Thống kê tài liệu mới bổ sung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện trường đại học hà nội (Trang 89)

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 T6/2015

Số bản tài liệu mới

bổ sung 2376 2069 8713 8511 7261 4347 3406 Tỷ lệ bản tài liệu

mới bổ sung 19.27 14.37 37.70 26.92 18.67 10.06 7.30 Số lƣợng bản tài liệu các loại của thƣ viện

Số ngƣời dùng tin của thƣ viện

Qua bảng số liệu thống kê 2.13 cho thấy nếu tính từ năm 2011 thì lƣợng tài liệu đƣợc bổ sung hàng năm không đồng đều và giảm dần, điều này cho thấy mức độ cập nhật tài liệu của Thƣ viện chƣa cao.

Mức độ phù hợp: Dựa vào tỷ lệ tài liệu tham khảo theo từng chuyên ngành để đánh giá mức phù hợp với diện bổ sung NCT của NDT. Căn cứ vào bảng số liệu thống kê 2.5 và công thức số 04 tại mục 1.1.5 (chƣơng 1) tác giả tính đƣợc mức độ phù hợp về nội dung vốn tài liệu nhƣ bảng số liệu 2.14 sau:

Bảng 2.14: Mức độ phù hợp về nội dung vốn tài liệu theo chuyên ngành đào tạo

STT Tên ngành đào tạo Đầu

tài liệu Số NDT Tỷ lệ tài liệu/số NDT 1 Ngôn ngữ Anh 5515 2174 2.54 2 Ngôn ngữ Nga 527 620 0.85 3 Ngôn ngữ Pháp 477 645 0.74

4 Ngôn ngữ Trung Quốc 923 1414 0.65

5 Ngôn ngữ Đức 292 685 0.43

6 Ngôn ngữ Nhật 796 1091 0.73

7 Ngôn ngữ Hàn Quốc 1747 732 2.39 8 Ngôn ngữ Tây Ban Nha 487 331 1.47

9 Ngôn ngữ Italia 231 525 0.44

10 Ngôn ngữ Bồ Đào Nha 14 235 0.06 11 Công nghệ thông tin

3058 4198 0.73

12 Quản trị kinh doanh 13 Kế toán 14 Tài chính Ngân hàng 15 Quốc tế học 16 Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành Tổng 14067 12650

Qua bảng số liệu 2.14 ta thấy tỉ lệ tài liệu trên số NDT thuộc các ngành ngôn ngữ Tiếng Anh và ngành ngôn ngữ tiếng Hàn Quốc khá đầy đủ. Ngành ngôn ngữ tiếng Đức, ngành ngôn ngữ tiếng Italia là thấp, và ngành ngôn ngữ tiếng Bồ Đào Nha còn rất thấp. Thời gian tới Thƣ viện cần ƣu tiên bổ sung vào các chuyên ngành còn thấp để đáp ứng tốt hơn NCT của NDT.

2.5. Nhận xét chung về hoạt đông phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội trƣờng Đại học Hà Nội

2.5.1. Ƣu điểm

- Công tác phát triển NLTT tại Thƣ viện đã bám sát chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Nội dung NLTT phù hợp với chuyên ngành đào tạo của Đại học Hà Nội, bắt kịp đƣợc những yêu cầu về đổi mới phƣơng thức đào tạo.

- Đƣợc sự quan tâm của Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học Hà Nội nguồn kinh phí hàng năm đƣợc cấp cho việc bổ sung tài liệu đƣợc ổn định theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trƣờng.

- Nguồn tài liệu lƣu chiểu ngày càng tăng lên do có quy định chính thức về thu thập tài liệu nội sinh của Nhà trƣờng, đặc biệt là luận án, luận văn, khóa luận. Thƣ viện thu thập đầy đủ cả bản cứng và bản mềm.

- Thƣ viện cũng nhận đƣợc ngày càng nhiều tài liệu từ nguồn trao đổi, tặng biếu thông qua sự mở rộng trao đổi, hợp tác trong nƣớc và quốc tế của Nhà trƣờng

- Quy trình bổ sung tài liệu đƣợc thực hiện chặt chẽ nên đã bổ sung đƣợc những tài liệu phù hợp với chƣơng trình đào tạo, hạn chế đƣợc sự trùng lặp. NLTT truyền thống ngày càng đƣợc mở rộng, NLTT điện tử đã đƣợc chú trọng xây dựng và phát triển.

- Nguồn nhân lực làm công tác phát triển NLTT tại Thƣ viện đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành, đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra trong điều kiện hiện nay.

2.5.2. Nhƣợc điểm

- Ý thức đƣợc tầm quan trọng của chính sách phát triển NLTT nhƣng hiện Thƣ viện vẫn chƣa có chính sách phát triển nguồn tin bằng văn bản chính thức. Vì vậy, công tác bổ sung tài liệu còn mang tính chủ quan, thiếu đồng bộ dẫn đến sự

thiên lệch vốn tài liệu giữa các chuyên ngành đào tạo, cũng nhƣ sự phân bổ chƣa hợp lý về ngôn ngữ, và loại hình tài liệu.

- Chất lƣợng NLTT đƣợc NDT đánh giá chƣa tốt,

- Chƣa thực hiện đƣợc công tác phối hợp bổ sung và chia sẻ NLTT .

- Kinh phí cho bổ sung tài liệu mặc dù đã có định mức cụ thể cho từng năm nhƣng vẫn còn thấp do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vấn đề này gây nên sự mất cân đối trong cơ cấu NLTT và mức độ chƣa cao trong đáp ứng NCT của NDT.

- Đội ngũ cán bộ thƣ viện làm công tác bổ sung gồm 01 cán bộ làm trực tiếp là quá ít về số lƣợng để đảm bảo bao quát mọi công việc về phát triển NLTT.

2.5.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan: Dù đã nhận đƣợc sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trƣờng, tuy nhiên kinh phí cho phát triển NLTT còn thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu cuả NDT. Mặt khác, có thể đôi khi do bên nhà cung cấp không có đủ số bản tài liệu để cung cấp cho Thƣ viện. Điều này dẫn đến nguồn tài liệu bổ sung hàng năm thấp.

+ Về chia sẻ và phối hợp bổ sung chƣa thực hiện đƣợc là do cơ chế chính sách, sự đồng thuận chia sẻ, hợp tác chƣa đƣợc xây dựng ở các thƣ viện.

+ Nguyên nhân chủ quan: Do sự phân bổ nhân sự chƣa hợp lí, sự phối hợp giữa thƣ viện và các khoa/ bộ môn chƣa tốt, đội ngũ cán bộ không biết hết các ngoại ngữ mà trƣờng đào tạo mà chủ yếu chỉ biết tiếng Anh, khả năng nghiên cứu nghiêm túc về các tài liệu kèm theo mỗi môn học rất thấp vì không biết ngôn ngữ thuộc các ngành đào tạo ngoại ngữ nào khác ngoài ngôn ngữ tiếng Anh nên khả năng lựa chọn tài liệu thích hợp nhất còn hạn chế.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Trải qua hơn 50 năm hình thành xây dựng và phát triển, Thƣ viện Đại học Hà Nội đã xây dựng đƣợc NLTT khá đa dạng và phong phú góp phần tích cực nâng cao chất lƣợng hoạt động đào tạo và NCKH của nhà trƣờng. Với NLTT hiện có, Thƣ viện đã từng bƣớc thỏa mãn NCT của NDT. Tuy nhiên thực trạng NLTT còn bộc lộ rõ nhiều hạn chế, cần phải có giải pháp khắc phục kịp thời để nâng cao hiệu quả chất lƣợng của công tác phát triển NLTT. Đồng thời tích cực đảm nhiệm phục vụ đào tạo theo tín chỉ của nhà trƣờng, tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhƣ sau:

3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách, nhân sự

3.1.1. Tăng cƣờng sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trƣờng

Thƣ viện luôn song hành cùng mọi hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng. Một trƣờng đại học chỉ đƣợc đánh giá cao khi có thƣ viện với nguồn lực thông tin đầy đủ, đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dùng tin. Nhận thức đƣợc điều này đòi hỏi nhà trƣờng phải có những chính sách đầu tƣ hơn nữa cho hoạt động Thƣ viện, trong đó cần chú trọng những vấn đề sau:

- Đầu tƣ thêm kinh phí cho hoạt động Thƣ viện, đặc biệt công tác bổ sung, tổ chức, khai thác, phát triển NLTT.

- Ngoài các nguồn kinh phí đƣợc cấp, Nhà trƣờng nên có chính sách cho phép Thƣ viện chủ động tạo các nguồn thu từ các dịch vụ Thƣ viện hoặc nghiên cứu các giải pháp xã hội hóa hoạt động thƣ viện, kêu gọi sự đóng góp kinh phí, vật chất cho thƣ viện từ các nhà hảo tâm, các cán bộ là cựu sinh viên nhà trƣờng, nay đã thành công tại các doanh nghiệp;

- Ban hành các chế tài cụ thể để đảm bảo nguồn tài liệu nội sinh trong Trƣờng đƣợc thu thập đầy đủ, bảo quản, lƣu trữ và khai thác có hiệu quả. Bên cạnh đó nhà trƣờng còn đóng vai trò là cầu nối giữa các khoa để tạo thành hệ thống vững chắc trong trao đổi, sử dụng tài liệu;

- Thƣờng xuyên quan tâm đến Thƣ viện, thăm và đánh giá hoạt động Thƣ viện để nắm rõ tình hình và có chỉ đạo kịp thời về chính sách giúp cho Thƣ viên thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

- Về phía lãnh đạo Thƣ viện: Tƣ vấn với Ban lãnh đạo Nhà trƣờng về chính sách đầu tƣ cho Thƣ viện, việc đầu tƣ không chỉ là tăng kinh phí hoạt động mà còn bao gồm sự đầu tƣ về cơ sở vật chất, con ngƣời,.. Thƣ viện cần kết hợp với các khoa, với giảng viên để chọn lọc, bổ sung tài liệu phù hợp với chƣơng trình giảng dạy; yêu cầu giáo viên tham dự công tác đánh giá, thanh lọc tài liệu.

3.1.2. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ thƣ viện

Ngày nay, năng lực, trình độ của cán bộ thƣ viện có vai trò quyết định đến chất lƣợng của hoạt động thông tin thƣ viện. Với sự bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay cùng với nhu cầu hội nhập và phát triển cán bộ thƣ viện cần phải thƣờng xuyên đƣợc đào tạo và tự đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn và bổ sung những kỹ năng mới. Để xây dựng một nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngƣời cán bộ thƣ viện phải có những tiêu chuẩn sau:

+ Nắm vững kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng chuyên sâu + Luôn nắm bắt những tri thức mới

+ Thông thạo ít nhất một ngoại ngữ

+ Áp dụng thành thạo các ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ công việc + Biết phát huy, sáng tạo trong công việc và hiểu biết sâu sắc về NDT

+ Nắm bắt các kỹ năng giao tiếp với NDT, đảm bảo nâng cao hiệu quả phổ biến thông tin

+ Say mê, nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cao với công việc Có năng lực tiếp cận và lựa chọn thông tin

+ Có khả năng xử lý, phân tích và đánh giá thông tin

+ Thiết kế sản xuất, marketing các sản phẩm dịch vụ thƣ viện

Với mong muốn một nguồn nhân lực chất lƣợng cao đạt tiêu chuẩn nhƣ trên tác giả xin đƣa ra một số đề xuất nhƣ sau:

Ban lãnh đạo trƣờng Đại học Hà Nội và Ban lãnh đạo Thƣ viện cần quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ thƣ viện học tập nâng cao trình độ (kinh phí, thời gian,…). Cụ thể là tạo điều kiện cho các cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn của ngành, nhất là các khóa đào tạo về công nghệ thông tin, CSDL, ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, tìm kiếm thông tin…Tham gia các khóa đào tạo tự nguyện chuyên ngành TT-TV, tham gia các buổi hội nghị, hội thảo khoa học do ngành tổ chức để tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức mới nhằm áp dụng vào hoạt động thực tiễn của Thƣ viện. Tổ chức cho đội ngũ cán bộ thƣ viện đi tham quan, học tập kinh nghiệm của các đơn vị tiên tiến khác trong và ngoài nƣớc, nhất là ở các nƣớc có sự nghiệp thƣ viện phát triển.

Ngoài ra, lãnh đạo Nhà trƣờng và lãnh đạo Thƣ viện cần xây dựng những chính sách đãi ngộ hợp lý (trả lƣơng theo bằng cấp - chức vụ kèm theo hiệu quả công việc) kịp thời khen thƣởng khi cán bộ có thành tích, kỷ luật nghiêm minh, nghiên cứu áp dụng các chế độ phụ cấp cho những ngời làm ở bộ phận độc hại, đây là một yếu tố quan trọng khích lệ tinh thần, thúc đẩy cán bộ phát huy tính năng động sáng tạo, nhiệt huyết với nghề và gắn bó với Thƣ viện, với Nhà trƣờng.

Đội ngũ cán bộ tại Thƣ viện Đại học Hà Nội hiện nay là một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo nhƣng kinh nghiệm công tác và kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế. Vì vậy, Thƣ viện cần tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các lớp bồi dƣỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ (ngoài tiếng Anh ra cần đƣợc đào tạo các thứ tiếng khác), kiến thức liên ngành và các kỹ năng cần thiết. Khuyến khích, động viên các cán bộ tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, các kiến thức xã hội khác phục vụ yêu cầu công tác.

3.1.3. Tăng cƣờng đào tạo, hƣớng dẫn kiến thức thông tin cho cộng tác viên và ngƣời dùng tin và ngƣời dùng tin

Hiện nay cán bộ tại Thƣ viện vẫn chƣa thể bao quát hết các chuyên ngành mà Nhà trƣờng đang đào tạo, để đẩy mạnh hoạt động và nâng cao chất lƣợng NLTT, vì thế Thƣ viện cần phải biêt sử dụng đội ngũ cán bộ giảng viên trong các khoa, chính họ là những cộng tác viên nhiệt tình và tâm huyết với sự nghiệp thƣ viện. Bởi vì chỉ

khi thƣ viện hoạt động tốt, có NLTT đủ mạnh, thƣ viện mới có thể đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu thông tin của họ.

Cộng tác viên là giảng viên có trình độ hiểu biết rất sâu về chuyên môn, họ có thể giúp Thƣ viện chọn lựa tài liệu tốt khi mua, giới thiệu với Thƣ viện những nguồn tài liệu có giá trị hay giúp Thƣ viện phân loại những tài liệu chuyên ngành hẹp mà Thƣ viện chƣa đủ cán bộ chuyên môn, nhƣ chuyên ngành ngôn ngữ tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Italia,.. hay các chuyên ngành công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh,..

Để sử dụng đƣợc đội ngũ cộng tác viên này, Thƣ viện nên đề ra một số chính sách ƣu tiên, đãi ngộ cho họ khi sử dụng thƣ viện, chẳng hạn họ đƣợc ƣu tiên phục vụ, đem sách tới tận khoa nơi họ làm việc hoặc đƣợc mƣợn số lƣợng tài liệu nhiều hơn, có thể giữ tài liệu lâu hơn,…

Thƣ viện cũng nên quan tâm đến ngƣời dùng tin bởi ngƣời dùng tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động TT-TV. Họ vừa là ngƣời sử dụng thông tin, vừa là ngƣời tạo ra thông tin mới. Có thể nói NDT là nhân tố không thể thiếu trong dòng chảy thông tin.

Để đáp ứng, đầy đủ nhanh chóng, kịp thời mọi nhu cầu của ngƣời dùng tin thì ngoài việc xây dựng và phát triển đƣợc nguồn lực thông tin, đầy đủ phong phú, thì đào tạo ngƣời dùng tin là một vấn đề cần hết sức quan tâm, làm thế nào để NDT có thể sử dụng hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ của thƣ viện. Nguồn tin của thƣ viện thật sự lãng phí, nếu nhƣ bạn đọc không biết cách tra cứu, tìm kiếm, khai thác, sử dụng… Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, các nguồn thông tin tƣ liệu của thƣ viện ngày càng đa dạng, từ các nguồn thông tin truyền thống đến các tài liệu hiện đại nhƣ các CSDL trực tuyến, các CD- ROM và Internet. Việc tra cứu các nguồn thông tin này ngày càng phức tạp, đòi hỏi ngƣời sử dụng phải có hiểu biết căn bản về thƣ viện cũng nhƣ có các kỹ năng nhất định.

Việc ứng dụng CNTT và truyền thông trong thƣ viện đòi hỏi NDT phải có các kiến thức và kỹ năng để có thể sử dụng các trang thiết bị và tiện nghi thƣ viện một cách phù hợp. Do đó, các cơ quan TT-TV phải hết sức quan tâm tới NDT, tiến

hành đào tạo NDT có thể thực hiện dƣới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, nhƣng mục đích cuối cùng là phải làm cho họ hiểu đƣợc về cơ chế tổ chức hoạt động của TT-TV và biết cách khai thác, sử dụng nguồn lực thông tin hiện có của Thƣ viện.

Tại Trƣờng Đại học Hà Nội, hoạt động đào tạo NDT cần đƣợc tiến hành trong suốt năm học và trong toàn thời gian học viên, sinh viên… tham dự các khoá học của trƣờng. Với các hệ sinh viên chính quy, việc tập huấn bắt đầu ngay sau tuần sinh hoạt chính trị đầu năm, sẽ chia theo từng lớp do lớp trƣởng tự đăng ký các buổi phù hợp vào các ngày từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần. Những bạn sinh viên chƣa tham gia theo lớp của mình cần phải đăng ký theo các lớp lẻ. Với sinh viên là ngƣời nƣớc ngoài, Thƣ viện bố trí cán bộ hƣớng dẫn bằng tiếng Anh hoặc có phiên dịch và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện trường đại học hà nội (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)