Vấn đề định mức lao động và định mức NCKH của GV

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng TP.Hồ Chí Minh 002 (Trang 32 - 34)

9. Kết cấu của luận văn

1.6. Vấn đề định mức lao động và định mức NCKH của GV

Lao động hao phí đƣợc quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lƣợng công việc) đúng tiêu chuẩn quy định trong những điều kiện tổ chức sản xuất, kỹ thuật, tâm – sinh lý và kinh tế xã hội nhất định. Đƣợc biểu hiện dƣới các hình thức: định mức thời gian, định mức sản lƣợng, định mức phục vụ. Định mức lao động của giảng viên có liên quan đến các khái niệm: [34; 35]

- Mức thời gian: là lƣợng thời gian lao động cần thiết (phút, giờ, ngày) đƣợc quy định cho một ngƣời lao động hay một nhóm ngƣời lao động thuộc một ngành nghề nào đó có trình độ thành thạo tƣơng ứng với mức độ phức tạp của công việc để hoàn thành một sản phẩm, một công việc nào đó trong những điều kiện nhất định.

- Giờ chuẩn: là đơn vị tính nhiệm vụ theo chế độ công tác của GV đƣợc quy đổi thành đơn vị thống nhất. Đơn vị này tính ngang bằng một tiết giảng ở trên lớp. Ngƣời giảng viên gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó giảng dạy là nhiệm vụ chính, cần xem giờ giảng là “giờ chuẩn” để quy tất cả các thời gian hao phí cho các nhiệm vụ khác về “giờ chuẩn”.

- Giờ qui chuẩn: là giờ thực tế mà GV dùng để thực hiện các nhiệm vụ phải hoàn thành nhân với hệ số quy đổi. Để xác định chính xác giờ quy chuẩn cần phải xác định chính xác hệ số quy đổi.

- Giờ chuẩn định mức: là mức giờ chuẩn qui định về số giờ chuẩn cần thiết mà một GV ở ngạch nhất định cần hoàn thành trong một năm học.

- Giờ chuẩn thanh toán: là lƣợng chênh lệch giữa mức giờ quy chuẩn mà một GV thực hiện đƣợc trong một năm học vời giờ chuẩn định mức mà GV đó phải thực hiện trong năm học.

Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng 1 của luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản có tính chất cơ sở lý luận để triển khai những nội dung các chƣơng tiếp theo. Có thể tóm tắt những nội dung ở chƣơng 1 nhƣ sau:

- Tập trung tìm hiểu tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, tìm hiểu cơ sở xuất phát của việc đánh giá giảng viên; đánh giá hoạt động NCKH của giảng viên đại học ở một số quốc gia tiên tiến trên thế giới trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.

- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận chung về quản lý hoạt động NCKH ở các cơ sở giáo dục đại học , mục tiêu quản lý và nội dung hoạt động NCKH; quy trình quản lý hoạt động NCKH ở các cơ sở giáo dục đại học; các nguồn lực NCKH trong trƣờng đại học, cao đẳng.

- Đi sâu nghiên cứu tìm hiểu các chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, Bộ GD&ĐT về việc đánh giá hoạt động NCKH của GV đại học ở các cơ sở giáo dục đại học. Tìm hiểu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, thang đánh giá, quy trình đánh giá và những yếu tố chi phối việc NCKH của giảng viên ở các trƣờng đại học, cao đẳng.

CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐH HỒNG BÀNG TP. HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng TP.Hồ Chí Minh 002 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)