Khảo nghiệm về đề xuất các tiêu chí, quy trình phát triển nghiêncứu khoa học của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng TP.Hồ Chí Minh 002 (Trang 90 - 109)

9. Kết cấu của luận văn

3.6. Khảo nghiệm về đề xuất các tiêu chí, quy trình phát triển nghiêncứu khoa học của

cứu khoa học của giảng viên tại trƣờng Đại học Hồng Bàng

Khái quát về tổ chức khảo nghiệm

- Đối tượng khảo nghiệm: Trƣng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi với 3 nhóm đối tƣợng với số lƣợng sau: Các nhà QLGD: 25; Các chuyên gia nghiên cứu về QLGD: 20 ngƣời; GV đang trực tiếp giảng dạy tại trƣờng: 45 ngƣời.

- Phương pháp khảo nghiệm: Sử dụng phƣơng pháp đánh giá của Trung tâm Đào tạo quốc tế Crown Agents (Worthing, Brightain, Vƣơng quốc Anh) theo mức độ tác động của các nhóm đối tƣợng tham gia thực hiện các giải pháp. Số hóa kết quả đánh giá ứng với mỗi nhóm đối tƣợng phân tích nêu trên: mức độ quan tâm (tiêu cực: -; tích cực: +); biện pháp nào họ tham gia; tác động quyền lực của nhóm đối với vấn đề; sự ảnh hƣởng của nhóm đến việc đề xuất và thực hiện các tiêu chí và quy trình đánh giá.

Điểm số tác động nhƣ sau:

+ Giá trị đánh giá: Rất quan trọng: 5, cần thiết: 4, không cần thiết:1. + Giá trị quyền lực: Giám sát hoàn toàn: 6; Giám sát cơ bản: 5; Giám sát một phần: 4; Giám sát bình thƣờng: 3; Giám sát kém: 2; Không giám sát: 1.

+ Tác động chung: Là tác động tổng thể của nhóm đối tƣợng với kết quả là phép nhân của “Giá trị đánh giá” với “Giá trị quyền lực”.

Kết quả đánh giá chung: Kết quả đánh giá 3 nhóm là tổng điểm tác động đạt đƣợc (lớn nhất là 3 nhóm x 5 x 6 = 90 điểm, nhỏ nhất là 3 nhóm x 1 x 1 = 3 điểm).

Bảng 3.7: Kết quả lƣợng hóa đánh giá của các nhóm đối tƣợng về tính hợp lý của các tiêu chí và quy trình

tham gia quan tâm nhất của nhóm Đánh giá Quyền lực Tác động chung 1 2 3 4 5 6=4x5

CBQLGD + Phân cấp quản lý để tăng cƣờng tiêu chí và quy trình 4,5 5,6 25,2 Chuyên gia NC + Phát triển thực chất đội ngũ giảng viên 4,6 5,5 25,3

Giảng viên + Đƣợc phát triển và có chính sách đãi ngộ 4,4 5,1 22,4

Tổng cộng 72,9

Bảng 3.8: Kết quả đánh giá về tính hợp lý của các tiêu chí và quy trình

Đơn vị tính: %

Mức độ Các tiêu chuẩn và quy trình

Hợp lý Tƣơng đối hợp

Không hợp lý

Về loại đề tài và số lƣợng đề tài NCKH 71,1 26,7 2,2

Về chất lƣợng đề tài NCKH 84,4 14,5 1,1

Về đạo đức của ngƣời nghiên cứu 75,6 22,2 2,2 Viết sách chuyên khảo, sách giáo khoa, giáo trình và biên

tập sách 74,4 24,5 1,1

Viết báo khoa học 73,3 23,4 3,3

Viết đề án, dự án các loại 67,8 30,0 2,2

Hƣớng dẫn nghiên cứu khoa học cho SV 66,7 32,2 1,1

Quy trình đánh giá 61,1 36,7 2,2

Kết quả khảo sát đánh giá về tính khả thi của các tiêu chí và quy trình đánh giá

Kết quả đánh giá tính khả thi của các tiêu chí và quy trình đƣợc thể hiện qua số liệu bảng 3.9 và bảng 3.10 sau đây:

Bảng 3.9: Kết quả đánh giá của các đối tƣợng về tính khả thi

Đối tƣợng tham gia Mức độ quan tâm

Điều mong muốn chung nhất của nhóm

Giá trị Đánh

giá Quyền lực Tác động chung

1 2 3 4 5 6 = 4x5

CBQLGD + Triển khai đồng bộ, có hiệu

quả 4,4 4 17,6

Chuyên gia

nghiên cứu + Triển khai sớm và triệt để 4,5 5 22,5 Giảng viên + Triển khai khẩn trƣơng 4,3 6 25,8

Bảng 3.10: Mức độ khả thi của các tiêu chí và quy trình

Đơn vị tính: %

Mức độ Các tiêu chuẩn và quy trình

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Về loại đề tài và số lƣợng đề tài NCKH 70,9 27,6 1,5

Về chất lƣợng đề tài NCKH 72,2 25,6 2,2

Về đạo đức của ngƣời nghiên cứu 74,4 24,5 1,1 Viết sách chuyên khảo, sách giáo khoa, giáo trình và biên tập

sách 63,3 35,6 1,1

Viết báo khoa học 73,3 25,6 1,1

Viết đề án, dự án các loại 56,7 41,1 2,2

Hƣớng dẫn nghiên cứu khoa học cho sinh viên 56,7 40,8 2,5

Quy trình đánh giá 71,1 26,7 2,2

Kết quả đánh giá cho thấy, các tiêu chí và quy trình có tính khả thi cao. Các tiêu chí và quy trình thực hiện thành công và không tiêu chí nào có sự bác bỏ. Giá trị quyền lực tác động vào thực thi các các tiêu chí và quy trình tuy có khác nhau nhƣng giá trị đánh giá lại rất thống nhất.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở các nguyên tắc đề xuất tiêu chí và quy trình đánh giá, tác giả luận văn đã đề xuất 7 tiêu chuẩn với 21 tiêu chí cụ thể để đánh giá việc thúc đẩy hoạt động NCKH, gắn kết NCKH với giảng dạy nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo tại ĐH Hồng Bàng. Các tiêu chí này đƣợc xác định cụ thể bởi các minh chứng cụ thể.

Tác giả luận văn đã đề xuất quy trình đánh giá hoạt động NCKH của GV ĐH Hồng Bàng theo 6 bƣớc tƣơng ứng với 6 bậc đánh giá gồm: Bậc 1: Tự đánh giá; Bậc 2: Đánh giá qua cấp trên trực tiếp; Bậc 3: Giám định của cấp trên gián tiếp; Bậc 4: Đƣợc đánh giá bởi viên chức trực thuộc (nếu giảng viên kiêm giữ chức vụ lãnh đạo); Bậc 5: Đánh giá bởi các đồng nghiệp; Bậc 6: Đánh giá bởi nhóm lợi ích liên quan.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các tiêu chí và quy trình là rất hợp lý. Các tiêu chí và quy trình này có tính khả thi trong thực tiễn đánh giá hoạt động NCKH của GV ĐH Hồng Bàng. Từ đó, có thể xác định các phƣơng

hƣớng chính để sử dụng kết quả đánh giá hoạt động NCKH của giảng viên để gắn kết thúc đẩy giảng viên tích cực nghiên cứu khoa học.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu khoa học là một trong hai tiêu chí chính để đánh giá chất lƣợng của nhà trƣờng trong việc nâng cao, đảm bảo chất lƣợng của quá trình đào tạo. Kết hợp chặt chẽ giữa NC và giảng dạy, nhằm trang bị cho ngƣời học một lƣợng kiến thức cơ bản cần thiết, phƣơng pháp luận để sau khi tốt nghiệp ngƣời học có thể tiếp tục học tập, có khả năng giải quyết những vấn đề do thực tế đề ra. Mặc khác, trình độ, năng lực của giảng viên đƣợc tích luỹ qua kinh nghiệm giảng dạy và NCKH là một trong những yếu tố quyết định chất lƣợng của giáo dục và đào tạo. Hoạt động NCKH của GV Hồng Bàng đƣợc HĐQT, BGH và toàn thể cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng, và có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy của nhà trƣờng.

Trong những năm gần đây, nhà trƣờng đã tích cực đổi mới công tác NCKH, từng bƣớc đề ra những chính sách và xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng khoa học; đổi mới cơ chế tuyển chọn và quản lý các đề tài khoa học. Nội dung các đề tài tập trung chủ yếu vào phục vụ việc nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng, đổi mới biên soạn các chƣơng trình, giáo trình, phƣơng pháp phù hợp với các loại hình và đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng, xây dựng cơ sở lý luận phát triển khoa học, góp phần tạo động lực thúc đẩy GV tích cực NCKH nâng cao chất lƣợng đào tạo giảng dạy.

Trên cơ sở các nguyên tắc đề xuất tiêu chí và quy trình đánh giá, tác giả luận văn đã đề xuất 7 tiêu chuẩn với 21 tiêu chí cụ thể để đánh giá hoạt động NCKH của GV Đại học Hồng Bàng. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các tiêu chí và quy trình trên là hợp lý; các tiêu chí và quy trình này có tính khả thi trong thực tiễn đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của GV Đại học Hồng Bàng đồng thời thúc đẩy giảng viên kết hợp giảng dạy với NGKH nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, chất lƣợng giảng dạy.

KHUYẾN NGHỊ

Đối với Nhà nƣớc (Đảng, Bộ GD&ĐT, Bộ KH&CN): có chính sách nâng đỡ, hỗ trợ cho các trƣờng ngoài công lập hỗ trợ về đất đai, cơ sở, vốn vay ƣu đãi,… để đảm bảo chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc ta đƣợc thực hiện một cách rộng rãi và hiệu quả hơn. Vận dụng tự đánh giá chất lƣợng của các trƣờng ĐH, CĐ ngoài công lập, từ đó so sánh, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn theo vùng miền, năng lực tài chính, sứ mệnh mục tiêu để có những hỗ trợ và chỉ đạo kịp thời và phù hợp giúp các trƣờng phát triển. Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trƣởng BGD&ĐT ban hành Quy định về chế độ làm việc của GV các trƣờng ĐH&CĐ đã xác định NCKH là một nhiệm vụ cơ bản của GV đại học. Tuy nhiên, khi quy định này đƣợc vận dụng thực tiễn ở các cơ sở GDĐH đã tỏ ra có những bất cập về định mức lao động của GV cũng nhƣ phƣơng pháp tính quy đổi theo giờ chuẩn của GV. Bộ cần sớm có những điều chỉnh để khắc phục các bất cập này.

Đối với chính quyền TP.HCM: Tạo điều kiện và có những chính sách và hỗ trợ cụ thể nhƣ cấp đất quy hoạch tập trung các làng đại học, hỗ trợ tài chính, kêu gọi đầu tƣ góp vốn, vốn vay ƣu đãi…

Đối với trƣờng Đại học Hồng Bàng: cần đầu tƣ hơn nữa để tạo động lực thúc đẩy GV tích cực NCKH. Cần có khung tiêu chí đánh giá GV thúc đẩy, phát triển hoạt động NCKH trong GV nhằm xây dựng đội ngũ CB, GV đáp ứng yêu cầu của giáo dục, đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Trong thời gian tới, Đại học Hồng Bàng cần tiến hành đổi mới chính sách tuyển dụng, sử dụng và quản lý CB&GV, và nên áp dụng những giải pháp, tiêu chí đánh giá NCKH đã đề xuất trong luận văn.

Đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo: Hình thành chính sách tuyển dụng, sử dụng và quản lý nguồn CB&GV khoa học ở Đại học Hồng Bàng theo mô hình trƣờng đại học định hƣớng nghiên cứu với những lộ trình, bƣớc đi phù hợp trong từng giai đoạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Giáo dục và Thời đại (2011). Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các trường đại học: Cận cảnh thực tế. Viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ. http://www.nistpass.gov. vn/index, ngày cập nhật 03/05/2013

2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 5 năm 2011 về việc ban hành Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học (5 Chƣơng – 26 Điều)

3. Bùi Văn Quân (2007), Đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học”, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Công đoàn Giáo dục Việt Nam

4. Chuỗi bài báo trên Diễn đàn: "Khoa học Việt ít bài đăng trên tạp chí quốc tế", http://VnEpress.net, ngày cập nhật 01/2013

5. Đại học Hồng Bàng (2008), Báo cáo tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo

6. Đại học Hồng Bàng (2012), Báo cáo tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

7. Đăng Nguyên, Hà Ánh (12/2012), "Vật vờ nghiên cứu khoa học", http://thanhnien online, ngày cập nhật 30/01/2013

8. ĐH Hồng Bàng (2005) Tạp san bản tin, số 1; 2; 3

9. ĐH Hồng Bàng (2008), Danh mục các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên gửi dự thi , Giải thưởng “ Sinh viên nghiên cứu khoa học” và giải thưởng “ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam – VIFOTEC” Số 11/ DHB. 10. ĐH Hồng Bàng (2012),Tạp chí khoa học, số 1&2

11. ĐH Hồng Bàng, Báo cáo Tổng kết nghiên cứu khoa học năm học 2009 – 2010, số: 14/BC-DHB

12. ĐH Hồng Bàng, Kế hoạch tổ chức , Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học – Eure’ka năm 2010, số 05/ KH-TV

13. ĐH Hồng Bàng, Quyết định Khen thưởng những đề tài đạt giải cao của tập thể và cá nhân tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học năm 2008 -2009, số: 98 DHB

14. ĐH Hồng Bàng, Quyết định Khen thưởng những đề tài đạt giải của tập thể và cá nhân tích cực trong công tác NCKH năm 2010, số154/ DHB 15. ĐH Hồng Bàng, Quyết định Tặng giấy cho các tập thể và cá nhân tích

cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp xuất sắc năm 2011, số159/ DHB

16. ĐH Hồng Bàng, Thông báo (Tổ chức hội nghị tổng kết nghiên cứu khoa học năm 2009), số: 17 /DHB

17. ĐH Hồng Bàng, Thông báo (V/v Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học năm 2010), số: 18/ TB-DHB

18. ĐH Hồng Bàng, Thông báo V/v Bổ sung trao giải thưởng tập thể thực hiện tác nghiên cứu khoa học và mức hỗ trợ giảng viên hướng dẵn các đề tài nghiên cứu khoa học năm 2012, số 28/TB-DHB

19. ĐH Hồng Bàng, Thông báo V/v công bố danh sách số lượng các đề tài đạt kết quả tốt được xét chọn vào vòng chung kết Giải thưởng Sinh viên NCKH – Eureka cấp thành phố lần thứ XII năm 2010,số 82/TB-KHCN 20. ĐH Hồng Bàng, Thông báo V/v thực hiện tác nghiên cứu khoa học năm

2012, số 18/TB-DHB

21. ĐH Hồng Bàng. Báo cáo V/v thực hiện công tác nghiên cứu khoa học năm học 2010 – 2011, số 15/BC-ĐTN

22. Hồng Hạnh, Giảng viên “ngại” tham gia nghiên cứu khoa học,

http://dantri.com.vn, ngày cập nhật 04/05/2013

23. Lê Đình, Nghiên cứu khoa học ở trƣờng đại học sƣ phạm trong nấc thang tiêu chí của kiểm định chất lƣợng giáo dục, Kỷ yếu: “Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các trường sư phạm Việt Nam, tr. 11-17

24. Lê Minh Tiến, Giảng viên còn “lười” nghiên cứu khoa học,

25. Lƣu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản: ĐHSP, tr.15-16

26. Lƣu Xuân Mới (2003), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội

27. Nguyễn Đức Chính (2005), Đánh giá giảng viên đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

28. Nguyễn Kim Liên, Tạo động lực cho giảng viên đại học nghiên cứu khoa học, http://niem.edu.vn/index, ngày cập nhật 07/05/2013

29. Nguyễn Ngọc Hòa, Đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học, Tạp chí luật học, số 7/2007.tr 71-74

30. Nguyễn Văn Quân, Phát triển nghiên cứu khoa học phải có “chợ đầu ra”, http://www.nistpass.gov.vn/index, ngày cập nhật 20/04/2013

31. Nguyễn Văn Tuấn (2011), Đi vào nghiên cứu khoa học, NXB Tổng hợp Tp.HCM

32. Nguyễn Văn Tuấn, Nghiên cứu khoa học và giấc mơ top 200, http://www.nistpass.gov.vn, ngày cập nhật 05/05/2013

33. Phạm Viết Vƣợng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

34. Phan Thị Tú Nga (Đại học Huế), “Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học Huế”,

Tạp chí khoa học, số 68, 2011, tr. 67-78

35. Quyết định số 64/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 28 tháng 11 năm 2008, của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc Ban hành quy định chế độ làm việc đối với giảng viên (5 Chƣơng – 16 Điều)

36. Tài liệu hội thảo: "Các giải pháp đẩy mạnh NCKH của trường Đại học Kinh tế Tp.HCM", biên soạn bởi Phòng QLKH và HTQT, 01/2013

37. Thời báo tài chính, Nhiều giảng viên quên nghiên cứu khoa học,

http://www.nistpass.gov.vn/index, ngày cập nhật 02/05/2013

39. Vũ Đình Hùng - Cố vấn Hiệu Trƣởng Trƣờng ĐHQT Hồng Bàng, Báo cáo kết qu ả cuộc hội thảo, “Thực trạng và giải pháp tạo động lực cho giảng viên đại học tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ”, Ngày 18/02/2010 tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trƣởng Bộ GD & ĐT, PGS.TS Trần Quang Qúy điều hành

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: NỘI DUNG PHỎNG VẤN GẢNG VIÊN Bảng câu hỏi:

Xin chào Thầy/Cô,

Tôi đang thực hiện đề tài luận văn về vấn đề Phát triển nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng TP.HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng TP.Hồ Chí Minh 002 (Trang 90 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)