Khái quát về Đại học Hồng Bàng TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng TP.Hồ Chí Minh 002 (Trang 34 - 39)

9. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về Đại học Hồng Bàng TP.HCM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường

Đại học Hồng Bàng trƣớc đây là Trƣờng Đại học Dân lập Hồng Bàng – TP. HCM đƣợc thành lập theo quyết định số 518/TTg ngày 11/7/1997 của Thủ tƣớng Chính phủ và quyết định số 666/TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ cho phép chuyển đổi Trƣờng Đại học dân lập Hồng Bàng thành Trƣờng Đại học Hồng Bàng thuộc loại hình trƣờng tƣ thục.

Đến nay Trƣờng đã bƣớc vào năm thứ 15 với tổng số cán bộ, nhân viên, giảng viên là: 1.437, trong đó có 522 cán bộ công nhân viên; 915 giảng viên gồm: 6 Giáo sƣ, 22 Phó giáo sƣ; 88 Tiến sĩ, 221 Thạc sĩ, 235 Giảng viên cơ hữu; cùng với 371 Giảng viên hợp đồng thỉnh giảng. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ từ thạc sĩ trở lên là: 36.8 %. ĐH Hồng Bàng đã đào tạo cho 36.658 sinh viên, trong đó có 28.539 sinh viên chính qui bậc đại học/cao đẳng, trung cấp chính qui 5.313, liên thông 2.488 bậc đại học/cao đẳng và 318 học viên cao học. [5; 6]

Đại học Hồng Bàng đã thực sự trở thành một trung tâm lớn và có uy tín về đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ tại khu vực TP. HCM, miền Đông Nam bộ, Nam Trung bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nƣớc. Với những nỗ lực to lớn của nhiều thế hệ, ĐH Hồng Bàng TP. HCM đã vững bƣớc phát triển về mọi mặt. Trƣờng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc dành cho phần thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng ba. Trƣờng “đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2006-2007 đến năm học 2010-20111, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”(Số: 973/QĐ-CTN ngày 05 tháng 07 năm 2012) [6]. Trong chiến lƣợc phát triển, ĐH Hồng Bàng khẳng định sẽ tập trung đẩy mạnh hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ và đào tạo sau đại học để phấn đấu trở thành đại học định hƣớng nghiên cứu vào năm 2020. [5; 6]

ĐH Hồng Bàng đào tạo các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội kinh tế kỹ thuật, kiến trúc – mỹ thuật công nghiệp.

2.1.2. Sứ mệnh và mục tiêu phát triển trường

Sứ mạng và mục tiêu chất lƣợng của trƣờng Đại học Hồng Bàng TP. HCM đƣợc xác định rõ ràng, phù hợp với chức năng, các nguồn lực và định hƣớng phát triển của nhà trƣờng; phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và của cả nƣớc. [5; 6]

Tầm nhìn đến năm 2020

Đại học Hồng Bàng TP. HCM sẽ trở thành là đại học định hƣớng nghiên cứu có cơ sở giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ của nền kinh tế tri thức, đẳng cấp quốc tế, liên thông và công nhận lẫn nhau với một số trƣờng đại học trên thế giới.

Sứ mạng đến năm 2015

Đại học Hồng Bàng trở thành đại học định hƣớng nghiên cứu, phát triển các chƣơng trình nghiên cứu về khoa học giáo dục, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, tăng cƣờng kỷ cƣơng, chất lƣợng đào tạo theo tín chỉ, cung cấp dịch vụ giáo dục - đào tạo nhiều ngành, nhiều trình độ, chất lƣợng cao, đáp ứng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và xuất khẩu lao động, tạo cơ hội học tập thuận lợi cho mọi đối tƣợng. Môi trƣờng giáo dục thân thiện, nền nếp, kỷ cƣơng, lành mạnh và tiên tiến nhằm giúp các thế hệ học sinh sinh viên phát triển toàn diện, tự khẳng định mình, đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng và bảo vệ quê hƣơng, đất nƣớc.

Mục tiêu chất lƣợng

1. Xây dựng trƣờng trở thành cơ sở đào tạo Đại học và Sau Đại học theo hƣớng đào tạo mở về tri thức, hƣớng tới ngƣời học và các bên quan tâm. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, nhiều trình độ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

2. Thƣờng xuyên cải tiến phƣơng pháp giảng dạy, lấy ngƣời học làm trung tâm; áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và học tập, tổ chức đào tạo hoàn toàn theo tín chỉ, với hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và

trang thiết bị tiên tiến nhằm tạo ra môi trƣờng tốt nhất cho giảng dạy, học tập và sinh hoạt, đảm bảo áp dụng đƣợc những thành tựu và phƣơng tiện mới vào đào tạo và nghiên cứu.

3. Mở rộng liên kết đào tạo với các trƣờng, với các cơ sở kỹ thuật, kinh tế trong và ngoài nƣớc,

4. Khuyến khích giàng viên cán bộ, học sinh sinh viên luôn luôn học tập tích cực và sáng tạo, trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ, gắn nghiên cứu khoa học và đào tạo với phục vụ cộng đồng, có quan hệ quốc tế rộng rãi.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức trường

Từ khi thành lập vào năm 1997 cho đến hiện nay, Trƣờng Đại học Hồng Bàng TP. HCM trong quá trình phát triển đã nhiều lần thay đổi về cơ cấu tổ chức, mục tiêu, chƣơng trình, nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu qua từng thời kỳ phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Hiện nay, trƣờng Đại học Hồng Bàng có 24 khoa, 04 viện nghiên cứu, 8 trung tâm, 16 phòng ban chức năng, 04 thƣ viện, hệ thống ký túc xá cho trên 5.370 sinh viên, 01 Phân hiệu tại Bà Rịa – Vũng Tàu và đang hoàn thành thủ tục mở một phân hiệu tại Cần Thơ.

Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trƣờng Đại học Hồng Bàng

Các khoa chuyên bộ môn Các viện và Trung tâm Các phòng, ban

Khoa Châu Á Thái Bình Dƣơng

Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh

học và môi trƣờng Phòng Hợp tác quốc tế

Khoa Xã hội nhân văn Viện Công nghệ Spa-Thẩm mỹ Ban Trung cấp chuyên

nghiệp

Khoa Kế toán - Kiểm toán Viện nghiên cứu Việt Nam học Công tác sinh viên

Khoa Quản trị kinh doanh Viện Võ thuật Việt Nam Đào Tạo

Khoa Tài chính ngân hàng Trung tâm Nghiên cứu và chuyển

giao KHCN Hành chính HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO ĐẢNG ỦY VÀ CÁC ĐOÀN THỂ QUẦN CHÚNG

KHỐI CHUYÊN MÔN KHỐI TRIỂN KHAI CN KHỐI QUẢN LÝ

Khoa Quản trị du lịch Trung tâm Tin học ứng dụng Tổ chức cán bộ

Khoa Mỹ thuật công nghiệp Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và

Quan hệ doanh nghiệp

Quản lý nghiên cứu khoa học

Khoa Thể dục thể thao Trung tâm Đào tạo quốc tế Quản trị - Vật tƣ

Khoa Điều dƣỡng Trung tâm Phục vụ sinh viên vƣờn ƣơm doanh nghiệp Kế hoạch Tài chính

Khoa Răng Hàm Mặt Trung tâm Ngoại ngữ Phòng Truyền thông

Khoa Kỹ thuật Y học Trung tâm Bồi dƣỡng kiến thức Ký túc xá

Khoa Y dƣợc Trung tâm Khảo thí Văn phòng đoàn thể

Khoa Y sĩ đa khoa Thƣ viện

Khoa Ngoại ngữ Tài chính – Kế toán

Khoa Quan hệ quốc tế Tuyển sinh

Khoa Sinh học môi trƣờng Công đoàn – Nữ công

Khoa Kỹ thuật công trình Vật lý trị liệu

Khoa Kiến trúc

Khoa Giáo dục đại cƣơng Khoa Đào tạo liên thông vừa làm - vừa học

Khoa Võ thuật Khoa Điện tử viễn thông - Tự động hóa

Khoa Công nghệ thông tin Khoa Đào tạo Sau Đại học

2.1.4. Các hoạt động chính của trường

2.1.4.1.Hoạt động đào tạo, giảng dạy

Trƣờng Đại học Hồng Bàng là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, giáo dục, ngôn ngữ, kinh tế và kỹ thuật, kiến trúc – mỹ thuật công nghiệp…[5; 6]

2.1.4.2.Nghiên cứu khoa học

Công tác nghiên cứu khoa học luôn đƣợc xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ĐH Hồng Bàng. Trong những năm gần đây, Hồng Bàng đã tích cực đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, từng bƣớc kiện toàn và xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng khoa học; đổi mới cơ chế tuyển chọn và quản lý các đề tài khoa học. Nội dung các đề tài tập trung chủ yếu vào phục vụ việc nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng, đổi mới biên soạn các chƣơng trình, giáo trình, phƣơng pháp phù hợp với các loại hình và đối tƣợng đào tạo, giảng dạy. [5; 6]

2.1.4.3.Biên soạn, xuất bản giáo trình, tài liệu, tạp chí, tập san Đại học Hồng Bàng tập trung các nguồn lực xây dựng và hoàn thiện đƣợc một hệ thống giáo trình, tài liệu tƣơng đối hoàn chỉnh và đồng bộ.

Tạp chí khoa học Đại học Hồng Bàng; Tập san Đại học Hồng Bàng; tạp chí Sài Gòn Xưa và Nay là những tạp chí, tập san chuyên ngành về nghiên

cứu khoa học, tạp chí đã chú trọng nâng cao chất lƣợng toàn diện, đảm bảo tôn chỉ mục đích và bám sát nhiệm vụ đào tạo của ĐH Hồng Bàng, phục vụ NCKH, giáo dục kinh tế và khoa học kỹ thuật, mỹ thuật công nghiệp…

2.1.4.4.Hoạt động thƣ viện

ĐH Hồng Bàng có 4 thƣ viện đặt tại các cơ sở chính (Đầm Sen, Gò Vấp, Điện Biên Phủ, Bà Rịa Vũng Tàu), có nhiệm vụ phục vụ cung cấp tài liệu cho việc hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy, học tập của cán bộ, giảng viên và sinh viên.

2.1.4.5.Hợp tác quốc tế

Hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học luôn đƣợc lãnh đạo ĐH Hồng Bàng quan tâm và phát triển. ĐH Hồng Bàng đã hợp tác đa phƣơng và song phƣơng với nhiều tổ chức quốc tế tại Việt Nam, hợp tác đào tạo lƣu học sinh với các nƣớc khác nhƣ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Hungary, ...

2.1.4.6.Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức

Hồng Bàng đã không ngừng phát triển cả về quy mô, khối lƣợng, đối tƣợng và các loại hình đào tạo, bồi dƣỡng, đồng thời, liên tục nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ CB, GV phục vụ sự nghiệp đào tạo. Tuyển chọn cán bộ, giảng viên có năng lực và kinh nghiệm, có học vị học hàm, yêu nghề và có đạo đức nghề nghiệp tham gia giảng dạy. Nhìn lại trong 5 năm gần đây, chúng ta có thể thấy rằng: nguồn CB, GV của trƣờng đã có những phát triển nhanh, mạnh về số lƣợng năm 1997 trƣờng mới chỉ có: 2 Giáo sƣ - Tiến sĩ, 2 Phó Giáo sƣ, 3 Tiến sĩ, 27 Thạc sỹ, 10 học viên Cao học, 35 giảng viên cơ hữu; cùng với 71 giảng viên hợp đồng thỉnh giảng. Đến nay trƣờng đã có cán bộ, nhân viên, giảng viên là: 1.437, trong đó có 522 cán bộ công nhân viên; 915 giảng viên gồm: 6 Giáo sƣ, 22 Phó giáo sƣ; 88 Tiến sĩ, 221 Thạc sĩ, 235 giảng viên cơ hữu; cùng với 371 giảng viên hợp đồng thỉnh giảng. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ từ thạc sĩ trở lên là: 36.8 %. [5; 6]

Đại học Hồng Bàng gồm 10 cơ sở: [6] Cơ sở chính: 215 Điện Biên Phủ, P.15, Quận Bình Thạnh - TP.HCM, các cơ sở khác nằm ở các quận: Quận Tân Bình, Quận 5, Quận Gò Vấp, Quận Tân Phú, Quận 3. Và một phân hiệu tại 165 Nguyễn Hữu Thọ, Khu phố 5 - P. Phƣớc Hiệp, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng TP.Hồ Chí Minh 002 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)