Chiến lƣợc chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng TP.Hồ Chí Minh 002 (Trang 26 - 28)

9. Kết cấu của luận văn

1.3. Chiến lƣợc chung

1.3.1. Quan điểm của Đảng, Chính phủ và các Bộ, ngành về tổ chức hoạt động NCKH ở trường đại học chức hoạt động NCKH ở trường đại học

Trong những năm qua, Ðảng và Nhà nƣớc ta luôn đặc biệt quan tâm đến phát triển GD&ÐT, KH&CN, coi GD&ÐT, KH&CN là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành TW khóa VIII đã khẳng định: “Các trường đại học phải là các trung tâm NCKH, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống”.[5]

Nghị Quyết Đại hội X đã chỉ rõ “đổi mới toàn diện GD&ÐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”[10]. Ngày 2/11/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 với mục tiêu “tạo được sự chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân” [16]. Nghị quyết 14 đã đƣa ra các giải pháp đổi mới cụ thể, tạo tiền đề cho các trƣờng đại học đổi mới nội dung, phƣơng pháp và quy trình đào tạo, nâng cao chất lƣợng đội ngũ CB, GV, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cƣờng hoạt động NCKH, phát huy cơ chế tự chủ.

Công tác lãnh đạo nâng cao chất lƣợng đào tạo và NCKH phải đảm bảo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chủ trƣơng của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về công tác đào tạo, NCKH nhƣ Nghị quyết Trung ƣơng 2 (khoá VIII) về

phƣơng hƣớng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 và Nghị quyết số 05/NQ-BCSD ngày 06/01/2010 của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010- 2012.

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết XI của Đảng để hoạt động KH&CN thời gian tới hiệu quả hơn. Giai đoạn 2011 – 2015, hoạt động khoa học của ngành GD&ÐT theo phƣơng hƣớng: phải dựa trên chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020, chiến lƣợc phát triển KH&CN và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc; tập trung nghiên cứu phục vụ sự nghiệp phát triển và nâng cao chất lƣợng GD&ÐT, đặc biệt là giáo dục đại học, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, trình độ và chất lƣợng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao tiềm năng trí tuệ của đất nƣớc. Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và quản lý hoạt động KH&CN của ngành; nâng cao hiệu quả đầu tƣ cho hoạt động KH&CN. Việc đầu tƣ sẽ đƣợc thực hiện gắn với kết quả và hiệu quả hoạt động KH&CN của các trƣờng đại học, cao đẳng.

1.3.2. Hoạt động NCKH ở trường đại học nước ta

Kết quả mới công bố của viện nghiên cứu xếp hạng tổ chức giáo dục, khoa học SCImago của Tây Ban Nha năm 2012 cho thấy vị trí của các trƣờng đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam có xu hƣớng đứng thấp. [10; 37; 38]

Để đánh giá đẳng cấp một trƣờng đại học không thể không căn cứ vào số lƣợng tiến sĩ, giáo sƣ của trƣờng này, mà đồng thời cả số lƣợng công trình đƣợc công bố trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín, những giải thƣởng khoa học mà họ đạt đƣợc...

Theo nội dung xếp hạng, về mặt số lƣợng, ở lĩnh vực nghiên cứu về giáo dục, công bố xếp hạng thực hiện với 3.290 đại học, viện nghiên cứu quốc tế của SCImago cho hay Việt Nam đứng hạng 14 trong 21 quốc gia ở khu vực Đông Á, xếp sau các nƣớc nhƣ Malaysia (hạng 8), Thái Lan (hạng 9), Philippines (hạng 11). Ở chỉ tiêu này, số lƣợng bài nghiên cứu về giáo dục

của Việt Nam chỉ bằng 1/37 so với Đài Loan (hạng nhất) và 1/30 so với Hồng Kông (hạng nhì), với tổng số các bài báo khoa học trong ngành khoa học giáo dục của Việt Nam đƣợc công bố quốc tế là 39 trong khoảng thời gian 14 năm đƣợc so sánh từ 1996 - 2010 và có chỉ số trung bình là 2 bài mỗi năm. Xếp hạng của SCImago về một chỉ số về việc đƣợc trích dẫn công bố quốc tế của bài báo, công trình khoa học, cho thấy chỉ số này của Việt Nam đứng thứ 13 và ở mức 4 điểm, xếp dƣới Philippines, quốc gia láng giềng Đông Nam Á vốn xếp thứ 10 với 6 điểm, sau Thái Lan (hạng 9, 8 điểm) và chỉ đứng trên Campuchia vốn xếp hạng 14 với 2 điểm.

Báo cáo xếp hạng trên ba nghìn trƣờng, viện đại học, nghiên cứu thế giới cho hay có 4 tổ chức của Việt Nam lọt vào danh sách đƣợc xếp đợt này, nhƣng đứng ở vị trí khiêm tốn, là Viện khoa học và công nghệ, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội.

Xếp hạng của SCImago trong báo cáo năm 2012 về mặt công bố khoa học đƣợc bổ sung chỉ báo "lãnh đạo" ngầm chỉ định về tỷ lệ phần trăm tác giả chính của công trình khoa học công bố quốc tế là ngƣời trong biên chế của một cơ sở, trƣờng viện đƣợc xếp hạng.

Chỉ số này đặt bên cạnh một số tiêu chí đƣợc đem ra so sánh, đánh giá khác đã biết nhƣ đầu ra, hợp tác quốc tế (với đồng nghiệp quốc tế), chỉ số tác động (đo ảnh hƣởng của nghiên cứu), chỉ số chất lƣợng khoa học (nhắm vào tỷ lệ bài báo đƣợc công bố trên các tập san, tạp chí khoa học hàng đầu thế giới), chỉ số chuyên biệt hóa, chỉ số xuất sắc...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng TP.Hồ Chí Minh 002 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)