Về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng TP.Hồ Chí Minh 002 (Trang 42 - 45)

9. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động NCKH của giảng viên Đại học Hồng Bàng TP.HCM

2.2.2. Về nguồn nhân lực

Trong những năm vừa qua trƣờng ĐH Hồng Bàng đã triển khai quy trình tuyển dụng, đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ CB, GV giảng dạy ngày càng tăng về số lƣợng và chất lƣợng. Nhìn chung đội ngũ đội ngũ CB, GV giảng dạy, NC thuộc nhiều thế hệ có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực NCKH, có phƣơng pháp giảng dạy, nhiệt tâm với nghề

nghiệp và luôn có xu hƣớng phấn đấu vƣơn lên. Tính đến tháng 5/2012, trƣờng ĐH Hồng Bàng, có số cán bộ, chuyên viên, giảng viên là: 1.437, trong đó có 522 cán bộ công chuyên viên; 915 giảng viên gồm: 6 Giáo sƣ, 22 Phó giáo sƣ; 88 Tiến sĩ, 221 Thạc sĩ, 235 Giảng viên cơ hữu; cùng với 371 Giảng viên hợp đồng thỉnh giảng. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ từ thạc sĩ trở lên là: 36.8 %. Cụ thể:

Tuổi đời và thăm niên công tác [6]

Về thâm niên công tác: Dƣới 5 năm là 15,5%; 5 đến 10 năm là 41,1%; trên 10 đến 20 năm là 33,1%; trên 20 năm là 10,3%.

Về tuổi đời: Dƣới 30 là 26%; 30 đến 40 là 41,1%; 40 đến 60 là 26,7%; trên 60 là 6,2%.

Bảng 2.2: Cơ cấu tuổi đời và thâm niên công tác

Tuổi đời (Tuổi)

Dƣới 30 30-40 40-60 > 60

SL % SL % SL % SL %

375 26 591 41,1 385 26,7 86 6,2

Thâm niên công tác (Năm)

< 5 > 5 -10 > 10-20 > 20

SL % SL % SL % SL %

223 15,5 592 41,1 477 33,1 145 10,3

(Nguồn: Phòng Hành chánh Tổ chức trường Đại học Hồng Bàng)

Nhƣ vậy, xét về tuổi đời và thâm niên công tác của CB,GV của Trƣờng Hồng Bàng hình thành hai thế hệ rõ rệt, đó là thế hệ trƣởng thành có thâm niên công tác trên 10 năm và tuổi đời trên 40. Thế hệ thứ hai có thâm niên công tác dƣới 10 năm và tuổi đời dƣới 40. Từ đó ta thấy, số giảng viên trải qua công tác giảng dạy, nghiên cứu, có kinh nghiệm từ 10 năm trở lên là 622 ngƣời chiếm 43,4%, là lực lƣợng chủ yếu và là yếu tố thuận lợi cho hoạt động giảng dạy và NCKH của trƣờng. Đặc biệt với tỷ lệ thâm niên trên 20 năm chiếm 10,3%, là nguồn lực quan trọng trong truyền thụ kinh nghiệm giảng dạy và phƣơng pháp NCKH cho các giảng viên trẻ.

Tuy nhiên, một nguồn lực giảng viên trẻ dƣới 30 tuổi chiếm tới 26% có 5 năm kinh nghiệm 15,5%, nhóm này có những ƣu điểm và hạn chế nhất định. Bên cạnh sự năng động, sáng tạo, ham học hỏi tiếp thu kiến thức mới và tinh thần NCKH vƣơn lên mạnh mẽ là sự hạn chế về kinh nghiệm, phƣơng pháp giảng dạy và NCKH. Chính vậy, lãnh đạo ĐH Hồng Bàng cần lƣu ý về tâm lý và những khó khăn của giảng viên trẻ sẽ ảnh hƣởng nhất định đến kết quả giảng dạy và hoạt động NCKH.

Cơ cấu trình độ (học vị và học hàm) [6]

Chức danh Giáo sƣ: 6 chiếm 0,4% ; Phó giáo sƣ: 12 chiếm tỉ lệ 0,8%; Tiến sĩ: 88 chiếm tỉ lệ 6,1%; Thạc sĩ: 221 chiếm tỉ lệ 15,3% trong đó có 20 Thạc sĩ đang làm nghiên cứu sinh; Cử nhân: 1110, chiếm tỉ lệ 77.4% trong đó có 52 giảng viên đang theo học đào tạo Thạc sĩ.

Tỷ lệ trình độ trên đại học đạt 22,6%, và nếu tính thêm tỷ lệ đang đƣợc đào tạo Thạc sĩ, tỷ lệ này đạt đƣợc là 26,2%. Trƣờng ĐH Hồng Bàng, với sứ mệnh là một trƣờng đào tạo đa cấp , nhiều ngành và đa lĩnh vực, phấn đấu trở thành đại học định hƣớng nghiên cứu có cơ sở GD&ÐT, NCKH của nền kinh tế tri thức, đẳng cấp quốc tế, liên thông và công nhận lẫn nhau với một số trƣờng đại học trên thế giới, thì tỷ lệ này còn thấp. Tiêu chuẩn này đòi hỏi tỷ lệ GV có trình độ Thạc sĩ của Hồng Bàng phải đạt 100%, trong đó tỷ lệ Tiến sĩ phải tăng lên ít nhất là 60%. Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy và NCKH của GV đòi hỏi BHG Trƣờng ĐH Hồng Bàng và lãnh đạo các khoa cần có kế hoạch đạt đƣợc tỷ lệ này trong những năm tới.

Trình độ ngoại ngữ [6]

Đối với yêu cầu nguồn nhân lực nói chung và đối với GV ĐH Hồng Bàng nói riêng, trình độ ngoại ngữ là một trong những nhân tố quan trọng giúp ngƣời giảng viên thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy, giao lƣu kiến thức hội nhập.

Bảng 2.3: Trình độ ngoại ngữ của giảng viên

Ngoại ngữ Tổng số Rất tốt Tốt Khá tốt Trung bình Yếu

Tiếng Pháp 26 1 3,9 8 30,7 6 23 11 42,4 0 0

Tiếng Nga 10 0 0 1 10 3 30 6 60 0 0

Tiếng Nhật 36 2 5,6 3 8,3 14 38,9 17 47,2 0 0 Tiếng Trung 30 0 0 5 16,7 10 33,3 15 50 0 0 Tiếng Anh 98 6 6,1 30 30,6 38 38,7 24 24,6 0 0

(Nguồn: Phòng Đào tạo trường Đại học Hồng Bàng)

Có 200 ngƣời trả lời câu hỏi này, kết quả qua khảo sát cho thấy, trình độ ngoại ngữ của giảng viên Hồng Bàng còn chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc một cách tốt nhất trong xu thế hội nhập hội nhập tri thức hiện nay. Tỷ lệ trình độ ngoại ngữ của giảng viên mới ở mức trên trung bình (mức độ trung bình tới 73 phiếu/200 chiếm 36,5%). Do đó, lãnh đạo Hồng Bàng cần đƣa ra tiêu chí yêu cầu 100% giảng viên phải có trình độ ngoại ngữ ít nhất cũng phải ở mức độ từ khá trở lên.

Trình độ tin học phục vụ công tác giảng dạy và NCKH

Trình độ ngoại ngữ, tin học là một phƣơng tiện cần thiết giúp ngƣời GV có cơ hội hội nhập thông tin, tri thức toàn cầu, nâng cao tầm hiểu biết, chất lƣợng giảng dạy và hoạt động NCKH. Với tỉ lệ 77,3% có trình độ tin học khá, tốt trở lên là điều kiện tốt cho giảng viên có thể vận dụng phƣơng pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả nhất. Việc bồi dƣỡng và nâng cao hơn nữa trình độ tin học là điều hết sức cần thiết đối với ngƣời GV, CB, chuyên viên trong nghiên cứu khoa học. [6]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng TP.Hồ Chí Minh 002 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)