặc biệt. Đây là loại thông tin nhanh cung cấp theo địa chỉ cho các cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc từ Trung Ƣơng đến các tỉnh thành trong cả nƣớc. Quy chế sử dụng loại thông tin này rất hạn chế và có kiểm sốt.

Cả hai loại Tin nhanh – Tài liệu phục vụ nghiên cứu và tin tham khảo đặc biệt đã và đang ngày càng đáp ứng nhu cầu thơng tin của ngƣời dùng tin,

52

góp phần khắc phục tình trạng thiếu hụt thơng tin , đảm bảo thông tin đa dạng nhiều mặt phục vụ nghiên cứu, lãnh đạo và quản lý của các ngành, các cấp.

2.2.1.8. Niên giám Thông tin KHXH

Đƣợc ra đời từ năm 2005 với định kỳ xuất bản 1 số/năm, sản phẩm đã phần nào đáp ứng đƣợc nhiệm vụ thông tin những cái mới trong khoa học xã hội của Việt Nam và thế giới trong từng năm. Mỗi bài viết, nghiên cứu là sản phẩm của các phịng thơng tin và nghiệp vụ trong ISSI. Tuy nhiên do là loại hình sản phẩm mới nên việc định hình đối với mỗi bài viết cịn chƣa rõ nét, và mang tính đặc thù của một cuốn niên giám thông tin.

2.2.1.9. Tài liệu điện tử

Đây là các cơ sở dữ liệu đƣợc chứa trong CD-ROM với các CSDL nhƣ: Social Science; Humanities; Dialog on Disk; Văn Uyên tứ khố toàn thƣ. Đặc biệt với Văn Uyên tứ khố toàn thƣ chứa toàn văn kho sách Trung Quốc có các bộ kinh: Kinh, Sử, Tử, Tập bao quát các lĩnh vực khoa học, Triết học, Sử học, Kinh tế học, văn học… với trên 700 triệu chữ Hán ghi trong 36.000 cuốn sách hiện lƣu tại Trung Quốc. Cơ sở dữ liệu Humanites có chứa các tài liệu từ năm 1984 đến tháng 1 năm 2003 bao gồm cả tóm tắt và tồn văn bằng tiếng Anh với các chủ đề khảo cổ học, nghiên cứu kinh điển, lịch sử ngôn ngữ…. Mặc dù là nguồn tài liệu hiếm nhƣ vậy nhƣng chỉ có 16,7% độc giả thƣờng xuyên sử dụng sản phẩm này và 6,7% là khơng hề biết đến nó.

2.2.1.10. Trang Web của ISSI

Với địa chỉ tên miền là http://www.issi.gov.vn nội dung của nó bao gồm giới thiệu các sản phẩm của ISSI, tóm tắt các bài trong tạp chí và tin nhanh...bên cạnh đó là giới thiệu các hội nghị, hội thảo đƣợc tổ chức trong phạm vi Viên Khoa học Xã hội Việt Nam đƣợc cập nhật theo tháng hoặc theo tuần. Nguồn nhân lực cho hoạt động duy trì nội dung trang web chủ yếu do 1 cán bộ đảm nhiệm. Từ những nhân tố trên cho thấy sự đơn điệu trong cách tổ chức nội dung lẫn việc cập nhật thông tin khiến cho công cụ quảng bá sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những rào cản trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học tại viện thông tin khoa học xã hội (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)